Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 73 - 81)

2.2.1 .Thâm hụt ngân sách

2.4. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt

2.4.2. Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát

- Ƣu điểm

Có thể thấy các giải pháp kiềm chế lạm phát đã đạt mục tiêu kiềm chế ngay tình trạng lạm phát tại Việt Nam. Sau năm 2008 lạm phát đã ở mức trên 20% thì lạm phát cả năm 2009 còn 6.88% so với năm 2008, cho thấy lạm phát vẫn nằm trong dự tính và kiểm sốt được. Đi đơi với tỷ lệ lạm phát thấp là tốc độ tăng trưởng kinh tế 5.2% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt hoạt động xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là ưu điểm lớn nhất của các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian qua.

Ưu điểm thứ hai đó là góp phần tích cực giải quyết khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm nhờ vào chủ trương phát triển thị trường trong nước, khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Thị trường trong nước phát triển không những là một trong những yếu tố quyết định duy trì tăng trưởng kinh tế

năm 2009 mà cịn cho thấy đây là một thị trường rất tiềm năng, có khả năng và triển vọng phát triển nhanh, bền vững nếu chúng ta có những chiến lược và kế hoạch, cách thức khai thác hiệu quả.

Ưu điểm thứ ba là tỷ giá ngoại tệ đã ổn định hơn, các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định. Nhìn chung, các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính Phủ đã cho thấy tác dụng tích cực: lạm phát giảm, kinh tế vĩ mơ và an sinh xã hội có phần ổn định, đời sống nhân dân được quan tâm hơn.

- Nhƣợc điểm

Bên cạnh các kết quả khả quan, các giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam vẫn còn một số bất cập sau:

Thứ nhất, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong chính sách kiềm chế lạm

phát.

Những biện pháp chống lạm phát hiện chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với các chính sách khác, thậm chí cịn quay lại với các mệnh lệnh hành chính. Mặt khác, thông tin đến các nhà hoạch định chính sách hiện nay vẫn cịn thiếu, nên các nhà hoạch định chưa lường được các phản ứng của thị trường, của doanh nghiệp để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Chống lạm phát hiện nay phần lớn vẫn dựa vào tổng cung, tổng cầu mà chưa xét đến mối quan hệ giữa cán cân thanh tốn quốc tế với hệ thống tài chính. Để các luồng vốn, luồng tiền trung chuyển có hiệu quả, chống đầu cơ thì lãi suất tiền đồng, lãi suất ngoại tệ và biến động tỷ giá phải tương đương với nhau... Hiện chúng ta vẫn nhập siêu và bù đắp thâm hụt mậu dịch bằng kiều hối, bằng đầu tư gián tiếp, bằng vay vốn dài hạn..., nhưng nguồn tiền để bù đắp cho thâm hụt rất bấp bênh.

Thứ hai, giải quyết lạm phát quá nơn nóng.

Thời gian vừa qua, trước tình trạng giá cả leo thang, hàng loạt biện pháp tiền tệ đã được Chính phủ đưa ra nhằm kiềm chế cơn lốc giá cả như hạn chế tín dụng, rút

bớt tiền trong lưu thông, đẩy mức lãi suất trần lên cao. Các biện pháp này trên phương diện nhất định sẽ có những tác dụng hạn chế sự leo thang giá cả nhưng liều thuốc này dường như quá mạnh và ít nhiều gây nên những tâm lý xáo trộn trong nền kinh tế với sự rút tiền và chuyển tiền tiết kiệm ở các ngân hàng.

Với sự gia tăng giá cả chủ yếu tập trung vào mặt hàng lương thực, thực phẩm thì những liều thuốc chống lạm phát như trên cần phải được xem lại. Việc hạn chế tín dụng, tăng lãi suất đã đánh mạnh vào những ngành công nghiệp mà giá cả không tăng đột biến, khu vực sản xuất này lại có quan hệ mật thiết với khu vực ngân hàng. Sự kiềm chế tín dụng cho khu vực cơng nghiệp chắc chắn sẽ có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Lạm phát cao là có thật ở Việt Nam mà một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng này là việc can thiệp quá mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối bằng cách tung một khối lượng tiền mặt tương đương 9 tỷ USD để mua ngoại tệ trong năm 2007 nhằm duy trì tỷ giá ổn định và điều này đã góp phần căn bản làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn 12% trong năm 2007. Khối lượng tiền đổ ra mua ngoại tệ này hiện nay đã hòa vào nền kinh tế và mặt bằng mới đã được hình thành. Do đó, việc rút một khối lượng lớn tiền mặt ra khỏi lưu thông chắc chắn sẽ tạo nên một "xung động" mới cho một tiến trình điều chỉnh giá cả và chắc chắn sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế.

