Âm nhạc thời Lê

Một phần của tài liệu Giáo trình Âm nhạc Việt Nam (Trang 25)

Kiến thức: Nền Âm nhạc Việt Nam thời Lê

Kỹ năng: Nắm được bối cảnh, diễn biến lịch sử và những đặc điểm của nền Âm nhạc Việt Nam thời Lê.

1. Bối cảnh chung và diễn trình lịch sử

1.1. Tích cực chính quy hóa nền âm nhạc dân tộc, đặc biệt là âm nhạc cung đình

Sau mười năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường trước kẻ thù nhà Minh, ngày 3 tháng 1 năm 1428, nghĩa quân Lam Sơn đã quét sạch toàn bộ quân thù xâm lược ra khỏi bờ cõi. Trong khơng khí đầ tự hào, Lê Thái Tổ bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước, khơi phục văn hóa dân tộc sau những năm bị tàn phá nặng nề. Chính sự được đặt lại, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt quan chức, dựng học hiệu… Các triều đại sau tiếp tục sự nghiệp của Lê Thái Tổ, sửa sang chính sự, củng cố chếđộ phong kiến tập quyền.

Tháng giêng năm 1437 Lê Thái Tông sai Nguyễn Trãi cùng Lương Đăng làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa. Song với hai luồng tư tưởng trái chiều nhau vì thế Nguyễn Trãi đã nộp đơn từ việc. Nhân đó Lương Đăng dâng thư đê nghị quy chế mới, theo đó nhạc trong triều đình gồm nhiều thể loại như; nhạc tế giao, nhạc tế mếu… Dàn nhạc trong cung đình cũng được chia làm hai loại là; Đường Thượng chi nhạc (nhạc trên đường) và Đường Hạ Chi nhạc (nhạc dưới đường). Về cơ bản, những quy chế dàn nhạc mới do Lương Đăng dâng là bắt trước theo quy chế âm nhạc của nhà Minh, từ cấu trúc dàn nhạc, các nhạc khí đến quan niệm bát âm của Trung Hoa.

Đến thời Lê Thái Tông, âm nhạc cung đình và dân gian được sắp xếp lại, nhạc cung đình có hai bộ phận là Thự đồng văn và Thự nhã nhạc, do quan thái thường trơng coi. Cịn ca nhạc dân gian thì giao cho Ty giáo phường coi giữ.

Nhìn chung dưới thời Lê nổi bật lên một sốnét đáng lưu ý đó là;

Khuynh hướng xây dựng nền âm nhạc đân tộc theo những khuân mẫu Trung Hoa và cuộc đấu tranh về quan điểm trong nội bộ giai cấp phong kiến.

Khuynh hướng tách rời âm nhạc cung đình khỏi âm nhạc dân gian truyền thống và những thay đổi trong quan niệm đánh giá âm nhạc dân giian cổ truyền.

Những thành tựu mới trong công cuộc nghiên cứu, đúc kết và xây dựng lý thuyết âm nhạc.

1.2. Bước suy vi của âm nhạc cung đình và sự trỗi dậy của âm nhạc dân gian

Từ thế kỷ XVI – XVII hệ tư tưởng Nho giáo bị rạn nứt, nó khơng cịn có hiệu lực và độc tôn như trước nữa. Trái lại hệtư tưởng Phật giáo và Đạo giáo đã được nhân dân tiếp thu từ trước, lại có phần được phục hồi. Chế độ phong kiến cũng dần đi vào con đường suy vi, cùng với đó âm nhạc cung đình cùng với những phép tắc, luật lệ phỏng theo trung hoa cũng dần dần tan rã.

Đồng văn và Thự nhã nhạc về sau cũng được chuyển đi làm chức khác. Giáo phường thì cho kẻ cai đội trơng coi, khơng cịn ai sửa được những chỗ sai lầm nữa, khơng có quan chuyên chức. Từ năm Quang Hưng, vua Lê chỉ là hư danh, bộ Đồng văn và bộ Nhã nhạc,chỉ khi nào có lễ tế giao hay có lễ triều hạ gì lớn mới dùng đến.

