Khẩu phần ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 43)

Chế độ ăn Nái kiểm định

(kg) Nái cơ bản (kg) Loại cám

Trước đẻ 3 ngày 3 2 Hi-Gro 567S

Trước đẻ 2 ngày 2 1,5 Hi-Gro 567S

Trước đẻ 1 ngày 1 1 Hi-Gro 567S

Ngày đẻ 0 – 1 0 - 1 Hi-Gro 567S

Sau đẻ 1 ngày 1 1 Hi-Gro 567S

Sau đẻ 2 ngày 2 2 Hi-Gro 567S

Sau đẻ 3 ngày 3 3 Hi-Gro 567S

Qua bảng 4.2 có thể thấy khẩu phần ăn giảm khi lợn đẻ và tăng dần sau khi đẻ. Sau khi đẻ nái thường mệt, ăn ít hoặc khơng ăn. Khi đưa nái từ chuồng bầu sang, cho ăn Hi-Gro 567S vì thức ăn cho nái nuôi con cần giàu dinh dưỡng hơn so với thức ăn cho nái chửa.

Khi lợn mẹ có dấu hiệu sắp đẻ phải được vệ sinh bầu vú, mông và bộ phận sinh dục bên ngồi bằng nước sát trùng ấm lỗng (tỷ lệ 1:3200). Trong

thời gian lợn mẹ đẻ phải chú ý theo dõi lợn mẹ, nếu thấy có hiện tượng đẻ khó như khoảng cách giữa các lần đẻ quá lâu hoặc có hiện tượng rặn nhưng khơng đẻ được thì phải có biện pháp can thiệp như tiêm oxytoxin, kiểm tra bằng que thăm và móc kết hợp với xoa bầu vú. Nếu phải dùng biện pháp móc cần rửa tay sạch bằng nước sát trùng, móng tay khơng được để dài, sau đó bơi gen và tiến hành móc. Khơng nên q lạm dụng vào móc vì sẽ dễ gây cho lợn mẹ bị viêm nếu vệ sinh và móc khơng đúng cách.

Lợn mẹ đẻ xong cần phải lau phần mông cho sạch, và bôi cồn Iod. Khẩu phần ăn trước, trong và sau khi đẻ cần được đúng chế độ để đảm bảo khả năng tiết sữa và nuôi con.

* Chuẩn bị ô úm cho lợn con khi sinh:

Ô úm phải được che chắn cẩn thận, nhiệt độ ủ ấm lợn con từ 0 - 7 ngày tuổi khoảng 37 - 39°C, từ 8 - 15 ngày tuổi khoảng 33 - 35°C, từ 15 - 21 ngày tuổi 28 - 31°C.

* Chăm sóc lợn con mới sinh

Lau dịch nhờn: khi lợn con được đẻ, ra nguời đỡ đẻ cần lau sạch nhờn trong miệng, mũi để tránh dịch nhờn chảy ngược vào khí quản gây ngạt thở, sau đó mới lau toàn thân.

Dùng bột lăn Mistral rắc từ phần cổ trở xuống nhằm hút ẩm, giúp lợn mau khô.

Bú sữa đầu: Lợn con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì đường ruột lợn con chỉ hấp thu kháng thể mẹ truyền khoảng 150 - 200 ml trong vòng 24 - 36 giờ. Đồng thời việc cho lợn con bú sớm cũng kích thích lợn mẹ tiết prolactin, tiết sữa và đẻ nhanh hơn.

Ghép bầy: Ghép bầy trong các trường hợp sau; lợn con mất mẹ, quá nhiều lợn con trong một đàn, lợn mẹ ít sữa hoặc lợn mẹ bị bệnh. Ghép bầy được thực hiện sau khi bú sữa đầu hoàn thiện, cụ thể ghép bầy sau 36 giờ lợn

con được sinh. Khi ghép bầy thì chuyển những lợn to của đàn sang đàn có khối lượng phù hợp và số ngày đẻ chỉ chênh lệch 1 - 2 ngày.

* Chăm sóc lợn con 1 ngày tuổi

Bấm đi: Để phịng cho lợn con khỏi cắn đuôi khi nuôi thịt, bằng cách dùng panh kẹp chặt ở vị trí sụn của đi, sau đó dùng kìm đã được sát trùng cắt, cắt xong sát trùng cồn iod.

Mài nanh: Nhằm phòng tổn thương vú mẹ do lợn con tranh bú và tổn thương lợn con do cắn nhanh giành bú. Dùng máy mài nanh chuyên dụng đã được sát trùng, mài 2 răng nanh của hàm trên và 2 nanh cưa hàm dưới. Mài 1/3 phía trên của răng nanh tránh mài quá sâu gây tổn thương lợi.

Bấm số tai: Để dễ nhận diện lợn, biết được lý lịch, theo dõi được khả năng sinh trưởng của từng cá thể và điều tra ngược khi ni thịt có vấn đề bệnh tật.

* Chăm sóc lợn con 3 ngày tuổi

Tiêm sắt để phòng thiếu máu trên cơ thể mẹ. Nếu thiếu máu lợn con bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, giảm sức đề kháng và tăng tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ.

