Chuyển hồ sơ đã duyệt xuống quầy giao dịch chờ giải ngân

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng nn và ptnt huyện chợ gạo (Trang 33 - 46)

Sau khi duyệt xong, hồ sơ có đầy đủ chữ ký, con dấu,… thì được giải ngân. Tôi nhận nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ một lần nữa và chuyển xuống quầy giao dịch.

Nhận xét

 Yêu cầu chuyển đúng quầy giao dịch, lấy đúng hồ sơ được giải ngân.

Kinh nghiệm

 Kiểm tra hồ sơ lại lần cuối trước khi chuyển xuống quầy giao dịch.

 Nhớ số quầy giao dịch tương ứng với cán bộ tín dụng để không chuyển nhầm quầy.

C. CÔNG VIC QUAN SÁT – TÌM HIU

Thời gian thực tập nhận thức không chỉ là cơ hội để tôi trải nghiệm công việc thực tiễn mà còn là dịp để tôi quan sát, tìm hiểu, tích lũy, bổ sung thêm những kiến thức mới cho mình nhằm chuẩn bị hành trang vững chắc bước vào đời. Nhận thức được điều này, tôi đã tận dụng thời gian để tìm hiểu những vấn đề sau đây.

1. Đọc các văn bản, tài liệu

1.1. Đọc Ngh định 41/2010/NĐ-CP v chính sách tín dng phc v

phát trin nông nghip nông thôn

Nghị định này quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn.

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Những lưu ý

 Cơ chế bảo đảm tiền vay

 Khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản.  Quy định mức cho vay khôngcó bảo đảm bằng tài sản như sau:

 Tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

 Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

 Tối đa đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại.

 Tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn.

 Bảo hiểm trong nông nghiệp

 Tổ chức tín dụng có chính sách miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp theo chính sách khách hàng của mình để khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro đối với tổ chức tín dụng.

(Ngun:Ngh định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn)

Nhận xét

 Văn bản nghị định khá dài nên phải nhận biết, nắm bắt những điểm quan trọng, điểm cần lưu ý khi đọc.

Kinh nghiệm

 Nghị định này giúp tôi nhận thấy được sự quan tâm, đầu tư của chính phủ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; tạo điều kiện để các cá nhân, hộ kinh doanh trong nông nghiệp có vốn sản xuất, ổn định cuộc sống… Tôi hiểu thêm về cơ chế đảm bảo tiền vay và bảo hiểm trong nông nghiệp.

 Tôi nắm được cách đọc một văn bản Nghị định và tôi tập làm quen với việc đọc văn bản như thế này.

 Đầu tiên, tôi đọc để hiểu tiêu đề của Nghị định, để biết nghị định này nói về vấn đề gì.

 Sau khi biết tiêu đề của Nghị định là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tôi đọc lướt qua toàn bộ nội dung của Nghị định.  Kế đến, tôi đọc đến từng điều khoản. Điều khoản nào quan trọng, tôi đọc kỹ

đến nội dung bên trong để hiểu rõ. Điều khoản nào dễ hiểu, tôi đọc lướt qua.  Cuối cùng, tôi đọc lại Nghị định một lần nữa để nhớ và nắm bắt những điểm

quan trọng, những điểm cần lưu ý.

1.2. Thông tư 14/2010/TT-NHNN hướng dn chi tiết Nghđịnh 41

Thông tư này được Ngân hàng Nhà nước ban hành dựa trên Nghị định 41 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn, rõ ràng hơn về các điều khoản để các tổ chức tín dụng áp dụng.

Những lưu ý

 Thông tư 14 nói rõ về thời hạn và lãi suất vay: Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, thời gian luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp.

(Ngun: Thông tư 14/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định

41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn)

Nhận xét

 Nội dung của Thông tư 14 gần giống với Nghị định 41 của Chính phủ, có những điều khoản bổ sung chi tiết hơn, rõ ràng hơn vì vậy tôi cần đọc kỹ để nắm vững nội dung.

Kinh nghiệm

 Làm quen với việc đọc thông tư, nắm được các điều khoản giúp tôi hiểu rõ vấn đề hơn.

1.3. Đọc quyết định 881 ca NHNO& PTNT Vit Nam

Là quy định của NHNO Việt Nam đối với khách hàng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Những lưu ý

 Điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản

 Sử dụng vốn vay hiệu quả; trả nợ gốc, lãi vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với NHNo Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác.

