Thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam 2000 – 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 53 - 55)

Như vậy, phân tích về diễn biến lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn trên có thể rút ra một số đánh giá khái quát như sau:

Thứ nhất, thâm hụt ngân sách là hiện tượng kéo dài liên tục song tình trạng

lạm phát cao chỉ xuất hiện ở một số năm và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Đồ thị trên cho thấy tốc độ lạm phát mặc dù lúc tăng lúc giảm, nhưng nhìn chung, đang theo xu hướng tăng kể từ năm 2000.

Thứ hai, lạm phát và thâm hụt có những giai đoạn diễn biến trái chiều nhau.

Cụ thể những năm Việt Nam có mức thâm hụt không giảm so với năm trước song lại rơi vào tình trạng thiểu phát hoặc có tỷ lệ giảm phát hoặc lạm phát thấp. Giai đoạn 2001 – 2006 trong khi thâm hụt ngân sách tiếp tục ổn định ở mức xung quanh 5% GDP như giai đoạn trước đó song lạm phát lại ở mức cao hơn và có xu hướng biến động nhiều hơn.

Trong giai đoạn 5 năm gần đây, diễn biến của lạm phát và thâm hụt ngân sách cũng có xu hướng trái chiều nhau, ngoại trừ năm 2007. Thậm chí năm 2008 khi thâm hụt ngân sách so với GDP chỉ là 4.58% thì lạm phát lại tăng vọt lên tới trên 19.9%. Trong khi thâm hụt ngân sách năm 2009 là cao nhất lên đến 6.9% song tỷ lệ lạm phát chỉ là 6.5%.

Thứ ba, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát có phụ thuộc vào

độ trễ. Hay nói cách khác, lạm phát năm nay và thâm hụt năm trước có diễn biến cùng chiều.

Những phân tích trên đã cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát tại Việt Nam cũng là không rõ nét. Tuy nhiên kết luận này không hàm ý là thâm hụt ngân sách không tác động đối với lạm phát ở Việt Nam vì thực tế thâm hụt ngân sách có thể tác động đến lạm phát trực tiếp và gián tiếp qua nhiều kênh khác nhau.

Thâm hụt ngân sách có thể được bù đắp qua 3 kênh: in tiền, vay nợ trong nước và vay nước ngồi. Ở Việt Nam hiện nay có ý kiến cho rằng tuy việc phát

nước thông qua nghiệp vụ thị trường mở tham gia mua lại số trái phiếu Chính phủ mà các tổ chức tín dụng mua trực tiếp từ Chính phủ có thể trở thành nhân tố tăng M2. Việc này có thể là nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát hiện nay.

Bên cạnh đó, hiện cũng có ý kiến cho rằng một lý do khác mà thâm hụt ngân sách có thể tác động đến lạm phát ở Việt Nam, đó là hiệu quả đầu tư của từ nguồn vốn NSNN cịn thấp, tình trạng thất thốt cịn cao.

2.2.2. Lãi suất

Mặc dù chưa có số liệu chứng minh cụ thể về độ trễ của chính sách song CSTT theo hướng kích cầu những năm trước đây bây giờ bắt đầu phát huy “hậu quả” của nó.

CSTT theo hướng kích cầu đã có tác dụng khơi thơng dịng vốn cho phát triển kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và làm gia tăng tổng cầu song cũng từ chính sách đó mà lượng tiền trong khu vực dân cư tăng lên. Có tiền nhiều hơn và dễ hơn thì việc chi tiêu cũng thống hơn. Kết quả là giá hàng hóa dịch vụ sẽ tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 53 - 55)