Thiến lợn đực nhằm bớt tính hăng cho gia súc, vỡ béo nhanh, thịt mềm khơng có mùi hơi, nâng cao giá trị kinh tế đồng thời là biện pháp loại bỏ con đực không đủ phẩm chất là giống. Thiến lợn đực được thực hiện lúc 4-5 ngày tuổi.

* Chăm sóc lợn con giai đoạn từ 5 - 7 ngày tuổi

Tiến hành tập ăn sớm cho lợn con theo mẹ, số lần tập ăn 6 - 8 lần/ngày không để cám dư thừa quá 6 giờ sẽ làm giảm lượng ăn khi tập ăn. Phương pháp tập ăn cho lợn con hiệu quả cao nhất là sau khi lợn con bú mẹ, tập tính lợn con sau khi bú mẹ xong thường đi khám phá xung quanh chuồng lúc này sẽ gặp thức ăn rồi nhai. Thức ăn tập ăn cho lợn con mang nhãn hiệu 550P được lưu hành nội bộ của cơng ty CP.

* Chăm sóc lợn con được 15 - 17 ngày tuổi

Đây là giai đoạn lợn con sắp cai sữa, lượng thức ăn cung cấp sẽ thay thế hoàn toàn nguồn sữa mẹ, khẩu phần ăn cần cung cấp khoảng 0,037 g/ con.

* Chăm sóc lợn con 21 - 24 ngày tuổi

Tiến hành cai sữa cho lợn con dựa trên các điều kiện như sau: lợn con cai sữa phải khỏe mạnh, phải biết ăn, đạt trọng lượng thấp nhất 5,5 kg/con và trung bình 7 kg/con. Kết quả trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng trong 6 tháng, lợn con khơng mắc bệnh và có sức khỏe tốt, quá trình cai sữa diễn ra từ từ bằng cách giảm số lần bú, sau đó chuyển hẳn lợn sang chuồng úm.

Tổng số lợn con em đã tham gia chăm sóc, ni dưỡng tại trại được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng tại trang trại

Tháng Con đực (con) Con cái (con) Tổng

8 158 213 371

9 278 214 492

10 250 339 589

11 240 321 561

Tổng 926 1087 2013

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Trong 4 tháng làm tại chuồng đẻ em trực tiếp chăm sóc và ni dưỡng 2013 lợn con, trong đó 926 con đực và 1087 con cái. Số lợn con chăm sóc, ni dưỡng tương đối ổn định, dao động trong khoảng 371 đến 589 con trong 1 tháng. Q trình chăm sóc, ni dưỡng lợn con được thực hiện theo sự chỉ đạo của kỹ sư tại trại

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái và lợn con tại trại được trình bày ở bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho lợn nái và lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi

STT Nội dung công việc

Số lượng công việc cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được(lần) Tỷ lệ hồn thành cơng việc (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 240 225 93,75

2 Ghép đàn 28 17 60,71

3 Lau máng lợn con 140 115 82,14

4 Cho lợn bú sữa đầu 2013 1583 78,64

5 Tập ăn sớm cho lợn con 840 537 63,92

Như chúng ta đã biết, q trình chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 bữa/ ngày. Trong thời gian thực tập, đã thực hiện được 225 lần (đạt 93,75%) so với số lần phải cho lợn ăn trong 4 tháng. Công việc ghép đàn được thực hiện là 17 lần (đạt 60,71%). Ghép đàn được thực hiện trong các trường hợp như lợn con mất mẹ, có quá nhiều lợn con trong một đàn, lợn mẹ mất sữa hoặc bị bệnh.

Lau máng lợn con được thực hiện hàng ngày, heo con rất hay bài tiết vào máng ăn nên phải được làm vệ sinh thật sạch trước và sau khi cho lợn con ăn. Trong thời gian thực tập đã thực hiện được 115 lần, hồn thành 82,14% cơng việc được giao.

Em đã thực hiện được 1583 lần cho lợn con bú sữa đầu (đạt 78,64%), cho lợn con bú sữa đầu là điều rất quan trọng vì trong sữa đầu chứa nhiều kháng thể giúp lợn con tránh được các mầm bệnh bên ngồi, đồng thời kích lợn mẹ tiết prolactin, tiết sữa và đẻ nhanh hơn.

Khi lợn con được 5 ngày tuổi, đã tiến hành tập cho lợn con ăn với số bữa là 6 bữa/ ngày, em đã thực hiện được 537 lần (đạt 63,92%) so với số lần phải cho lợn ăn trong 6 tháng.

Việc tập ăn sớm cho lợn con có rất nhiều tác dụng:

+ Thứ nhất: tăng cường sự phát triển và khả năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa do kích thích đường tiêu hóa của lợn con sản sinh ra men tiêu hóa để làm quen với thức ăn bên ngoài.

+ Thứ hai: giảm gánh nặng hao mòn lợn mẹ do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài, đồng thời việc cai sữa được chủ động và lợn con ít bị hao hụt khi cai sữa.

