Một số đề xuất nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn tối ưu trường hợp các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 58)

ngành thủy sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Để hồn thiện cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp thì các giải pháp nội tại của doanh nghiệp đóng vai trị chủ chốt, là kim chỉ nam, quyết định sự phát triển bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp. Các hỗ trợ từ các nhân tố bên ngồi góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hiện thực hóa được cấu trúc vốn mục tiêu của mình. Trên cơ sở khảo sát mơ hình cấu trúc vốn tối ưu đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp mà doanh nghiệp có thể chủ động, vận dụng một cách linh hoạt nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn, hướng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp mình.

Ưu tiên vay nợ khi hệ số nợ dài hạn thấp

Theo mơ hình cấu trúc vốn tối ưu đã nghiên cứu, việc gia tăng hệ số nợ dài hạn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn bình qn và từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có chỉ số Z khá lớn (x* = x1), vượt xa vùng an tồn ( Z > 2,99) thì doanh nghiệp nên ưu tiên vay nợ hơn là huy động vốn cổ phần, ví dụ như Cơng ty cổ phần thủy sản Mê Kông (AAM), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (ABT),.. có chỉ số Z qua 3 năm gần đây đều lớn hơn 5 nhưng hệ số nợ dài hạn chỉ duy trì ở mức dưới 10%. Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp quyết định vay nhiều hơn thì khơng phải lúc nào ngân hàng cũng sẵn sàng cung cấp vốn. Để có thể đáp ứng được mục tiêu gia tăng hệ số nợ, tận dụng các ưu thế của nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải lưu ý đến những biện pháp cụ thể sau:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp của Ban Giám đốc nhằm tạo niềm tin cho các ngân hàng đối với khả năng quản lý, dẫn dắt của Ban Giám đốc đến sự phát triển của doanh nghiệp.

- Cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Một doanh nghiệp có báo cáo tài chính càng minh bạch, rõ ràng sẽ càng thuận lợi khi ngân hàng tiến hành đánh giá, thẩm tra hiệu quả kinh doanh để cho vay.

- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, lập kế hoạch trả nợ khả thi, phù hợp với khả năng, quy mô của doanh nghiệp, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Thường xuyên sử dụng chỉ số Z, kết hợp với các chỉ số tài chính khác để đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Ở Việt Nam, chỉ số Z chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhưng trên thế giới, đó là cơng cụ được cơng nhận và sử dụng ở hầu hết các nước với độ tin cậy khá cao.

Việc gia tăng địn bẩy tài chính để tận dụng các ưu thế của nợ sẽ trở thành con dao hai lưỡi nếu không biết điểm dừng. Do vậy phải thường xuyên tính tốn chỉ số

Z của doanh nghiệp mình, kết hợp với việc phân tích các chỉ số tài chính khác để có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm đảm bảo doanh nghiệp ln nằm trong vùng an tồn, tránh lâm vào tình trạng vay nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng thanh toán, nghiêm trọng hơn là lâm vào tình trạng phá sản. Đặc biệt là đối với ngành thủy sản khi mà chỉ số Z bình quân của ngành qua các năm luôn nằm ở ranh giới giữa vùng an tồn và vùng cảnh báo thì việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thông qua chỉ số Z phải được tiến hành thường xuyên hơn, được quan tâm nhiều hơn.

Chuyển đổi cơ cấu tài trợ phù hợp với từng doanh nghiệp

Cổ phiếu của ngành thủy sản hiện nay có sự phân hóa về lợi nhuận khá rõ rệt. Một số doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận cao như Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) và Công ty cổ phần tập đồn thủy sản Minh Phú (MPC) thường có tâm lý khơng muốn chia sẻ lợi ích nên ngại phát hành thêm cổ phiếu mà thay bằng vay nợ. Các doanh nghiệp này cần xem xét kỹ khả năng chi trả các khoản nợ, nếu có dấu hiệu vượt quá khả năng của mình thì phải mạnh tay huy động vốn chủ sở hữu, tránh trường hợp vì cái lợi trước mắt mà phá vỡ cấu trúc vốn mục tiêu của doanh nghiệp mình, dẫn đến vỡ nợ và lâm vào tình trạng phá sản.

