Nhóm các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 60 - 66)

2.2.1 .Thâm hụt ngân sách

2.2.5. Nhóm các nhân tố khác

- Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách thơng thống cởi mở, trong những năm qua, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà ĐTNN. Lượng vốn của các nhà ĐTNN vào Việt Nam liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Để giữ giá USD không làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu, NHNN đã tung ra lượng tiền VND rất lớn để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm sốt tình hình lạm phát, chúng ta phải xem xét lại vấn đề dự trữ ngoại tệ lớn, sự ổn định của tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, Thái Lan là trung tâm khủng hoảng bị tác động mạnh nhất nhưng cũng có những quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia lại bị thiếu ngoại tệ lưu động. Bài học quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển từ cuộc khủng hoảng này là phải dự trữ ngoại tệ đủ lớn để phòng bị rủi ro. Kinh tế càng mở cửa càng cần chú ý dự trữ ngoại tệ mạnh. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều ngoại tệ sẽ làm cho hệ thống kinh tế tài chính nước đó dễ bị tổn thương, tạo ra hiểm họa tiềm tàng lạm phát. Thực tế, nạn lạm phát ở Việt Nam cho thấy hệ thống tiền tệ lành mạnh là phòng tuyến thứ nhất chống chặn tác động của sự lưu thơng vốn tư bản. Vì vậy, nếu dự trữ ngoại tệ lớn tới mức độ phải trả giá bằng sự lành mạnh của nền kinh tế trong nước thì dự trữ ngoại tệ lớn sẽ không phải là biện pháp an tồn.

Châu Á năm 1997 đã có tính linh hoạt co dãn cao hơn nhưng vốn nước ngoài đưa vào tăng lên đã gây áp lực làm tăng giá trị của đồng tiền quốc nội, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu. Nhiều nước Châu Á đã dùng biện pháp can thiệp bằng thị trường để giữ được sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Việt Nam là một điển hình về mặt này. Từ năm 2006 đến năm 2008, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng trưởng hơn 100%, đồng Việt Nam chịu áp lực lớn tăng giá. Tuy nhiên, để kích thích xuất khẩu, thu nhỏ nhập siêu, đồng Việt Nam lại cần giảm giá so với đồng đô la. Dự trữ ngoại tệ tăng quá nhanh làm cho lượng cung ứng tiền tệ theo nghĩa rộng hàng năm phải tăng 20-30%, thúc đẩy vật giá trong nước tăng cao. Đến tháng 8 năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lần đầu tiên ở mức hai con số kể từ tháng 4 năm 2004. Đến tháng 10 năm 2007, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc khống chế tỷ giá hối đoái, cho phép đồng Việt Nam tăng giá. Kết quả, đồng Việt Nam đã tăng giá rất mạnh, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 bằng cả năm 2007, dẫn đến tình trạng lạm phát. Do đó, khi đồng tiền trong nước chịu áp lực tăng giá, Việt Nam không tránh được quy luật chung là tỷ giá hối đoái về danh nghĩa khơng tăng nhưng thựctế có tăng. Điều này khơng những khơng giải quyết được tình trạng thâm hụt trong cán cân thương mại, mà còn do tác động của lạm phát đã làm bùng nổ cao trào bán tháo đồng Việt Nam. Do đó, lựa chọn phương án thay đổi tỷ giá hối đoái về danh nghĩa hay thực tế đều là vấn đề cần cân nhắc thận trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô đối với các nước đang mở cửa.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn mà lâu nay Việt Nam vẫn dựa vào để bù đắp nhập siêu. Đó là cách làm tương đối chắc chắn song ĐTNN tăng quá nhanh sẽ làm cho kinh tế quá nóng và tăng thêm áp lực lạm phát, gieo rắc mầm tai họa cho tiền tệ. Năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra làm cho thị trường chứng khốn tồn cầu bị chao đảo trong đó có cả thị trường chứng khoán Châu Á. Tiền tệ chuyển biến từ chỗ tăng giá tới chỗ xuống giá, vốn nước ngoài giảm sút mạnh, một số lượng lớn tư bản chảy ra nước ngoài. Đồng tiền trong nước bị bán tháo, đầu tư trực tiếp sẽ nhanh chóng bị rơi vào tình trạng xấu. Cuộc lạm phát tiền tệ ở Việt Nam trong bối cảnh đó lần nữa cảnh báo mọi người phải thận

trọng trong việc mở cửa đối với vốn tư bản nước ngoài. Bất kể là thu hút vốn dài hạn hoặc ngắn hạn của giới ĐTNN đều phải thích hợp với trình độ phát triển kinh tế và sức chịu đựng của thị trường.

- Yếu tố tâm lý, đầu cơ, găm hàng, làm giá

Giá cả một số mặt hàng (nhất là các mặt hàng độc quyền) ở Việt Nam tăng chưa hẳn là do chi phí đầu vào tăng cao mà do việc quản lý điều hành vĩ mô chưa tốt, các doanh nghiệp kinh doanh lợi dụng đầu cơ, tăng giá. Và giá đã tăng thì sẽ khơng giảm hoặc giảm rất chậm trong khi cơn sốt giá quốc tế đã hạ nhiệt. Điều này đã gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, làm giảm sự công bằng và điều kiện cạnh tranh lành mạnh thị trường, thậm chí cịn làm suy giảm lịng tin, độ tín nhiệm của dân chúng và doanh nghiệp vào năng lực điều hành chính sách của Chính phủ. Một thực tế đáng bàn nữa là trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ mà DNNN chiếm thị phần lớn, đã xuất hiện hành vi độc quyền và lợi dụng vị trí độc quyền thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Những việc làm khơng có lợi cho nền kinh tế đã xuất hiện như áp đặt giá cả, ép giá khi thu mua, tăng hoặc giảm giá thiếu căn cứ, cấu kết lũng đoạn thị trường, tranh giành thị trường, bán phá giá, đầu cơ, gian lận thương mại...

Khác với các nước phát triển hoặc những nước có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, vàng và ngoại tệ có ý nghĩa quan trọng như những tài sản làm phương tiện phòng chống rủi ro khi đồng Việt Nam liên tục bị mất giá. Do đó, ngồi lượng vàng và ngoại tệ nắm giữ bởi NHNN, còn một khối lượng rất lớn những tài sản này được người dân và doanh nghiệp lưu trữ. Điển hình cho việc này là trong năm 2009, khi nỗi lo lắng về tình hình kinh tế đi liền những khan hiếm về đồng USD sẽ khiến đồng tiền này lên giá, một lượng lớn USD đã được dân chúng và doanh nghiệp đầu cơ, găm giữ. Không cố một con số thống kê cụ thể, nhưng mức sai số cao bất thường trong thống kê cán cân than tốn, lên tới khoảng 10 tỷ USD, thì có thể ước lượng con số USD bị găm giữ có quy mơ thấp hơn con số đó. Đây chỉ là lượng USD được găm giữ tăng thêm trong năm 2009, do đó có thể suy đốn được lượng USD được lưu trữ

như một tài sản có quy mơ lớn hơn nhiều.

Việc dân chúng và doanh nghiệp lưu trữ và găm giữ cũng như đầu cơ một lượng lớn vàng và ngoại tệ, với quy mô đáng kể so với GDP và khơng dự báo được, có thể gây ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ. Và đều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiềm chế lạm phát tại Việt Nam.

- Thu nhập của dân cƣ

Thu nhập của người dân trong những năm vừa qua luôn tăng lên đã một phần làm tăng tổng cầu và mặt khác tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác. Tuy nhiên, điều chỉnh tiền lương cho người lao động trong giai đoạn lạm phát tăng cao là biện pháp tối cần thiết.

Tác động bất lợi của lạm phát đối với nghèo đói và tăng trưởng đã được nói đến rất nhiều. Lạm phát làm tăng bất bình đẳng về thu nhập vì nó như một thứ thuế lũy tiến đối với người nghèo. Nếu các hộ nghèo chủ yếu nắm giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt hay cùng lắm là tiền gửi ngân hàng thay vì các tài sản khác như ở nước ta hiện nay thì lạm phát cao sẽ nhanh chóng làm giảm sức mua của đồng tiền của họ. Lạm phát cao cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng, làm nhiễu các tín hiệu về giá cả và hạn chế chất lượng cũng như khối đầu tư. Đồng thời nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu do giá cả sản xuất trong nước tăng cao và tỷ giá thực tế tăng lên.