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

 Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

 Được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của NHNo Việt Nam.

có uy tín, có năng lực tài chính cam kết (bằng văn bản) trả nợ thay, nếu khách hàng vay không trả nợ được.

 Nộp, quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 Khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản phải nộp bản chính gấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp khách hàng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc được Ủy ban nhân dân xã cấp 01 bản chính (duy nhất) giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp.

 Khách hàng không được vay không có bảo đảm bằng tài sản tại 02 chi nhánh của NHNo Việt Nam hoặc cùng một lúc có dư nợ tại 02 tổ chức tín dụng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và Quy định này.

 Bộ phận kế toán của NHNo nơi cho vay nhận, bảo quản tại kho các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp theo các quy định hiện hành của NHNo Việt Nam như đối với giấy tờ có giá.

 Đăng ký giao dịch bảo đảm

 Khi đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và tài sản đó phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định hiện hành của pháp luật) thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm cho cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Bộ tài chính.

(Nguồn: Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHO V/v ban hành quy định thực hiện Nghị

định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông

thôn)

Nhận xét

 Văn bản quyết định này là cụ thể hóa việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNO& PTNT VN. Vì vậy, nội dung văn bản cần phải đọc kỹ và hiểu để các điều khoản được áp dụng đúng.

Thẩm định trước khi cho vay

Kiểm tra – giám sát trong khi cho vay

Kiểm tra – thu hồi sau khi cho vay

Kinh nghiệm

 Để lưu ý các điều khoản quan trọng, tôi ghi ra sổ tay để tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu.

 Tôi trao đổi thêm với người hướng dẫn để đảm bảo rằng mình đã hiểu đúng.

1.4. Quyết định 909 v việc ban hành quy định v quy trình cho vay hgia đình, cá nhân trong h thng NHNO& PTNT VN vay hgia đình, cá nhân trong h thng NHNO& PTNT VN

Quy trình này hướng dẫn chi tiết các bước nghiệp vụ trong quá trình phê duyệt khoản vay; theo dõi, kiểm tra quản trị rủi ro; xử lý nợ... trong hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam, được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác.

Những lưu ý

 Có 7 bước thực hiện quy trình cho vay được tóm tắt như sau:

Tuỳ theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụ được giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình cho vay.

(Nguồn:Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHOV/v ban hành quy định về quy trình cho vay

hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Bước 2: Kiểm tra, thẩm định Bước 3: Xét duyệt cho vay

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng Bước 5: Tiến hành giải ngân

Bước 6: Theo dõi, thu hồi nợ Bước 7: Thanh lý hợp đồng

Hình 5 - Sơ đồ quy trình cho vay hộgia đình

Nhận xét

 Quy trình này quan trọng, hướng dẫn chi tiết, cụ thể các nghiệp vụ liên quan đến cho vay vì vậy cần nắm để thực hiện đúng.

Kinh nghiệm

 Đọc đi đọc lại nhiều lần để nắm về quy trình liên quan đến nghiệp vụ cho vay trong hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam.

1.5. Quyết định 666 v việc ban hành quy định cho vay đối vi khách hàng NHNO& PTNT Vit Nam khách hàng NHNO& PTNT Vit Nam

Quy định này quy định việc cho vay bằng Đồng Việt Nam (viết tắt là VNĐ), vàng, VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng và ngoại tệ của NHNo Việt Nam đối với khách hàng (trừ các khách hàng là tổ chức tín dụng) nhằm bổ sung nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

(3) (1) (2) (4) (5) (6) (7) không chấp thuận chấp thuận

Thông báo từ chối cho vay Hoàn chỉnh hồsơ,

ký kết hợp đồng

Tiến hành giải ngân

Theo dõi, thu hồi nợ Thanh lý hợp đồng Tiếp nhận hồsơ Kiểm tra, thẩm định Phê duyệt hồsơ

Những lưu ý

 Thể loại cho vay

 Ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng.

 Trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.  Dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng.

 Phương thức cho vay

 Từng lần: Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần.Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

 Hạn mức tín dụng: Áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.

 Ngoài ra, còn nhiều phương thức khác nhưng đây là 2 phương thức cho vay thông dụng nhất tại các Ngân hảng thương mại. Riêng ở chi nhánh huyện Chợ Gạo – Tiền Giang chỉ áp dụng 2 phương thức này.

 Nợ xấu

 Là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định về phân loại nợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng NO& PTNT Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh. Có 5 nhóm nợ:

 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ đến 10 ngày.  Nhóm 2: Nợ cần chú ý, trên 10 ngày đến 90 ngày.

