1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Hệ thống chính sách thuế
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống chính sách thuế của nước ta hiện nay. Có thể nói, bất kỳ một chính sách nào khi được ban hành và muốn thực hiện thành cơng thì trước hết các đối tượng điều chỉnh của chính sách đó phải hiểu được chính sách đó. Đối với chính sách thuế, để NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ. Hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế.
Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản lý thu thuế không khoa học, không phù hợp sẽ không đạt được hiệu quả cao. Do đó việc tổ chức bộ máy quản lý và xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp là nhân tố hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công trong công tác quản lý thuế.
1.3.1.2 Môi trường quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế là hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nước. Tất cả tầng lớp dân cư trong xã hội, các vùng địa giới hành chính của một quốc gia: ở đâu có hoạt động kinh tế (mua bán hay cung cấp dịch vụ…) hay có thu nhập đới với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế. Vì vậy, để
có một cơ chế quản lý thu thuế tốt, mơi trường xã hội, mơi trường pháp lý nói chung hay về thuế nói riêng, một số thể chế quản lý kinh tế và xã hội liên quan cũng phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ.
Thực tế cho thấy, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thực hiện Luật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu khơng hiểu biết, tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không được phát hiện, tố giác. Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên hoặc đồng tình ủng hộ.
1.3.1.3 Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Trước đây chúng ta đã thực hiện theo phương thức cơ quan quản lý thuế tính thuế, gửi thơng báo tới từng đơn vị và người nộp thuế. Điều này tạo nên gánh nặng về nghiệp vụ cho ngành thuế và mang tính áp đặt khơng phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế. Nhưng hiện nay, với cơ chế tự khai tự nộp thuế và cơ quan thuế quản lý theo bốn chức năng người nộp thuế đã có ý thức hơn trong việc xác định mức thuế phải nộp của đơn vị, cá nhân mình. Tạo nên sự thơng suốt cũng như phát huy được hết tính tương tác hai chiều giữa cơ quan thuế quản lý và người nộp thuế.
Mặt khác, cơ sở vật chất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, làm thay đổi giảm chi phí việc thực hiện quản lý thuế. Một hệ thống thuế hiệu quả cịn được đánh giá thơng qua chi phí phải bỏ ra để thu được thuế. Từ chi phí thực hiện cơng tác thu, duy trì bộ máy đều cần được cân nhắc và thiết kê sao cho phù hợp.
1.3.1.4 Ý thức của người nộp thuế
Hộ kinh doanh thường mang tính tự phát, phát triển nhanh, tuy nhiên trình độ chun mơn, khả năng quản lý theo phương thức truyền thống " cha truyền con nối" tự học, tự tích lũy kinh nghiệm, nên khả năng hiểu biết về pháp luật cịn rất hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn, thách thức cho công tác quản lý thuế hộ kinh doanh.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Mục tiêu của công tác quản lý thu thuế là tập trung huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Sự tự
nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của NNT là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó. Chính vì vậy mà ý thức chấp hành chính sách phát luật về thuế của NNT cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế.
Do số thu từ hộ kinh doanh cá thể nhỏ, chiếm tỷ trọng ít nên thường các chi cục thuế không tập trung chỉ đạo thu. Bên cạnh đó quản lý thu thuế hộ kinh doanh chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp của các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.
Trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế có ý nghĩa quyết định đến kết quả cơng tác quản lý thuế vì chính họ là những người trực tiếp làm nhiệm vụ thu thuế. Chính vì vậy mà cơng tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thuế cần phải được quan tâm.
Bên cạnh đó các nhân tố như phương tiện làm việc, chế độ lương bổng thấp dẫn đến đời sống gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ thiếu kiên định bị các đối tượng kinh doanh dùng lợi ích lợi dụng mua chuộc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thu thuế.