Tình hình vay trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 55)

Năm

Vay trong nước (tỷ đồng) Thay đổi trong vay trong nước (%)

Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay 2003 22,895.00 16,568.00 6,327.00 n/a n/a n/a

2004 27,450.00 22,779.00 4,671.00 19.90 37.49 -26.17 2005 32,420.00 27,895.00 4,525.00 18.11 22.46 -03.13 2006 35,864.00 32,704.00 3,160.00 10.62 17.24 -30.17 2007 51,572.00 38,257.00 13,315.00 43.80 16.98 321.36 2008 48,009.00 36,299.00 11,710.00 -06.91 -05.12 -12.05 2009 88,520.00 30,002.00 58,518.00 84.38 -17.35 399.73 2010 … … … … … …

Cộng 306,730.00 n/a 102,226.00 n/a n/a n/a Nguồn: Bộ Tài Chính (C1) và tính tốn của tác giả

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 T ỷ đ ồ n g 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh vaf tihnh toahn của tahc giả (C1)

số phát hành số trả nợ gốc Thực vay

Đồ thị 2.10: Nợ vay trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

-100 -50 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh vaf tihnh toahn của tahc giả (C1)

% t h a y đ iô số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy số thực vay trong nước của Việt Nam tăng là do số phát hành nợ tăng trung bình 28,32% trong khi nợ gốc hoàn trả tăng khoảng 11,95%, tức số phát hành hàng năm trung bình tăng 43.818,37 tỷ đồng và hồn trả nợ gốc tăng trung bình 29.214,86 tỷ đồng.

Mặc dù nợ trong nước được xem là ít tác động hơn nợ nước ngồi vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ cơng dân của chính nước mình, nhưng để vay nợ của dân trong nước chính phủ phải phát hành trái phiếu làm cho giá cả của các trái phiếu đó giảm xuống thế hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua, Khi lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Chẳng những thế, việc tăng lãi suất trái phiếu chính phủ tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Chưa kể khi lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng.

Như vậy, việc tăng lãi suất này xét trong ngắn hạn không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì chính phủ có thể tăng thuế để bù đắp. Nhưng nếu xét một cách dài hạn thì đây là một cách tiềm tàng nhiều rủi ro bởi lẽ khi lãi suất tăng q cao sẽ khiến chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát vì vậy người ta nói rằng phát hành trái phiếu là phương thức vay nợ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.

Bảng 2.15: Tình hình vay nước ngồi của Việt Nam giai đoạn 2003 -2010

Năm

Vay nước ngoài (tỷ đồng)

Thay đổi trong vay nước ngoài (%) Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay 2003 7,041.00 2,464.00 4,577.00 n/a n/a n/a

2004 7,253.00 4,043.00 3,210.00 3.01 64.08 -29.87 2005 8,326.00 5,711.00 2,615.00 14.79 41.26 -18.54 2006 12,749.00 6,945.00 5,804.00 53.12 21.61 121.95 2007 12,995.00 6,216.00 6,779.00 1.93 -10.50 16.80 2008 19,668.00 4,631.00 15,037.00 51.35 -25.50 121.82 2009 27,380.00 10,118.00 17,262.00 39.21 118.48 14.80 2010 … … … … … …

Cộng 95,412.00 40,128.00 55,284.00 n/a n/a n/a

Nguồn: Bộ Tài Chính và tính tốn của tác giả (C1)

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 T ỷ đ ồ n g 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh vaf tihnh toahn của tahc giả (C1)

Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh vaf tihnh toahn của tahc giả (C1)

% t h a y đ ổ i Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay

Đồ thị 2.13:Tỷ lệ thay đổi trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy số thực vay nước ngồi của Việt Nam tăng là do số phát hành nợ tăng trung bình 27,24% trong khi nợ gốc hồn trả tăng khoảng 34,91%, tức số phát hành hàng năm tăng trung bình 13.630,29 tỷ đồng và hồn trả nợ gốc tăng trung bình 5.734,57 tỷ đồng, như vậy số thực vay trong giai đoạn này tăng trung bình 37,83% tương đương 7.897,57 tỷ đồng.

Khi thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vay nước ngồi, chính phủ có thể hạn chế được tác động kéo lùi đầu tư trong việc sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngoài thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước. Bởi việc sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vay nợ nước ngồi sẽ có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn.

Trong thời gian đầu của thời kỳ vay vốn sẽ có một dịng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước, điều đó làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ và sẽ có những tác động

nhất định lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Trong trung và dài hạn, khi chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và ngun liệu. Khi chi phí đầu vào của nền kinh tế bị tăng lên dẫn tới các nguy cơ lạm phát.

Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

2.2. TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2.2.1. Tác động trực tiếp

2.2.1.1. Về mặt xã hội

Để tính tốn và định lượng được hiệu quả xã hội của việc sử dụng nợ công là một việc khơng dễ, vì nó liên quan, ảnh hưởng và tác động đến rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ta có thể xem xét hiệu quả xã hội thơng qua đầu tư cơng bởi các yếu tố xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường an ninh, quốc phòng.

Theo số liệu sơ bộ của năm 2009 thì đầu tư trong khu vực Nhà nước chia theo thành phần kinh tế chiếm 40,56% trên tổng đầu tư xã hội và GDP do khu vực kinh tế nhà nước đóng góp chiếm 35.13% tổng GDP, nhưng chỉ sử dụng 11.5% số lượng lao động. Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước chỉ chiếm 33.87% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng có thể đóng góp 46.54% GDP và nhất là sử dựng đến 88.1% lao động của toàn xã hội. Điều này đã đem lại một cảm nhận chung là hiệu quả xã hội của đầu tư công ở Việt Nam là thấp vì vẫn cịn mất cân đối khá lớn trong phân bố và sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế và trong nội bộ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Theo kết quả kiểm tốn cơng tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chi đầu tư phát triển của Kiểm tốn Nhà nước cho thấy: Số vốn trái

phiếu Chính phủ đã giải ngân giai đoạn 2006-2009 là 117.169 tỷ đồng cho trên 2000 dự án, cơng trình, trong đó có 1.410 cơng trình, dự án đã hồn thành đưa vào khai thác sử dụng. Đây là các cơng trình quan trọng, thiết yếu, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, đặc biệt là những tuyến đường giao thông quan trọng của đất nước, đường tuần tra biên giới, đường ô tô đến trung tâm xã, vùng nơng thơn, vùng núi có nhiều khó khăn; các cơng trình thủy lợi quan trọng và xóa bỏ trường lớp tạm, xây dựng nhà ở cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí của nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung cho vay đối với học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn đã mang lại ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn đủ điều kiện tham gia các trường đào tạo, học nghề; giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các gia đình trong việc trang trải chi phí cho con em khi đi học.

Như vậy, ngồi việc khơng đem lại hiệu quả cao trong việc tạo công ăn việc làm ra cho người lao động, việc sử dụng vốn vay của Chính phủ đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường an ninh, quốc phịng, đặc biệt là có tác dụng thiết thực đối với những vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.

2.2.1.2. Về mặt kinh tế

Đối với hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nợ công ta cũng xem xét thông qua đầu tư công bởi các chỉ tiêu GDP/ vốn đầu tư, vốn đầu tư/ GDP và tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP (thường được gọi là hệ số ICOR – xem phụ lục 4).

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

Nguôfn: Trihch "Thơfi baho kinh têh 2009 - 2010" (A5)

GDP/ Vốn đầu tư 3.05 2.92 2.82 2.68 2.68 2.56 2.46 2.45 2.41 2.15 2.41 2.34 Vốn đầu tư/ GDP 2.47 3.37 3.63 4.29 3.67 3.08 2.86 2.77 3.00 3.14 1.81 4.09 Tỷ lêR vốn đầu tư/ GDP 5.63 6.88 5.03 5.13 5.28 5.31 5.22 4.85 5.04 5.50 6.58 8.03 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Đồ thị 2.14: Hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 1988-2010

Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy GDP/Vốn đầu tư trong giai đoạn 1998 – 2009 có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm 1998 với 1 đồng vốn đầu tư đã tạo ra 3.05 đồng và thấp nhất là 2.34 đồng (năm 2009). Sang năm 2008, thì chỉ tiêu này lại tăng lên từ 2.15 đồng (năm 2007) lên 2.41 đồng (năm 2008), nhưng qua năm 2009 thì lại giảm cịn 2.34 đồng, như vậy bình quân trong thời kỳ này là cứ 1 đồng vốn đầu tư thì tạo ra 2.58 đồng GDP.

Đối với chỉ tiêu vốn đầu tư/ GDP qua các năm 1998-2009, ta thấy có sự biến động tăng giảm rõ rệt, đỉnh cao nhất của chỉ tiêu này là năm 2001 để có được 1 đồng GDP thì phải đầu tư đến 4.29 đồng và trong năm 2009 cũng xấp xỉ ớ mức cần 4.09 đồng đầu tư để tạo ra 1 đồng GDP. Riêng năm 2008 thì có sự sụt giảm đặc biệt khi chỉ cần 1.81 đồng là có thể tạo ra 1 đồng doanh thu. Điều này dẫn đến bình quân trong giai đoạn này Chính phủ cần phải đầu tư 3.18 đồng khi muốn tạo ra 1 đồng GDP.

