0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN VÒNG ĐỜI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (BRACHIONUS ANGULARIS) (Trang 25 -44 )

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Nhiệt độ

Thí nghiệmđược thực hiện trong phòng có máy điều hòa và nhiệt độđược giữổn định bằng heater. Nhiệtđộ được thực hiện là nhiệtđộ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng Brachionus angularis là 28oC (Nguyễn Văn Hải,2008).

4.2.Thí nghiệm: Ảnh hưởng của pH lên vòng đời và sự phát triển của luân

trùng Brachionus angularis.

4.2.1.Ảnh hưởng của pH lên thời gian thành thục của luân trùng Brachionus

angularis (từ lúc sinh ra đến lần thành thục đầu tiên).

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9

Hình 4.2.1. Thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularisở các pH khác nhau.

Qua bảng 4.2.1và biểu đồ 4.2.1 thể hiện thời gian giữa thành thục lầnđầu tiên của luân trùng Brachionus angularis tuy không có sai biệt thống kê nhưng có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá trị pH từ 5 đến 8. Ở pH = 9 đạt giá trị cao nhất là 26giờ 38phút và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là ở pH = 8 (16giờ 34phút). Thời gian thành thục ở giá trị pH = 8 có thể do đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của luân trùng Brachionus

angularis. Mặt khác thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng là 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008; Dhert, 1996, nhiệt độ tối ưu là từ 20 – 30 oC) cho nên ở pH này luân trùng có thời gian thành thục tương đối ngắn. Đối với các giá trị pH từ 5 đến 7 có thời gian thành thục cao hơn và đều vượt qua 17 giờ. Điều này phù hợp với kết quả của Hoff và Snell (2004), giá trị pH thích hợp cho sự phát triển của luân trùng là từ 7,5 – 8,5. Và theo Ludwing (1993), ở pH từ 6 đến 8 thì luân trùng có khả năng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả trên thì ở pH = 9, thời gian thành thục của luân trùng có xu hướng kéo dài thêm, có thể do ở pH này không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nhưng chúng vẫn có khả năng sốngđược.

Bảng 4.2.1 thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularis

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ)

pH = 5 17.50a ± 1.27

pH = 6 17.33a ± 1.12

pH = 7 17.30a ± 1.0

pH = 8 16.34 a± 0.61

pH = 9 26.38b ± 3.14

Ghi chú: các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05).

Theo bảng 4.2.1 thời gian thành thục lần đầu của luân trùng có giá trị tương đương nhau ở pH acid, trung tính hay hơi kiềm. Ở pH = 9 (pH kiềm) thì thời gian thành thục cao hơn. Điều này phù hợp với nhận định của Sladecek (1983), Berzins and Pejler (1987), là luân trùng có thể sống được phổ biến trong môi từ acid đến môi trường kiềm (pH = 4,5 – 8,5). Thời gian thành thục từ khi mới nở đến lúc trưởng thành của luân trùng Brachionus plicatilisở nhiệt độ từ 15 – 25oC là 1,3 – 3 ngày (Ruttner-Kolisko, 1972) và từ 0,5 – 1,5 ngày (Dhert, 1996) cao hơn thời gian thành thục của luân trùng Brachionus angularis trong thí nghiệm này là từ 16giờ 34phút – 26giờ 38phút ở pH từ 5 đến 9.

4.2.2. Ảnh hưởng của pH lên thời gian phát triển phôi. 0.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8

Hình 4.2.2. Thời gian trung bình của quá trình phát triển phôi.

Qua hình 4.2.2 thể hiện thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở các pH từ 5 đến 8, thấp nhất là ở pH = 5 và cao nhất là ở pH = 8, với giá trị tương ứng là 7giờ 43phút ± 0,77 và 10giờ 32phút ± 2,75. Ở các giá trị pH khác pH từ 5 đến 7 có thời gian phát triển phôi tương đương nhau với 7giờ 43phút ± 0.62, 7giờ 43phút ± 0.77 và 7giờ 50phút ± 0.29. Như vậy, khi nuôi luân trùng ở pH từ 5 đến 8 thì thời gian phát triển phôi trong môi trường acid nhanh hơn so với trong môi trường trung tính hay hơi kiềm.

Ở pH = 9, có thể đây là điều kiện không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nên luân trùng dễ bị chết trước khi mang trứng hoặc có mang trứng nhưng với số lượng thấp hay luân trùng chết trước khi trứng kịp nở (phụ lục), nên trong quá trình thí nghiệm không theo dõi được quá trình phát triển phôi của luân trùng.

Bảng 4.2.2. Thời gian phát triển phôi giữa các nghiệm thức (giờ/phút).

Ghi chú: các trị số khác nhau trong cùng một cột thể hiện giá trị có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

Qua bảng 4.2.2 thể hiện các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức pH từ 5 đến 7 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, riêng đối với nghiệm thức pH = 8 khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.05) đối với các nghiệm thức khác. Điều này cho thấy, có thể khi luân trùng được nuôi ở điều kiện pH tăng dần thì thời gian phát triển phôi càng lâu.

Theo kết quả nghiên cứu của Rittner – Kolirko (1972), thì thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilis nằm trong khoảng từ 0.6 – 1.3 (ngày) ở nhiệt độ từ 15 – 25oC, 20giờ 31phút (Castellanos, Kurokura và Kasahara, 1988). Điều này cho thấy, luân trùng Brachionus angularis có thời gian phát triển phôi thấp hơn thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilisở điều kiện

nhiệt độ là 28oC cao hơn điều kiện thí nghiệm của Ruttner-Kolisko là 15 – 25oC. Bảng 4.2.2 Thời gian phát triển phôi trung bình của trứng cuối cùng trong vòng

đời luân trùng Brachionus angularis.

Ghi chú: Các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Các trị số giống nhau trong cùng một hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05).

Từ bảng 4.2.2 cho thấy mặc dù không có sự khác biệt thống kê nhưng thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở trứng cuối cùng cao hơn so với thời gian phát triển phôi trung bình của những trứng được sinh sản trước đó. Nguyên nhân chính có thể do, trong quá trình sinh sản của luân trùng thì càng về

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút)

pH = 5 7.43a ± 0.77

pH = 6 7.43a ± 0.62

pH = 7 7.50a ± 0.29

pH = 8 10.32b ± 2.75

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) Giá trị trung bình (trứng cuối/giờ/phút) pH = 5 7.43a ± 0.77 8.07a ± 1.9 pH = 6 7.43a ± 0.62 7.37a ± 2.76 pH = 7 7.50a ± 0.29 7.77a ± 0.63 pH = 8 10.32b ± 2.75 11.40b ± 4.28

sau luân trùng có tuổi thọ càng cao, nên thường thì trứng cuối cùng sẽ được đẻ ra muộn và có thời gian phát triển muộn hơn so với ở những trứng khác.

4.2.3. Ảnh hưởng của pH lên nhịp sinh sản.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8

Hình 4.2.3. Thời gian trung bình giữa hai lần sinh sản dưới sự ảnh hưởng của pH.

Qua hình 4.2.3 cho thấy trong khoảng pH từ 5 đến 8 thì thời gian giữa hai lần sinh sản của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá trị pH. Giá trị cao nhất là ở pH là 5 với 3giờ 51phút, thấp nhất là ở giá trị pH là 8 với 2giờ 37phút. Điều này có thể do ở pH = 8 và nhiệt độ là 28oC thì thích hợp cho sự sinh sản của luân trùng Brachionus angularis nên ở điều kiện này luân trùng có xu hướng gia tăng quần thể nhanh hơn so với các giá trị pH khác (Nguyễn Văn Hải, 2008). Nhịp sinh sản của luân trùng ở giá trị pH = 8 có xu hướng nhanh hơn. Ở giá trị pH từ 5 đến 7 thì nhịp sinh sản chậm hơn so với ở pH là 8 với thời gian giữa hai lần sinh sản lần lượt là 3giờ 52phút ± 0.68, 3giờ 45phút ± 1.05 và 3giờ 9phút ± 0.51. Trong đó ở pH = 7 thì có thời gian nhanh hơn so với ở pH từ 5 đến 6 (3giờ 9phút). Như vậy, nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng nhanh hơn khi đi từ giá trị pH từ 5 đến 8.

Bảng 4.2.3 Giá trị trung bình nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis.

Ghi chú: Các trị số giống nhau trên cùng một cột khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0.05).

Qua bảng 4.2.3 cho thấy sự khác biệt giữa hai nghiệm thức 5 và 6 không có ý nghĩa thống kê và giữa nghiệm thức 7 và 8 cũng không có ý nghĩa thống kê, nhưng nghiệm thức 5, 6 có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 7, 8 (P<0.05). Theo Dhert (1996), thì thời gian giữa hai lần sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis là 4 giờ và 4 – 7 giờ ở nhiệt độ từ 15 – 25oC (Ruttner – Kolisko, 1972). Điều này cho thấy kết quả thí nghiệm trên luân trùng Brachionus angularis có thời gian giữa hai lần sinh sản thấp hơn (ở nhiệt độ là 28oC) so với luân trùng

Brachionus plicatilis cho thấy luân trùng Brachionus angularis có tốc độ gia tăng quần thể nhanh. Theo kết quả nghiên cứu của Mittchell (1992), Wang et al

(1997), Xi and Huang (1999) thì pH tối ưu hỗ trợ phát triển tối đa tốc độ gia tăng quần thể là từ 7.5 – 9.5, trong đó luân trùng Brachionus calycifloris có thể đạt tốc độ tăng trưởng tốt tại giá trị pH là 6. Trong khi trong thí nghiệm của chúng tôi, thì tốc độ gia tăng quần thể của luân trùng cao ở pH từ 7 đến 8, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Xu Wang Yin – Cui Juan Niu (2007), về ảnh hưởng của pH lên khả năng sống, sự sinh sản và sự phát triển của trứng lên sự phát triển của năm loài luân trùng (Brachionus calyciflorus, Brachionus angularis, Brachionus urceiolaris, Brachionus quadridentatus, brachionus patulus) thì thấy rằng ba loài BrachionusBrachionus angularis, Brachionus quadridentatus,

Brachionus patulus có tốc độ tăng trưởng và sự gia tăng quần thể cao ở pH từ 6 đến 8.

Từ những kết quả trên cho thấy luân trùng Brachionus angularis sống và sinh trưởng tốt ở pH từ trung tính đến hơi kiềm (Sladecek, 1983; Berzins and Pejler, 1987). Nhịp sinh sản của chúng tương đối nhanh ở pH từ 7 đến 8 và chậm hơn ở pH từ 5 đến 6, và so với luân trùng Brachionus plicatilis thì chúng có nhịp sinh sản nhanh hơn ở pH tối ưu trong khi theo thí nghiệm của Mittchell (1992), thì pH tối ưu cho sự gia tăng quần thể tối đa của luân trùng là từ 7,5 đến 9,5.

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút)

pH = 5 3.52a ± 0.68

pH = 6 3.45a ± 1.05

pH = 7 3.09b ± 0.51

Ở nghiệm thức pH = 9, do luân trùng mẹ chết trước khi mang trứng hoặc trứng không phát triển được có thể do luân trùng Brachionus angularis không thể sinh sản ở pH quá cao (pH > 9).

4.2.4. Ảnh hưởng của pH lên tuổi thọ luân trùng

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9 Hình 4.2.4. Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis (giờ)

Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với giá trị pH từ 5 đến 8. Ở pH là 5 tuổi thọ trung bình của luân trùng đạt mức giá trị thấp nhất là 57giờ 06phút (2ngày 5giờ 6phút), tuổi thọ trung bình cao nhất được thể hiện ở pH = 8 với 75giờ 06phút (3ngày 3giờ 6phút). Nguyên nhân có thể do, ở pH = 8 là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của luân trùng, nên ở pH này luân trùng đạt tuổi thọ cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác. Tuổi thọ trung bình của luân trùng vẫn đạt giá trị cao ở pH = 7 với 68giờ 20phút (2ngày 20giờ 20phút). Điều này cho thấy tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis có xu hướng cao dần lên khi đi từ môi trường acid đến môi trường trung tính hay hơi kiềm. Theo kết quả thí nghiệm của Trần Bình Nguyên (2008), thì luân trùng Brachionus angularis có thể phát triển tốt ở pH từ 7,0 đến 7,2. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy, tuổi thọ trung bình của luân trùng ở pH = 7 khác biệt có ý nghĩa so với pH từ 5 đến 6.

Qua đồ thị cho thấy, nếu môi trường nuôi càng về gần điểm cực thuận của luân trùng pH từ 7.5 đến 8.5 (Hoff và Snell, 2004), nhiệt độ từ 20 – 30oC (Dhert, 1996), tốt nhất là ở 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008), thì tuổi thọ trung bình của luân trùng có xu hướng ngày càng cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Yin và Niu (2008), cho rằng đối với loài Brachionus angularis thì tốc độ tăng trưởng và sự gia tăng quần thể tốt ở pH từ 7 đến 8.