Ngược lại, một số doanh nghiệp hiện nay vẫn ở tình trạng thua lỗ hoặc lãi không bao nhiêu như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) và Công ty cổ phần thủy sản Bạc Liêu (BLF),…(x* = x0) thì nên huy động vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này, nếu tiếp tục gia tăng hệ số nợ thì sẽ dẫn đến mất khả năng chi trả lãi vay, chưa kể đến các doanh nghiệp này khó có thể tiếp cận được vốn vay của ngân hàng hay các chủ nợ khác. Nếu đến cuối cùng không thể huy động được vốn thì các doanh nghiệp nhỏ có thể sát nhập với nhau, giảm bớt quy mô, tránh đầu tư dàn trải tốn kém, từ từ khôi phục lại sản xuất kinh doanh.

Giảm hệ số nợ dài hạn đối với các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp

Kết quả nghiên cứu hàm số chi phí sử dụng vốn bình quân f1 giảm khi hệ số nợ dài hạn tăng chỉ đúng với giả định được đặt ra ban đầu là chi phí sử dụng nợ vay (r*D) nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần (re). Thơng thường thì điều này là đúng, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có lợi nhuận âm hoặc khơng đáng kể thì tỷ suất sinh lời mong đợi của chủ sở hữu cũng rất thấp, khi đó chi phí sử dụng nợ vay lại lớn hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, hàm f1 trở thành hàm đồng biến. Một sự gia tăng hệ số nợ dài hạn sẽ làm chi phí sử dụng vốn bình qn tăng. Vì vậy, đối với những doanh nghiệp này việc huy động vốn cổ phần thay vì huy động nợ sẽ là một giải pháp làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiêp.

Một số giải pháp hỗ trợ để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu

Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn

Trong thực tiễn, phần lớn các doanh nghiệp khi đưa ra một quyết định tài trợ thường khơng có sự tính tốn, lập kế hoạch từ trước, chỉ mang tính bộc phát, nhất thời. Những quyết định vội vàng sẽ không thể đem lại một kết quả tốt nhất, thậm chí có thể phát sinh những hậu quả nghiêm trọng khác.,..Một quyết định sử dụng vốn vay khi doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi sự hay suy thối có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng kiệt quệ tài chính, ngược lại trong giai đoạn sung mãn, một quyết định vay nợ lại có thể tận dụng tối đa các lợi ích của địn bẩy tài chính,.. Tất cả phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp, mà cụ thể là phụ thuộc vào năng lực của các nhà quản trị tài chính. Do vậy, để có thể xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản trị tài chính cần phải:

- Trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, tiếp cận các lý thuyết về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu và những vấn đề liên quan trên nhiều phương diện. - Tham khảo việc vận dụng các lý thuyết này trong thực tế, rút ra các bài học

- Thống kê, phân tích dữ liệu quá khứ cũng như hoạch định kế hoạch trong tương lai; nắm bắt sâu sắc đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn để có thể vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt, phù hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn vào thực tế doanh nghiệp.

Khai thác thêm các kênh huy động vốn khác

Với thực trạng không dễ dàng tiếp cận với vốn vay của ngân hàng do các thủ tục, yêu cầu khắt khe từ phía ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sử dụng hình thức thuê tài chính để đầu tư tài sản cố định,..

Trái phiếu doanh nghiệp cũng là một chứng khoán nợ giống như các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu có ưu điểm hơn so với vay ngân hàng là thường khơng có tài sản thế chấp và doanh nghiệp được tự chủ động sử dụng số tiền huy động vào các mục đích khác nhau mà khơng có sự giám sát từ phía ngân hàng. Hiện tại khơng riêng gì các doanh nghiệp ngành thủy sản hầu như khơng sử dụng hình thức phát hành trái phiếu mà các doanh nghiệp khác cũng gặp tình trạng tương tự. Có nhiều lý do dẫn đến thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn nhỏ và kém thanh khoản, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp lớn trong ngành vẫn có thể dựa vào uy tín, vị thế của mình để phát hành thành cơng trái phiếu.

Trong số 22 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp là có sử dụng tài sản cố định dưới hình thức th tài chính, chiếm tỷ lệ 1% trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp. Tuy thuê tài chính thường có lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng nhưng có ưu điểm là khơng cần tài sản thế chấp và khi hết thời gian thuê thường được mua lại với chi phí thấp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơng có đủ tài sản đảm bảo, chưa có đủ uy tín để tiếp cận vốn ngân hàng thì th tài chính có thể là một giải pháp tối ưu.

