3.2 Xây dựng mơ hình cấu trúc vốn tối ƣu
3.2.2.2 Tối thiểu hóa rủi ro
Một cấu trúc vốn tối ưu xảy ra tại điểm mà tối thiểu hóa được rủi ro. Rủi ro ở đây chủ yếu là rủi ro tài chính, là loại rủi ro gắn liền với việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc vốn. Các nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng giá trị doanh nghiệp được gia tăng từ lợi ích của tấm chắn thuế và bị suy giảm bởi chi phí kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên việc lượng hóa được chi phí kiệt quệ tài chính lại rất khó khăn. Do vậy, khi sử dụng địn bẩy tài chính, các doanh nghiệp thường sử dụng những tiêu thức khác nhau để xác định rủi ro tài chính nói riêng và rủi ro doanh nghiệp nói chung ở mức chấp nhận được.
Để đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể xem xét kết hợp các nhóm tỷ số tài chính khác nhau như nhóm hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, nhóm hệ số khả năng thanh toán, khả năng chi trả lãi vay, hay phân tích độ biến thiên của ROE,…Trong đề tài này, tác giả sử dụng một chỉ số tổng hợp – chỉ số Z, bao quát phần lớn các chỉ số tài chính của một doanh nghiệp.
Mơ hình chỉ số Z ban đầu được áp dụng cho doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất, sau này được phát triển thêm các chỉ số Z’ áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất và Z’’ áp dụng cho các doanh nghiệp khác.
Đề tài nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành thủy sản là một ngành sản xuất nên tác giả sử dụng chỉ số Z để đo lường rủi ro của doanh nghiệp.
Nếu Z > 2,99 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản. Do vậy để thỏa mãn mục tiêu tối thiếu hóa rủi ro thì chỉ số Z phải càng lớn.
f2 (x) = Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 > 2,99 Trong đó:
X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (working capital / total assets) X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retain earnings / total assets)
X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT / total assets) X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của nợ (market value of total equity / book value of total liabilities) X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (sales / total assets)
Theo các nghiên cứu trước đây, chỉ số Z dùng để đo lường rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Trong phạm vi đề tài, để lượng hóa rủi ro trong việc lựa chọn cấu trúc vốn, tác giả cũng sử dụng chỉ số Z. Để một doanh nghiệp phá sản có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Hai loại rủi ro này mặc dù về cơ bản là khác nhau, một loại là do hoạt động kinh doanh mang lại, một loại do việc sử dụng địn bẩy tài chính, nhưng giữa chúng ln có những tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp đã được niêm yết thơng thường là các doanh nghiệp có quy mơ lớn trong ngành, hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận cao,..Do vậy, tác giả đánh giá rủi ro kinh doanh đối với các doanh nghiệp này thường khơng phải là ngun nhân chính dẫn đến phá sản, mà chính là do rủi ro mất khả năng thanh toán đã đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (nếu có). Do vậy sử dụng chỉ số Z làm hàm số đại diện cho mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro khi xây dựng cấu trúc vốn tối ưu là phù hợp với phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ở Việt Nam, cơ quan quản lý của Chính phủ, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã sử dụng chỉ số Z để đánh giá, xếp hạng mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp trong việc quyết định phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Với độ tin cậy cao trong nhiều nghiên cứu trước đây, tác giả cũng sử dụng mơ hình chỉ số Z để đo lường rủi ro của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết.