Ảnh hưởng của pH lên thời gian thành thục

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis) (Trang 26 - 28)

angularis (từ lúc sinh ra đến lần thành thục đầu tiên).

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9

Hình 4.2.1. Thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularisở các pH khác nhau.

Qua bảng 4.2.1và biểu đồ 4.2.1 thể hiện thời gian giữa thành thục lầnđầu tiên của luân trùng Brachionus angularis tuy không có sai biệt thống kê nhưng có xu hướng tỷ lệ nghịch với giá trị pH từ 5 đến 8. Ở pH = 9 đạt giá trị cao nhất là 26giờ 38phút và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là ở pH = 8 (16giờ 34phút). Thời gian thành thục ở giá trị pH = 8 có thể do đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của luân trùng Brachionus

angularis. Mặt khác thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng là 28oC (Nguyễn Văn Hải, 2008; Dhert, 1996, nhiệt độ tối ưu là từ 20 – 30 oC) cho nên ở pH này luân trùng có thời gian thành thục tương đối ngắn. Đối với các giá trị pH từ 5 đến 7 có thời gian thành thục cao hơn và đều vượt qua 17 giờ. Điều này phù hợp với kết quả của Hoff và Snell (2004), giá trị pH thích hợp cho sự phát triển của luân trùng là từ 7,5 – 8,5. Và theo Ludwing (1993), ở pH từ 6 đến 8 thì luân trùng có khả năng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả trên thì ở pH = 9, thời gian thành thục của luân trùng có xu hướng kéo dài thêm, có thể do ở pH này không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nhưng chúng vẫn có khả năng sốngđược.

Bảng 4.2.1 thời gian thành thục trung bình của luân trùng Brachionus angularis

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ)

pH = 5 17.50a ± 1.27

pH = 6 17.33a ± 1.12

pH = 7 17.30a ± 1.0

pH = 8 16.34 a± 0.61

pH = 9 26.38b ± 3.14

Ghi chú: các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05).

Theo bảng 4.2.1 thời gian thành thục lần đầu của luân trùng có giá trị tương đương nhau ở pH acid, trung tính hay hơi kiềm. Ở pH = 9 (pH kiềm) thì thời gian thành thục cao hơn. Điều này phù hợp với nhận định của Sladecek (1983), Berzins and Pejler (1987), là luân trùng có thể sống được phổ biến trong môi từ acid đến môi trường kiềm (pH = 4,5 – 8,5). Thời gian thành thục từ khi mới nở đến lúc trưởng thành của luân trùng Brachionus plicatilisở nhiệt độ từ 15 – 25oC là 1,3 – 3 ngày (Ruttner-Kolisko, 1972) và từ 0,5 – 1,5 ngày (Dhert, 1996) cao hơn thời gian thành thục của luân trùng Brachionus angularis trong thí nghiệm này là từ 16giờ 34phút – 26giờ 38phút ở pH từ 5 đến 9.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis) (Trang 26 - 28)