4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh Nguyễn Văn Khanh

Quá trình thực hiện chuyên đề em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại

Tháng

Con đực (con) Con cái (con)

Số con theo dõi (con) Số con còn sống (con) Tỷ lệ (%) Số con theo dõi (con) Số con còn sống (con) Tỷ lệ (%) 8 158 152 96,20 213 210 98,59 9 278 271 97,48 214 211 98,59 10 250 247 98,80 339 329 97,05 11 240 238 99,20 321 315 98,13 Tổng 926 908 98,0 1087 1065 97,98

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của lợn con nuôi tại trại đạt khá cao, trong đó đực là 98,0% lợn con cái là 97,98%. Tỷ lệ nuôi sống của

lợn con phụ thuộc rất lớn vào q trình chăm sóc, ni dưỡng. Lợn con có thể chết do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khi lợn con sinh ra có thể chết do quá yếu, mắc bệnh hay trong quá trình sống bị mẹ dẫm đè. Ngoài ra, cần chú ý công tác vệ sinh trong và ngồi chuồng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp tránh làm cho các mầm bệnh phát triển.

4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh ngày tuổi tại trang trại Nguyễn Văn Khanh

4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuồng và các vận dụng xung quanh, đều được cọ rửa sạch sẽ, tiếp đó là phun thuốc khử trùng tiêu độc và để trống chuồng từ ngày 4 - 5 ngày, sau đó mới chuyển nái lên để chờ đẻ. Trong thời gian lợn nái chờ đẻ hàng ngày phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Mỗi cửa chuồng đều có hố sát trùng, trước khi vào chuồng đều phải dẫm qua hố sát trùng (tỷ lệ nước sát trùng trong hố 1:200). Hố sát trùng được thay vào đầu mỗi buổi sáng khi công nhân và kĩ sư vào chuồng đều phải đi qua hố sát trùng. Hàng ngày phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận.

Đường tra thức ăn, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo và sạch sẽ. Phân được tập trung đưa ra kho hàng ngày không để tồn đọng ở trong chuồng.

Mỗi người làm trong chuồng đều quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt, bẩn sẽ dễ làm mầm bệnh phát triển.

Trong thời gian thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp, những ơ có lợn con bị tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng. Lợn con bị tiêu chảy được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỉ lệ 1:3200), sau đó được thả vào quây úm

và rắc bột mistral để lợn con nhanh khơ và cơ thể nhanh ấm. Cịn khi thời tiết nóng hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt gió ở cuối chuồng được hoạt động cố định. Vào mùa đông các dàn mát ở đầu chuồng ngưng hoạt động và trở thành bức tường che chắn đồng thời các các bóng đèn sưởi trong các ổ úm được bật lên đảm bảo cho nhiệt độ ở trong chuồng đủ ấm.

Qua đó ta thấy việc vệ sinh phịng bệnh, nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn ni, sinh sản... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân thực hiện chặt chẽ. Kết quả thực hiện vệ sinh, phịng bệnh tại trại được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả vệ sinh, phịng bệnh tại cơ sở

Cơng việc Kế hoạch đặt ra (lần) Số lượng công việc đạt được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 122 109 89,34

Phun sát trùng 64 52 82,25

Quét và rắc vôi 120 98 81,67

Nhìn vào bảng 4.6 ta có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vơi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian 4 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 109 lần vệ sinh chuồng (đạt tỷ lệ 89,34%) và 98 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 81,67%) so với kế hoạch của trại đề ra. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 4 lần/tuần. Nếu trại có tình hình dịch bệnh thì sẽ được

tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi

4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại tuổi tại trại

Quy trình tiêm phịng, phịng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xun và bắt buộc. Tiêm phịng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phịng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phịng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại

Thời điểm phòng Bệnh được phòng Loại vắc xin Liều dùng (ml) Tổng số lợn (con) Số con tiêm (con) Tỷ lệ (%) An toàn (%) 1 - 3

ngày tuổi Thiếu sắt Prolongal 2 ml/

con 2013 893 44,36 100

3 ngày tuổi Cầu trùng Baycox 5% 1 ml/

con 2013 878 43,93 100 10 - 14

ngày tuổi Suyễn Mycoplasma

2 ml/

con 2007 645 32,14 100 14 - 21

ngày tuổi Còi cọc

Circomaster vac

1 ml/

con 2007 632 31,49 100

Nhìn vào bảng 4.7. có thể thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn con từ 1 - 3 ngày tuổi sẽ được

tiêm chế phẩm Prolongal để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt và cho uống cầu trùng. Em đã tiêm Prolongal cho 893 con trên tổng 2013 con phải tiêm (đạt 44,36%). Lợn con được 3 ngày tuổi sẽ được cho uống Baycox 5% để phòng bệnh cầu trùng, em đã cho được 878 con uống trên 2013 con phải uống (đạt 43,93%)

Lợn con từ 10 - 14 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, em đã tiêm được cho 645 con trên 2007 (đạt 32,14% ). Lợn con 14 ngày tuổi được tiêm vắc xin circovac phòng còi cọc và em đã tiêm được 632 con trên 2007 con phải tiêm (đạt tỷ lệ 31,49% so ). Tất cả lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trang trại nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 43)