Quản lý rủi ro tín dụngcá nhân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại sacombank (Trang 30 - 43)

2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân.

Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là một bộ phận của quản lý rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản lý rủi ro chung của ngân hàng thương mại. Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với đối tượng khách hàng cá nhân, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, đề thiết lập một hệ thống kiếm soát và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động tín dụng theo đúng quy đinh, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro.

Như vậy có thể hiểu: Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là một quá trình khởi đầu từ khi ngân hàng gặp gỡ khách hàng cá nhân; thâm định và phê duyệt cho vay đến khi tất toán hợp đồng nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ gốc và lãi theo cam kết

trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng cá nhân và ngân hàng. 2.2.2.. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

2.2.2.1. Phân tích, xác định rủi ro tín dụng cá nhân :

Khách hàng có nhu cầu tín dụng ngân hàng không những đông đảo về số lượng mà còn rất đa đạng và phức tạp. Việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của

khoản vay được quyết định bởi sự hiểu biết của ngân hàng về khách hàng. Mức độ hiểu biết về khách hàng phụ thuộc vào lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được

và khả năng xử lý hiệu quả những thông tin đó. Để đánh giá mức độ rủi ro trong các quyết định cho vay, các ngân hàng cần có các phương pháp nhằm xác định rủi ro có thể xảy ra thông qua tiến hành xem xét khách hàng và phương án vay vốn trên

những khía cạnh như: tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính

của khách hàng, tính khả thi của phương án xin vay, và khả năng đảm bảo tiền vay.

2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng cá nhân :

+_ Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến

hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Khi một món nợ không trả được vào kì hạn trả nợ, toàn bộ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

+_ Tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân — mức độ rủi ro tín

dụng cá nhân. Công thức tính

Dư nợ quá hạn cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay = ---~--~--~--~~-~~=~~~=~~=~ x 100% khách hàng cá nhân Tổng dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng

nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cá nhân nói riêng một cách rõ

nét. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân Hàng càng kém và ngược lại. Ở Việt Nam, mức giới hạn cho phép của mức độ rủi ro tín dụng do

Ngân Hàng nhà nước quy định là 5%.

+ Hệ số rủi ro tín dụng Công thức tính:

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Hệ số RRTD cá nhân = ---~-~---~- x 100%

Tổng tài sản có

Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân Hàng.

+ Tỷ lệxóa nợ

Công thức tính:

Xóa nợ ròng

'Tỷ lệ xóa nợ = ---~---~-~~- x 100%

Tổng TS có

Đây là chỉ số phản ánh tỷ thiệt hại về tài sản do rủi ro tín dụng cá nhân gây

Ta.

2.2.2.3. Công cụ quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

2.2.2.3.1.Quy trình tín dụng

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nhân do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được soạn thảo một cách chỉ tiết và quán triệt từ trên xuống dưới nhằm mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt

hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước, nội

dung công việc mà CBTD, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực

hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.

Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp cho CBTD quản lý khoản vay một cách chặt chẽ hơn. Do đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan trong quá trình phân tích, đánh giá, kiểm tra,

kiểm soát tín dụng. Quy trình tín dụng thường được chia thành ba giai đoạn: trước

khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

»> Giai đoạn trước khi cho vay:

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, CBTD sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó xem xét có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không. Trong giai đoạn này CBTD thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do CBTD thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; phương án vay vốn; khả năng hoàn trả nợ vay

(vốn vay + lãi) của khách hàng.

- Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro

đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

- Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối

với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay với một

khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng,

thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

»> _ Giai đoạn trong khi cho vay

Giai đoạn này thường gồm hai bước: giải ngân và giám sát tín dụng.

- Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiễn hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận

lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng có đúng mục đích không, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác

cho vay của CBTD. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy

chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang

đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có

thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra giám sát trong quá

trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tin dụng.

»> Giai đoạn sau khi cho vay:

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi toàn bộ gốc và lãi của

khoản vay. Các khoản tín dụng bảo đảm trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả

không đầy đủ và đúng hạn, điều đó có nghĩa là rủi ro đã xảy ra . Lúc này CBTD

phải tiến hành xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh

toán được nợ cho ngân hàng như đã cam kết theo hợp đồng tín dụng. Tóm lại, kiểm

tra trước, trong và sau khi cho vay là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Sau khi đã cho vay,

ngân hàng cần kiểm tra xem xét khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích ...

việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không.

2.2.2.3.2.Chính sách tin dụng cá nhân

Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định

hướng quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng thương mại, do

hội đồng quản trị ban hành phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và những quy định hiện hành. Do đó, chính sách tín dụng cá nhân là cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng đối với khách hàng cá nhân, là hướng dẫn chung cho CBTD và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng cá nhân nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời.

Ngân hàng tiến hành các hoạt động tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro,

đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược

phát triển của ngân hàng.

Chính sách tín dụng cung cấp cho CBTD và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chỉ tiết để ra quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục đầu tư tín dụng của một ngân hàng, ta có thế biết được chính sách tín dụng của ngân hàng này như thế nào. Nếu một chính sách tín dụng hoạt động không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc được tăng

cường quản lý bởi ban lãnh đạo ngân hàng .

2.2.2.3.3.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

> Mô hình định tính về rủi ro tín dụng — Mô hình 6C:dựa vào 6 yếu tố Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này

liên quan đến việc nghiên cứu chỉ tiết “ 6 khía cạnh — 6C” của khách hàng bao gồm:

- _ Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay

có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.

-_ Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- _ Các điều kiện khác (Conditions):cụ thể là các điều kiện về chính trị,

kinh tế, xã hội, công nghệ luạt pháp...các điều kiện này là khách

quan, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng và người vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân.

-_ Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.

> Mô hình điễm số tín dụng cá nhân

Để đưa ra được một mô hình quản lý rủi ro hiện đại và hiệu quả phù hợp với từng ngân hàng, trước hết các ngân hàng cần phải lượng hóa được rủi ro tín

dụng. Vì vậy mà ngân hàng sử dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,...Mô hình

này bao gồm một hệ thống các tiêu chí liên quan đến từng đối tượng khách hàng, mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng. Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu liên quan tới khách hàng, sau đó cộng

tổng số điểm. Khi đã có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn CBTD có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay. Mức điểm chuẩn có thê thay đổi

theo từng thời kỳ và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng.

Mỗi ngân hàng có thể lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và thang điểm riêng cho mình, dựa vào chính sách tín dụng của ngân hàng đó. Đối với tín dụng cá nhân, có thể bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tài chính: Thu nhập hàng tháng của người vay, số dư tiền gửi tại các ngân hàng và tô chức tín dụng khác mà khách hàng

có giao dịch, chi phí sinh hoạt, khoản phải trả ngân hàng hàng tháng....

- _ Chỉ tiêu phi tài chính: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vắn, tình trạng cư trú, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân...

Với mô hình trên thì đã loại bỏ được sự đánh giá chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Mô hình này cũng đã

xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố tài chính và phi tài chính của khách

hàng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có một số hạn chế là: vấn đề thông tin không cân

xứng giữa ngân hàng và khách hàng vay ; mô hình này không thể tự điều chỉnh

nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia

đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín

dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của ngân hàng.

Hai mô hình trên giúp ngân hàng xác định được mức độ rủi ro của mỗi khoản vay về mặt định tính và định lượng. Việc áp dụng các mô hình này là không

loại trừ lẫn nhau, nên mỗi ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại sacombank (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)