Những nhận định này còn tác động mạnh hơn đối với nước ta khi lương thực, thực phẩm ln chiếm từ 40% - 50% giỏ hàng hóa tiêu dùng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2011. Trước năm 2000, lương thực thực phẩm chiếm tới trên 60% giỏ CPI. Tỷ trọng này đã giảm xuống cịn 48% sau đó. Đến hết tháng 4/2011 trong khi giá cả phi lương thực thực phẩm tăng 1.81 lần so với năm 2000 thì giá lương thực thực phẩm đã tăng 3.31 lần trong cùng giai đoạn với chỉ số giá chung tăng khoảng 2.41 lần.

mạnh hơn nhiều so với giá phi lương thực thực phẩm. Giá lương thực thực phẩm biến động sát với chỉ số giá chung hơn và được thể hiện rõ nét vào năm 2004, 2008 và 2011. Giá các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng đều và ổn định hơn trong giai đoạn 2000 – 2011. Do giá lương thực thực phẩm có xu hướng theo sát và đơi khi biến động mạnh hơn chỉ số giá chung. Đều này cũng là một phần gây ra lạm phát tại Việt Nam. Tuy nhiên vì lương thực và thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong giỏ hàng hóa CPI và giá lương thực thực phẩm dễ dao động hơn so với các loại hàng hóa khác trong giỏ hàng hóa chung nên khi một yếu tố tác động đến mức giá chung sẽ nhanh chóng tác động và làm tăng giá lương thực thực phẩm. Hay nói cách khác giá lương thực thực phẩm phản ánh những biến động của lạm phát chứ bản thân nó khơng phải là nguyên nhân gây lạm phát. Nếu coi sự tăng giá lương thực thực phẩm là nguyên nhân gây ra lạm phát sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng xác định những nguyên nhân sau xa hơn khiến lạm phát xảy ra như chính sách tài khóa và tiền tệ khơng hợp lý, dao động của tổng cầu hay những cú sốc từ phía cung. Tuy nhiên, giá lương thực thực phẩm quốc tế là một phần làm tăng lạm phát vì nước ta là một nước khá lớn trong thị trường lương thực thực phẩm thế giới. Các nhà xuất khẩu lương thực thực phẩm trong nước khi thấy giá quốc tế tăng sẽ cố gắng đẩy giá trong nước tăng lên theo.

- Giá cả hàng hóa thế giới tăng

Với tỷ trọng XNK/GDP đạt 160% GDP, tỷ lệ nhập khẩu/GDP khá cao ở mức trên 80%, có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cửa lớn. Cùng với đó, Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn nhất khu vực, cơ cấu chi phí sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Do vậy, ảnh hưởng của mặt bằng giá thế giới tới hàng hóa trong nước là điều không tránh khỏi. Giai đoạn 2006 – 2011, chỉ số giá hàng hóa thế giới chung tăng 132%, giá năng lượng tăng 90.9%, giá lương thực tăng 151.2%. Với độ mở cửa của nền kinh tế lớn và tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao, những biến động về giá thế giới sẽ tác động

tế tăng tác động đến giá cả trong nước qua hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giá cả những loại hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước, đặc biệt là hàng hóa nơng sản, đã góp phần làm tăng mặt bằng giá chung trong nước.

- Cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý

Một là, chi phí sản xuất của nền kinh tế cao. Chi phí năng lượng cho một đơn

vị GDP mặc dù giảm xuống từ năm 2006 – 2010, nhưng vẫn tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng trong mấy năm qua phần nào trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, qua đó ảnh hưởng đến CPI.

Hai là, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều

vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Nguyên nhân của tình hình trên là do cơ cấu đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch và tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các loại dịch vụ thương mại, khách sạn, bất động sản… đây khơng phải là những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh và có độ lan tỏa cao. Trong khi đó, các ngành cơng nghệ cao có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại lại không đáng kể.

Ba là, hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả trong khi

tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực này, làm cho chi phí sản xuất, giá thành và giá vốn tăng cao. Qua báo cáo, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của 81 tập đồn, tổng cơng ty nhà nước năm 2010 chỉ đạt khoảng 14.2%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay của ngân hàng hiện nay. Những hạn chế trong công tác quản lý của khu vực này thể hiện : chưa minh bạch hóa hoạt động và công khai thông tin, chủ sở hữu nhà nước chưa thực sự trở thành một nhà đầu tư, chưa chuyên nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường. Cơng tác giám sát cịn thiếu tách bạch giữa quản lý và điều hành, giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.

Bốn là, việc đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, dẫn đến hiệu quả

đầu tư không cao và tạo gánh nặng về vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc triển khai cùng nhiều lúc nhiều chương trình tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, trong khi hiệu quả đầu tư thấp cũng làm tăng

thêm chi phí vốn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 60 - 66)