Theo Phạm Đình Hổ, từ năm Quang Hưng lối tục nhạc ở trốn giáo phường mới thịnh hành, không những phát triển trong dân gian, mà dòng nhạc này còn vươn lên giành lại vị trí cứng đáng trong cung đình, tương tự như dưới thời Lý – Trần.

Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, thì từ thời Lê Trung Hưng về sau, rất nhiều lễ nghi trong triều đình, tại cung vua, đều phải mời Ty giáo phường tới để cùng hòa tấu, với hai thự Đồng văn và Nhã nhạc, thậm chí có khi nhiều phần nhạc lại do riêng Ty giáo phường đảm nhiệm.

Nhạc ở trốn triều đình và thơn dã, khơng cịn phân chia hay tách bạch như ý muốn của nhà nước phong kiến. Âm nhạc trốn dân gian khơng cịn bị quản chế chặt chẽ như trước, nên được phát triển tự do.

Về hát Chèo, các nghệ sĩ dân gian đã nói lên được tâm tư tình cảm của mình, lên án và chống lại những tôn trật tự mà giai cấp phong kiến đang cố ép họ vào. Nên ngay từ năm 1465 đã có lệnh cấm người làm nghề hát Chèo không được hát giễu Cha Mẹ và quan trường, liệt những người làm nghề Chèo hát vào dạng nghịch đảng, ngụy quan, với những điều luật khắt khe đối với họ vậy đã thấy.

Song tất cả những luật lệ khắt khe mấy, cũng không thể ngăn cản được sự phát triển của nghệ thuật này. Mặc dầu bị ngăn cấm nhưng đến năm 1790, người ta lại thấy dân gian bày trò hát bội ấy. Các con nhà lương gia, có người cịn bỏ cả chức nghiệp mà đi theo học hát.

Các tổ chức dàn nhạc, bài bản, lý thuyết âm nhạc được xây dựng ở nửa sau thế kỷ XV cũng có nhiều thay đổi nhiều.

2. Các t chc dàn nhc và khí nhạc

2.1. Đường thượng chi nhạc;

Dàn nhạc này có cấu trúc theo bát âm Trung Hoa, gồm trống treo lớn, Khánh chùm, chuông chùm. Bộ khánh và bộ chuông mỗi thứ gồm 16 chiếc, treo lên giá, khi đánh tùy vào độ dày mỏng mà phát ra âm thanh khác nhau.

Đàn cầm (có mời ba âm khác nhau), Đàn Sắt (có 25 dây). Sinh (làm bằng quả bầu có 12 ống để thổi). Dung (là cái chuông lớn).

Quản và Thược; Quản là một nhạc khí thổi, làm bằng ống trúc, có sáu hoặc tám lỗ giống như sáo. Thược là ống Trúc có khoét ba lỗ, giống như kèn.

Chúc và Ngữ; Chúc làm bằng gỗ giống hình cái đấu vng. Ngữ cũng làm bằng gỗ nhưng giống hình con hổ phục.

Huân và Trì; Huân được nặn bằng đất giống hình quả trứng, có sáu lỗ, bốn lỗ mặt trước, hai lỗ mặt sau, trên có một lỗ để thổi. Trì làm bằng tre, là loại sáo ngang nguyên thủy.

Những nhạc khí này nằm trong bát âm Trung Hoa, gồm tám loại ngạc khí chế tạo bằng tám loại chất liệu tạo âm khác nhau;

Mộc có; Trúc, Ngữ Thạch có; Biên Khánh Thổ có; Huân

Trúc có; Quản, Thược, Trì Ti có; Đàn Cầm, đàn Sắt Kim có; Biên chung, Dung Bào có; Sinh (hoặc Sênh).

2.2. Đường hạ chi nhạc;

Gồm các nhạc khí sau;

Phương hưởng; Là mười sáu phiến hình chữ nhật, chế bằng đồng dày mỏng khác nhau, treo trên giá và đánh bằng dùi nhỏ.

Không hầu; Là tên một cây đàn cổ nhưng thất truyền đã lâu, có tài liệu cho biết nó giống cây đàn Sắt, khi đánh lấy một mảnh gỗ để gảy.