Ngồi ra, khi nhìn vào đồ thị ta cũng thấy hệ số ICOR có xu hướng khá ổn định trong những năm 2000 – 2005 (dao động từ 4.85 – 5.31 lần). Qua năm 2007, hệ số này lại có sư biến động theo chiều hướng tăng lên và đạt mức cao nhất trong

giai đoạn 1998 – 2009 là 8.03 lần (năm 2009). Như vậy, mức thấp nhất của giai đoạn này là 4.85 lần (năm 2005) và mức trung bình của cả giai đoạn là 5.71 lần.

Thực tiễn đã cho thấy hiệu quả kinh tế của đầu tư công ở Việt Nam kém hiệu quả khi hệ số ICOR của Việt Nam quá cao. Dù có thể lý giải rằng hệ số ICOR của Việt Nam cao là điều không tránh khỏi vì Việt Nam là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, nên để phát triển nhanh, phải đầu tư nhiều vào các cơng trình kết cấu hạ tầng. Nhưng lập luận này thiếu thuyết phục vì các nước trong khu vực ở thời kỳ đầu cơng nghiệp hố cũng có điểm xuất phát thấp và nhu cầu lớn về đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng như Việt Nam hiện nay, nhưng hiệu quả đầu tư của họ cao hơn hẳn. Chẳng hạn, Hàn Quốc tăng trưởng 7,9% từ năm 1961-1980, mà chỉ cần đầu tư 23,3% GDP, hệ số ICOR 3 lần; các con số tương tự của Malaysia là 7,2% từ 1981- 1995, 32,9% GDP, 4,6 lần; của Thái Lan là 8,1% từ 1981-1995, 33,3% GDP, 4,1 lần và của Trung Quốc là 9,7% từ 2001-2006, 38,8% GDP, 4 lần.

Hệ số ICOR cao chứng tỏ tăng trưởng kinh tế không dựa nhiều vào yếu tố công nghệ. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đơi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa. Điều này do nhiều nguyên nhân, cơ cấu đầu tư không hợp lý, q trì đầu tư bị thất thốt, lãng phí, chất lượng cơng trình đầu tư kém dẫn đến đầu tư của chúng ta không tạo cơ hội cho sự phát triển, đặc biệt là phát triển bền vững.

Một khía cạnh khác của việc tăng đầu tư, theo quy luật, khi đầu tư của một quốc gia tăng trưởng mạnh, sẽ đưa nhiều tiền vào lưu thông. Tuy nhiên khi đầu tư không hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các dự án thấp cũng đồng nghĩa với việc sinh lợi thấp, giá trị của đồng tiền giảm, nguy cơ lạm phát cao tiềm ẩn khi hệ số ICOR tăng mạnh.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và mơi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả.

2.2.2. Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh truyền dẫn trung gian

Dựa vào những bài nghiên cứu của các tác giả lớn trên thế giới về vấn đề tác động của nợ cơng đến tăng trưởng kinh tế ta có thể thấy nợ công không tác động một cách trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế mà thông qua các kênh truyền dẫn trung gian như tiết kiệm tư, đầu tư công, thuế và lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực. Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn trung gian tại Việt Nam, tác giả chỉ tìm hiểu mối quan hệ của hai kênh truyền dẫn là tiết kiệm trong nước và thuế.

Sở dĩ hai kênh truyền dẫn tiết kiệm trong nước và thuế được chọn cho bài nghiên cứu này là vì tiết kiệm trong nước và thuế có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong nền kinh tế và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi thu nhập vượt mức chi tiêu bản thân và nuôi dưỡng người phụ thuộc, người dân tiến hành thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của mình cho Nhà Nước theo thuế suất quy định trên phần thu nhập còn lại. Với phần thu nhập dư thừa, người dân có quyền sử dụng nguồn tài chính của bản thân để tiết kiệm hoặc đầu tư. Qua đó, thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập khả dụng của mỗi người lao động. Ngoài ra, tiết kiệm trong nước là một nguồn vốn tiềm năng có thể huy động vào phát triển kinh tế và giảm bớt những chi phí về đàm phán, những điều khoản phức tạp so với huy động vốn nước ngoài. Như vậy, hai kênh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 55)