Ảnh hưởng của pH lên thời gian phát triển phôi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis) (Trang 28 - 30)

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Giờ pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8

Hình 4.2.2. Thời gian trung bình của quá trình phát triển phôi.

Qua hình 4.2.2 thể hiện thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở các pH từ 5 đến 8, thấp nhất là ở pH = 5 và cao nhất là ở pH = 8, với giá trị tương ứng là 7giờ 43phút ± 0,77 và 10giờ 32phút ± 2,75. Ở các giá trị pH khác pH từ 5 đến 7 có thời gian phát triển phôi tương đương nhau với 7giờ 43phút ± 0.62, 7giờ 43phút ± 0.77 và 7giờ 50phút ± 0.29. Như vậy, khi nuôi luân trùng ở pH từ 5 đến 8 thì thời gian phát triển phôi trong môi trường acid nhanh hơn so với trong môi trường trung tính hay hơi kiềm.

Ở pH = 9, có thể đây là điều kiện không thích hợp cho sự phát triển của luân trùng nên luân trùng dễ bị chết trước khi mang trứng hoặc có mang trứng nhưng với số lượng thấp hay luân trùng chết trước khi trứng kịp nở (phụ lục), nên trong quá trình thí nghiệm không theo dõi được quá trình phát triển phôi của luân trùng.

Bảng 4.2.2. Thời gian phát triển phôi giữa các nghiệm thức (giờ/phút).

Ghi chú: các trị số khác nhau trong cùng một cột thể hiện giá trị có ý nghĩa thống kê (P < 0.05)

Qua bảng 4.2.2 thể hiện các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức pH từ 5 đến 7 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, riêng đối với nghiệm thức pH = 8 khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0.05) đối với các nghiệm thức khác. Điều này cho thấy, có thể khi luân trùng được nuôi ở điều kiện pH tăng dần thì thời gian phát triển phôi càng lâu.

Theo kết quả nghiên cứu của Rittner – Kolirko (1972), thì thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilis nằm trong khoảng từ 0.6 – 1.3 (ngày) ở nhiệt độ từ 15 – 25oC, 20giờ 31phút (Castellanos, Kurokura và Kasahara, 1988). Điều này cho thấy, luân trùng Brachionus angularis có thời gian phát triển phôi thấp hơn thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus plicatilisở điều kiện

nhiệt độ là 28oC cao hơn điều kiện thí nghiệm của Ruttner-Kolisko là 15 – 25oC. Bảng 4.2.2 Thời gian phát triển phôi trung bình của trứng cuối cùng trong vòng

đời luân trùng Brachionus angularis.

Ghi chú: Các trị số giống nhau trong cùng một cột không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05). Các trị số giống nhau trong cùng một hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05).

Từ bảng 4.2.2 cho thấy mặc dù không có sự khác biệt thống kê nhưng thời gian phát triển phôi của luân trùng Brachionus angularis ở trứng cuối cùng cao hơn so với thời gian phát triển phôi trung bình của những trứng được sinh sản trước đó. Nguyên nhân chính có thể do, trong quá trình sinh sản của luân trùng thì càng về

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút)

pH = 5 7.43a ± 0.77

pH = 6 7.43a ± 0.62

pH = 7 7.50a ± 0.29

pH = 8 10.32b ± 2.75

Nghiệm thức Giá trị trung bình (giờ/phút) Giá trị trung bình (trứng cuối/giờ/phút) pH = 5 7.43a ± 0.77 8.07a ± 1.9 pH = 6 7.43a ± 0.62 7.37a ± 2.76 pH = 7 7.50a ± 0.29 7.77a ± 0.63 pH = 8 10.32b ± 2.75 11.40b ± 4.28

sau luân trùng có tuổi thọ càng cao, nên thường thì trứng cuối cùng sẽ được đẻ ra muộn và có thời gian phát triển muộn hơn so với ở những trứng khác.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ph lên vòng đời luân trùng nước ngọt (brachionus angularis) (Trang 28 - 30)