Các giải pháp trên được đưa ra dưới cách tiếp cận về chi phí sử dụng vốn bình quân và rủi ro về khả năng phá sản, các doanh nghiệp có thể kết hợp với các giải pháp dưới nhiều góc độ khác nhau như xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu

trúc vốn, sử dụng các mơ hình kinh tế lượng,.. để có thể đưa ra những quyết định tài trợ đúng đắn, có tính chính xác cao và phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

Khơng thể xác định một cách chính xác và cụ thể một tỷ lệ nợ là bao nhiêu để cấu trúc vốn là tối ưu. Cũng như khơng có một cấu trúc vốn chung cho các doanh nghiệp, ngay cả khi trong cùng một ngành, trong bản thân một doanh nghiệp, cấu trúc vốn mục tiêu vẫn có thể thay đổi. Tác giả chỉ mong muốn giúp các doanh nghiệp xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu ở mức tương đối nhất có thể trên cơ sở hiểu rõ và áp dụng các lý thuyết về cấu trúc vốn, vận dụng kết hợp nhiều mơ hình dự báo rủi ro,…Theo kết quả nghiên cứu ở trên, các doanh nghiệp ngành thủy sản xét trung bình ngành thì hệ số nợ dài hạn đang ở mức tương đối cao và chưa thực sự nằm trong vùng an tồn, nguy cơ phá sản vẫn cịn tiềm ẩn. Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp lại có sự phân hóa mạnh về hệ số nợ cũng như chỉ số Z. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của riêng mình, thường xun tính tốn tỷ lệ nợ an tồn dựa vào chỉ số Z để vừa có thể phát huy lợi thế từ địn bẩy tài chính, nhắm đến mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, gia tăng giá trị doanh nghiệp nhưng cũng vừa đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững, tránh các rủi ro lớn về tài chính dẫn đến khả năng phá sản.

CHƢƠNG 5:

5.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, hay cụ thể là xác định một tỷ lệ nợ dài hạn/tổng nguồn vốn có thể nhìn nhận và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện các công việc sau:

Thu thập, tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về vấn đề cấu trúc vốn để thấy được những khó khăn và những sai sót có thể gặp phải khi ứng dụng những lý thuyết về cấu trúc vốn để xác định một cấu trúc vốn tối ưu trong thực tế. Ngoài ra, các nghiên cứu trước cho thấy việc áp dụng chỉ số Z để đánh giá rủi ro có tính chính xác và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Vận dụng các kiến thức, lý thuyết về cấu trúc vốn tối ưu kết hợp với các kết quả, bài học kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây để xây dựng mơ hình cấu trúc vốn tối ưu nhằm đạt được các hàm mục tiêu: tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên cơ sở các dữ liệu cũng như đặc điểm cấu trúc vốn của 22 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ việc khảo sát mơ hình cấu trúc vốn tối ưu đối với ngành thủy sản đi đến kết luận là việc gia tăng hệ số nợ dài hạn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn bình qn và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ số nợ bình quân của các doanh nghiệp ngành thủy sản chỉ nên gia tăng đến mức hệ số nợ dài hạn an tồn để đảm bảo khơng có rủi ro. Vận dụng chỉ số Z vào thực tế năm 2011 thì có khoảng 2/22 doanh nghiệp thủy sản có chỉ số Z <1,8, nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, 8/22 doanh nghiệp có chỉ số Z > 2,99, nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tiến đến một cấu trúc vốn tối ưu, trong đó nổi bật là việc áp dụng thường xuyên và rộng rãi chỉ số Z khi xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Xác định cấu trúc vốn tối ưu là vấn đề được đưa ra mổ xẻ và nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên lại chưa thật sự được quan tâm trong thực tiễn. Bởi lẽ khó mà xác định

được một cấu trúc vốn tối ưu thật sự. Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Trong thực tiễn, khơng tìm thấy một cấu trúc vốn nào là tối ưu nhất nhưng có thể tìm thấy một cấu trúc vốn phù hợp một cách tương đối, an toàn một cách tương đối, tránh được những rủi ro ngồi tầm kiểm sốt. Việc xác định được một cấu trúc vốn hợp lý sẽ giúp “cơ thể doanh nghiệp” có đủ sức khỏe để đương đầu với những khó khăn và hướng tới sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn tối ưu trường hợp các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)