 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, trên 90 ngày đến 180 ngày.  Nhóm 4: Nhóm nghi ngờ, trên 180 ngày đến 360 ngày.  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, trên 360 ngày.

(Nguồn:Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHO V/v ban hành quy định cho vay đối với

khách hàng trong hệ thống NHNO& PTNT Việt Nam)

Nhận xét

 Văn bản này mang nặng kiến thức chuyên môn, vì vậy tôi khó khăn trong việc nắm bắt nó.

Kinh nghiệm

 Tôi tự hỏi và trả lời những thắc mắc của bản thân mình về các vấn đề trong quyết định này. Sau đó, để kiểm tra đúng sai, tôi thảo luận trực tiếp với người hướng dẫn.

 Tôi hiểu nhiều hơn về một số khía cạnh trong ngành ngân hàng.

 Tôi tập cho mình thói quen đọc các văn bản nghị định, thông tư, quyết định.

2. In tài liệu

In văn bản trực tiếp từ máy tính, ta cần thực hiện theo các bước sau:  Bước 1: Khởi động máy in.

 Bước 2: Mở văn bản cần in.

 Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P để hiển thị cửa sổ của chức năng in.

 Bước 4: Chọn máy in, số trang in, số bản in,… rồi nhấn nút “OK” để thực hiện chức năng in.

 Bước 5: Nhận tài liệu in được từ máy in.

Nhận xét

 Khi in 2 mặt, cần chú ý đặt giấy sao cho không bị ngược đầu. Với các máy in khác nhau, cách đặt giấy khác nhau, vì vậy cần hỏi rõ máy in đó ra sao rồi đặt

cẩn thận. Lúc đầu tôi cũng từng in ngược, nhưng từ lần đó là tôi chú ý hơn cách đặt giấy để không nhầm như vậy nữa.

Kinh nghiệm

 Trước khi in, cần kiểm tra xem đã có giấy in trong máy hay chưa, nếu chưa có thì bổ sung thêm giấy vào.

 Chú ý cách đặt giấy sao cho không bị ngược đầu.

D. TNG KT – ĐÁNH GIÁ

1. Đề xuất cho NHNO& PTNT huyện Chợ Gạo

1.1. Bng thông báo

Thực trạng

 Hiện tại, Phòng Tín dụng đang sử dụng một bảng thông báo để ghi tên cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn và thông tin về lãi suất cho vay. Tuy nhiên, bảng thông báo vẫn còn quá nhỏ, chưa đủ để ghi chú những vấn đề cần thiết phát sinh hằng ngày.

Giải pháp

 Để tiết kiệm chi phí, theo tôi, cần bố trí thêm một bảng thông báo nữa loại vừa đặt cạnh bảng thông báo cũ. Việc đặt cạnh bảng thông báo cũ nhằm tập trung thông báo những tin tức tại một khu vực, giúp cho nhân viên dễ dàng nắm bắt thông tin. Bảng thông báo này nhằm ghi chú thêm về lịch họp, lịch công tác, tuyên dương cá nhân xuất sắc, những thông tư, nghị định mới, và những ghi chú khác,… Như vậy, mỗi nhân viên sẽ ghi nhớ những lưu ý quan trọng, nâng cao hiệu quả công việc hơn.

1.2. Kđựng hsơ, tài liệu

Thực trạng

 Công việc sắp xếp các loại giấy tờ, hồ sơ vay vốn hay những tài liệu liên quan tuy khá đơn giản nhưng sẽ mất nhiều thời gianđể tìm kiếm khi cần nếu như chúng ta không sắp xếp một cách khoa học.

trong bìa cứng và để vào cùng ngăn tủ. Tuy được sắp xếp gọn gàng nhưng việclưu giữ các giấy tờ như thế này sẽ gây khó khăn và mất thời gian khi tìm một trong các loại giấy đó.

Giải pháp

 Theo tôi, phòng tín dụng cần bố trí thêm một kệ treo tường dạng có nhiều ngăn. Kệ treo tường như thế này vừa tiết kiệm không gian, diện tích trong phòng, vừa giải quyết một lượng lớn hồ sơ. Trên kệ, ta sử dụng những mẫu giấy ghi chú nội dung của từng loại hồ sơ rồi dán lên từng kệ riêng biệt nhằm phân loại và nhận biết dễ dàng từng kệ.

2. Đánh giá chung

2.1.Thun li

 Tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị, cô, chú trong tập thể Ngân

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng nn và ptnt huyện chợ gạo (Trang 33 - 46)