Các yếu tố chính phủ và chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty cổ phần gạch khối tân kỷ nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 55)

5. Bố cục của luận văn

2.4 Các yếu tố bên trong tác động đến phát triển thị trường của Công ty cổ

2.5.1.2 Các yếu tố chính phủ và chính trị

Ngành sản xuất gạch bê tơng khí chưng áp đang có được sự chủ trương khuyến khích của nhà nước, đặc biệt là Quyết định 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Bộ Xây dựng,

với chức năng quản lý của mình đã chủ động phổ biến, tuyên truyền, quảng bá chương trình và triển khai các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình.

Được sự ủng hộ của các Hội, Hiệp hội ngành nghề tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn, tham quan khảo sát; sự vào cuộc của các phương tiện thông tin truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến cho việc sản suất và sử dụng sản phẩm.

Gạch bê tơng khí chưng áp là một loại vật liệu xây dựng có nhiều ưu điểm vượt trội như: nhẹ, cách âm, cách nhiệt, là vật liệu xanh cho cơng trình xanh phù hợp với xu thế phát triển bền vững, nằm trong danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định trong

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Theo nội dung triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng chính phủ về “Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất sử dụng

gạch đất sét nung” và tại Hội thảo quốc tế “Các giải pháp đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung”, quy định sử dụng vật liệu xây

không nung:

 Theo quy mơ cơng trình: các cơng trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) không phân biệt nguồn vốn, địa bàn thi công, phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ.

 Theo nguồn vốn: tất cả các cơng trình dùng vốn ngân sách nhà nước xây trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc,…

Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan đề ra những cơ chế, chính sách thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào sản xuất VLXKN.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) thì các doanh nghiệp sẽ được hưởng

ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành. Cụ thể, với nguyên liệu trong nước chưa sản

xuất được cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi cơ sở đi vào sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng

5%, thuế thu nhập DN cũng được ưu đãi theo Chương III, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng cam kết sớm rà sốt, xem xét hồn chỉnh, đồng bộ các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy phạm hướng dẫn thi cơng.

Bên cạnh đó cũng xem xét các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến sản xuất và ứng dụng VLXKN.

Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho rằng Hệ thống quy phạm kỹ thuật đồng bộ sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai dự án của mình. Ví dụ, như đối với cơng tác thiết kế, thi công và nghiệm thu khối xây sử dụng VLXKN,

để đảm bảo chất lượng cơng trình, Bộ Xây dựng sẽ phải biên soạn quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia cho hoạt động này. Đây cũng là cơ sở pháp lý buộc các chủ đầu tư phải sử dụng VLXKN vào cơng trình.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Chiến lược Phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể là chuyển đổi mơ

hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế cacbon thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty cổ phần gạch khối tân kỷ nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 55)