Thực trạng quản lý rủi ro tín dụngcá nhân tại Sacombank PGD

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại sacombank (Trang 40 - 41)

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ RỦ

3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụngcá nhân tại Sacombank PGD

Nghè.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và do đó để

đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu thì năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng phải tốt. Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Sacombank về tầm quan trọng của

công tác quản trị rủi ro, trong những năm qua công tác quản trị rủi ro tiếp tục đánh

dấu những bước phát triển mới trong công tác này, đặc biệt là những phát triển

trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phát triển tín dụng cá nhân được ngân hàng coi là chiến lược phát triển trọng tâm. Vì vậy trong thời gian qua công tác quản trị rui ro tín dụng cá nhân đã và đang được quan tâm một cách thích đáng.

3.2.1. Về quan điễm chỉ đạo

Mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân phải gắn liền với an toàn trong cho vay, do đó PGD Thị Nghè chỉ xét cấp tín dụng cho những khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập tốt và ôn định, có uy tín để đảm bảo an toàn trong cho vay.

Cấp tín dụng cho khách hàng có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm cá nhân, ví dụ như cho vay mua xe thì phải buộc khách hàng mua bảo hiểm cho xe. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay truyền thống sao cho nâng cao được tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có nội dung giảm thiểu rủi ro.

3.2.2. Về phân tích, xác định rủi ro tín dụng cá nhân

Hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng Sacombank nói chung và PGD Thị Nghè nói riêng đều xác định rủi ro tín dụng cá nhân theo sản phẩm tín dụng và theo nhóm khách hàng. Việc thực hiện phân tích và xác định rủi ro do CBTD tại PGD thực hiện theo yêu cầu và quy định chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại sacombank (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)