Lạm phát mạnh trong thời gian qua đã để lại bài học quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Với luồng ngoại tệ "dồn dập" như thời gian qua, có lẽ cần phải có giải pháp đặc biệt để duy trì tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Trong số những biện pháp giảm bớt lượng cung ngoại hối, Chính phủ cần phải tính đến việc chuyển khối lượng ngoại hối ra các thị trường nước ngoài. Đây là bài học đã được nhiều nước áp dụng trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Thứ ba, NHNN bị động trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế

Sự bị động này một phần là do NHNN thiếu tính độc lập và tự chủ trong việc quyết định và thực thi các chính sách tiền tệ. Cần tăng cường tính độc lập và chịu trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một chủ đề đã được bàn đến nhiều trên các diễn đàn học thuật thời gian qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Thường trước khi thơng qua một Quyết định, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính phủ. Do đó, việc triển khai chính sách tiền tệ chậm trễ là tất yếu, trong khi đó, các chính sách tiền tệ ln có độ trể của nó trừ các chính sách hành chính. Bên cạnh đó, do công tác dự báo yếu kém cộng với sự chậm trễ trong việc công bố các chỉ tiêu kinh tế nên khi hiện tượng lạm phát có khuynh hướng bùng phát nhanh thì NHNN khơng kịp trở tay. Và để chính sách tiền tệ thực hiệu quả thì các chỉ tiêu thống kê của Việt Nam phải có tính khách quan, trung thực, cơng khai, minh bạch và kịp thời trong khi các chỉ tiêu này ở Việt Nam không đạt yêu cầu nào cả, ngay cả xung quanh chỉ tiêu CPI cũng gây nhiều tranh cãi.

Thứ tư, hiệu quả của các công cụ tiền tệ hướng thị trường chưa được đúng.

Một thực tế là NHNN đã thay dần các cơng cụ chính sách tiền tệ mang tính hành chính như hạn mức tín dụng, kiểm sốt trực tiếp lãi suất... Song khi hệ thống thể chế hỗ trợ thị trường còn manh nha, yếu kém và thiếu đồng bộ thì việc chuyển sang sử dụng các cơng cụ kiểm sốt gián tiếp đã làm cho NHNN bị "hụt tay". Khi đó, NHNN chỉ có một con đường là lại tìm các cơng cụ hành chính. Quyết định 306 về việc buộc các NHTM phải mua tín phiếu và phân bổ chỉ tiêu cho từng NHTM là minh chứng rõ nét nhất.

Thống đốc đã có cơng điện gửi các chi nhánh NHNN, NHTM trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện việc huy động vốn theo nguyên tắc lãi suất không âm và không được vượt quá 12%/năm (ngày 26/02/2008). Điều này rõ ràng không phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/01/2008 về biện pháp kiềm chế

lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008. Theo các quy định này, Chính phủ chỉ đạo NHNN thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, do thiếu năng lực và kinh nghiệm điều hành chính sách trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, việc tiếp cận nền tài chính quốc tế và dịng chảy tài chính bên ngồi đổ vào tăng cao đã làm cho đồng nội tệ có xu hướng lên giá đe dọa sự thâm hụt nghiêm trọng của cán cân thương mại. Mặc dù tính chung thì cán cân thanh toán Việt Nam thặng dư do được bù đắp từ sự dồi dào của cán cân vốn, song với chiến lược khuyến khích xuất khẩu thì việc để cho tiền đồng bị lên giá là khó chấp nhận, đặc biệt là với doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ năm, sự thiếu nhất quán và tính hay dao động trong việc thực thi các

chính sách tiền tệ do thiếu tầm nhìn dài hạn.

Việc NHNN ban hành Chỉ thị 03 nhằm kiểm sốt an tồn trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của hệ thống NHTM là cần thiết. Mặc dù điều này tác động rất lớn đến sự sụt giảm của TTCK nhưng xét đến độ rủi ro của nó cũng như caí giá phải trả khi rủi ro này thực sự xảy ra cho nền kinh tế, thì việc thắt chặt là đúng.

Thực tế, khơng ít các ngân hàng đã tăng dư nợ vay tín dụng lên để đáp ứng con số 3% của NHNN. Hơn nữa, việc tăng nhanh dư nợ tín dụng trong điều kiện vốn tự có khơng tăng hoặc tăng rất ít thì sẽ dẫn đến vi phạm chỉ tiêu an tồn vốn tự có 8% trên tổng tài sản - một chỉ tiêu mà không mấy ngân hàng Việt Nam đạt được.

Quyết định 03 ra đời từ ý kiến của khuyến nghị của các chuyên gia của IMF thay chỉ thị 03 đã phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế, nhưng giá như nó được ban hành chứ khơng phải là Chỉ thị 03 thì sẽ nhận được sự đồng thuận hơn.

Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cơ quan còn khá lỏng lẻo, thiếu cơ chế hợp tác.

lâu với cụm từ "Chính sách tài khóa cãi chính sách tiền tệ". Từ năm 2005, đã có một hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng của thực thi hai chính sách kinh tế được xem là xương sống của nền kinh tế, đồng thời qua đó, hy vọng tìm được tiếng nói chung. Song đến nay, tình hình chưa được cải thiện. Chẳng hạn, năm 2007, Bộ Cơng nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) đã trình Chính phủ đề án tăng giá điện trong bối cảnh lạm phát đang trên đà tăng.

Thứ bảy, giải pháp kiềm chế lạm phát đã đi đúng hướng nhưng nguyên nhân cơ

bản gây lạm phát vẫn còn.

Lạm phát năm 2008 đã ở mức hai con số (22,96%) song đến năm 2009 lại quay về mốc một chữ số (6,88%) nhờ hàng loạt các biện pháp của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ mới chỉ kiềm chế lạm phát bằng các biện pháp ngắn hạn và tức thời. Những giải pháp cơ bản, lâu dài thì vừa chưa làm ngay lại chưa làm một cách tích cực nên chưa tạo ra tác động cộng hưởng để kiềm chế lạm phát một cách căn cơ.

Thủ tướng Chính phủ đã đúng khi nhận định rằng “nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, tuyệt đối khơng được chủ quan, lơ là, không để lạm phát quay lại”. Nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát chính là những trục trặc mang tính cơ cấu, trong đó có sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư cơng và trong hoạt động của các DNNN và tập đoàn lớn là đáng kể nhất. Vì vậy, nếu những vấn đề cơ bản, có tính cơ cấu của nền kinh tế chưa được giải quyết một cách triệt để thì vẫn có nguy cơ lạm phát trở lại.

Thứ tám, vấn đề phòng ngừa rủi ro trong quan hệ quốc tế chưa được chú trọng.

Mở cửa và giao lưu là xu thế tất yếu, không nền kinh tế nào có thể phát triển với cánh cửa đóng kín. Song trước khi mở cửa cho các hạng mục đầu tư, các nước phải chuẩn bị đầy đủ về nhiều mặt như làm cho các cơng ty, xí nghiệp trong nước điều hành và quản lý kinh tế thật tốt, giám sát chặt chẽ thị trường vốn, tin tức phải công khai minh bạch, ngành ngân hàng phải hoạt động lành mạnh, tiền tệ tài chính

chính Mỹ hiện nay hay cuộc khủng hoảng Đơng Nam Á năm 1997 đã cho thấy nếu mức độ mở cửa tăng lên thì các nước đang phát triển càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Từ đó, có thể thấy một nền kinh tế dù khơng gặp vấn đề hoặc chỉ có vấn đề rất nhỏ nhưng vẫn có thể rơi vào cảnh hoạn nạn do biến động trên thị trường quốc tế và hoạt động của các thế lực nước ngồi. Vì vậy, Việt Nam muốn mở cửa cần phải xây dựng cơ chế phòng ngừa rủi ro và hồn thiện cơ chế đó. Nếu hai việc đó khơng tiến hành đồng bộ sẽ dễ xảy ra rủi ro, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Nhanh quá hay chậm quá đều không được, cần tiến dần từng bước, vừa tiến vừa thăm dò.

Sự bất cập trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: thứ nhất, các chính sách vĩ mô vẫn chưa thể hiện tầm nhìn dài hạn và tồn diện về tổng thể nền kinh tế nên vẫn có trường hợp các chính sách đem đến sự xáo trộn trong nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế trong dài hạn. Thứ hai, các chính sách chưa chú ý đến mối quan hệ mở giữa nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thứ ba, năng lực điều hành cũng như tính độc lập, tự chủ của NHNN cịn yếu kém nên các chính sách kinh tế thường chưa kịp thời so với tình hình thực tế và các cơng cụ hành chính vẫn tiếp tục sử dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã khái quát lại tình hình lạm phát cùng một số vấn đề nổi bật ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2011. Đồng thời, chương 2 cũng nêu rõ điểm khác biệt của lạm phát lần này so với các lần lạm phát trước giai đoạn nghiên cứu.

Chương 2 chỉ ra tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát. Song, nhìn

chung tác động của các nhân tố trên đến lạm phát chưa thật sự rõ nét và chưa thể hiện tính quy luật.

Chương 2 đã đánh giá lại thực trạng các giải pháp kiềm chế lạm phát thời gian qua, từ đó rút ra các bài học trong vấn đề lạm phát và kiểm soát lạm phát làm cơ sở đề xuất các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở việt nam (Trang 73 - 81)