Ở pH là 9, tuổi thọ trung bình của luân trùng đạt giá trị thấp nhất với 44giờ 39phút (1ngày 20giờ 39phút). Nguyên nhân có thể do ở pH này không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng, nên tuy luân trùng có khả năng sống được nhưng sự sinh trưởng và phát triển chậm (kết quả của sự ảnh hưởng pH lên thời gian thành thục lần đầu của luân trùng). Do đó ở pH này luân trùng có tuổi thọ thấp hơn so với ở giá trị pH từ 5 đến 8.

Theo kết quả nghiên cứu của Ruttner – Kolisko (1972) đối với tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus plicatilis thì tuổi thọ trung bình của luân trùng

Brachionus plicatilis đạt giá trị từ 7.0 – 15 ngày ở điều kiện nhiệt độ từ 15 – 25oC. Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus calyciflorus ở vào khoảng trên 2 ngày khi pH = 5.5 – 6.5 và 4.0 – 4.3 ngày ở pH = 8.5 – 9.5 (Mittchell, 1992). Tuổi thọ trung bình của luân trùng ở vào khoảng 6 ngày, 8 ngày (Dương chí Dũng 2000). Từ các kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình của luân trùng

Brachionus angularis thấp hơn tuổi thọ trung bình so với các loài cùng giống

Brachionus. Ở điều kiện pH = 8 nhiệt độ là 28oC thì luân trùng chỉ đạt tuổi thọ trung bình là 75giờ 06phút (3ngày 3giờ 6phút). Điều này có thể do nhịp sinh sản của luân trùng Brachionus angularis nhanh, làm cho luân trùng Brachionus angularis phải tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình sinh sản dẫn đến tuổi thọ trung bình thấp hơn so với các giống loài luân trùng khác.

Bảng 4.2.4 Tuổi thọ trung bình của luân trùng Brachionus angularis ở các pH khác nhau.

Ghi chú: các trị số khác nhau trên cùng một cột thể hiên có ý nghĩa thống kê (p = 0.05).

Theo bảng 4.2.4 cho thấy sự khác biệt tuổi thọ trung bình của luân trùng ở nghiệm thức pH = 5 và pH = 6 không có ý nghĩa thống kê và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức khác. Tuổi thọ trung bình của luân trùng

Brachionus angularis đạt giá trị từ 44giờ 38phút (pH = 9) – 75giờ 06phút (pH = Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút)

pH = 5 57.06b ± 9.06 (2ngày 9giờ 6phút) pH = 6 60.24b ± 5.81 (2ngày 12giờ 24phút) pH = 7 68.20c ± 3.92 (2ngày 20giờ 20phút) pH = 8 75.06d ± 10.96 (3ngày 3giờ 6phút) pH = 9 44.39a ± 7.21 (1ngày 20giờ 39phút)

8), trung bình đạt tuổi thọ trên 2 ngày (61giờ 15phút ± 12.96) ở giá trị pH từ 5 đến 9.

4.2.5. Ảnh hưởng của pH lên sức sinh sản của luân trùng

Bảng 4.2.5 Số lượng trứng trung bình ở từng pH

Ghi chú: Các trị số giống nhau trong cùng một cột thì không có ý nghĩa thống kê ở (P< 0.05).

Qua bảng 4.2.5 cho thấy sức sinh sản/con cái trung bình ứng với mỗi giá trị pH có xu hướng tăng dần từ pH từ 5 đến 8. Ở gia trị pH = 5 có sức sinh sản thấp nhất với 9,1 ± 3,38 trứng/con cái và ở giá trị pH = 8 có sức sinh sản cao nhất với 15,7 ± 2,16 trứng/con cái. Cũng theo bảng kết quả cho thấy sự khác biệt giữa nghiệm thức pH = 5 với nghiệm thức pH = 6 và nghiệm thức pH = 7 với nghiệm thức pH = 8 là không có ý nghĩa thống kê. Nhưng giữa nghiệm thức pH từ 5 đến 6 và pH từ 7 đến 8 là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Nguyên nhân là do ở nghiệm thức pH từ 7 đến 8, tuổi thọ trung bình của luân trùng cao với 2ngày 20giờ 20phút ± 3,92 (pH = 7) và 3ngày 3giờ 6phút ± 10,96 (pH = 8) , nhịp sinh sản nhanh (3giờ 9phút ± 0,51 và 2giờ 37phút ± 0,39) nên ở pH này luân trùng có sức sinh sản cao hơn so với ở các giá trị pH khác. Đặc biệt là ở giá trị pH = 8 với nhiệt độ của thí nghiệm là 28oC, luân trùng có sức sinh sản cao với 15,7 trứng/con

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN VÒNG ĐỜI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (BRACHIONUS ANGULARIS) (Trang 25 -44 )

×