Tỳ bà; là loại đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng, cổ dài mặt phẳng, ở trên thót, bụng dưới phình. Trước có bốn dây, sau dùng sáu dây.

Trống, Quản, Địch; Có tài liệu cho biết Quản và Địch là những nhạc khí được làm bằng Trúc.

2.3. Thự đồng văn và Thự nhã nhạc

Từ năm Quang Hưng trở về sau, các nhạc khí dùng trong Thự đồng văn và Thự nhã nhạc gồm;

Trống ngưỡng thiên lớn Kèn trúc nạm vàng lớn Long sinh

Long phách

Các đàn ba dây, bốn dây hoặc mười lăm dây Ống sáo

Trống mảnh một mặt, sơn vàng tang mỏng Phách sâu tiền

2.4. Ty giáo phường

Ty giáo phường gồm có;

Một nhịp bằng tre già, hình dẹp dùng một bà già gõ để giữ nhịp Trúc địch (Sào), thường chỉ dùng để hòa tấu

Yêu cổ (Trống cơm) Đới cầm (đàn đáy) Địch cổ (Quyển nhị)

Những nhạc khí này do mỗi người quản giáp cầm một cái Cái phách (Sinh)

Phách quán tiền (Sinh tiền)

2.5. Dàn nhạc dùng để đệm cho hát trong cung đình

Dàn nhạc đệm hát trong cung đình Cái trúc sinh; dùng để cầm nhịp

Đàn cầm; Thứ căng dây thép giống như đàn Sắt Đàn chín dây (đàncửu huyền)

Đàn tranh mười lăm dây; Gảy bằng móng tay bạc, hoặc lấy cái tăm sậy gõ lên dây, hòa vào các thứ tiếng khác gọi là bát âm.

3. Các th loi ca múa múa nhc và bài bn tiết mc

3.1. Các thể loại ca múa

Theo quy định của bộ lễ năm hồng đức, quốc nhạc và tục nhạc thời bấy giờ có những loại sau;

Làm lễ tế đế vương đời trước và thần kỳ bản xứ gọi là Kỳ yên Hát múa trước mặt đế vương gọi là hát Chầu

Hát xướng có ý chế giễu người làm cha mẹ gọi là Con hát

Múa hát có ý để bôi nhọ người làm vua quan gọi là Phường chèo. Diễn đạt tài năng đủ nghề gọi là Thường ban

Cầm dấu vật gì ở trong tay để đánh đó gọi là tàng câu.

Sử sách cịn thường nhắc tới điệu múa Bình ngơ và khúc nhạc Bình ngơ phá trận. Theo sử cũ điệu múa Bình ngơ là do vua Thái tơng sáng tác để truy nhớ công trước cảu vua Thái Tổ dùng vũ công định thiên hạ. Tàn tích của một số điệu múa này có lẽ cịn được lưu lại ttrong một số hình thức diễn xướng dân gian ở Thanh Hóa như Chèo trải, trị chạy chữ, trị Xn Phả, Đơng Anh…

Theo Vũ Ngọc Khánh thì người sáng tác “Bình ngơ phá trận” có lẽ là Nguyễn Trãi chứ không phải vua Lê Thái Tông.

3.2. Bài bản tiết mục

Về bài bản ở thời kỳ này có thể thêm những điệu hát Hà Nam, Hà Bắc, Bát đoạn cẩm.

Hàng năm trong các lễ Kỳ Phước, tế thần bản thổ vào ngày đầu xuân, lễ hạ điền vào mùa hè, lễ Thượng Điền tế thần tiên nông vào mùa thu… lúc nghinh thần, tống thần đều có đầy đủ âm nhạc.

Đó cũng là những dịp để nhân dân hội họp ăn uống. Hát cửa đình lúc này đã hình thành những hình thức hát mang tính chất thính phịng, như hát Ả đào, hát trong cung, nghệ thuật sân khấu Chèo, Tuồng lúc này cũng đều có sự phát triển mạnh mẽ.

4. Hát cửa đình

Hát của đình trước hết gắn liền với cái Đình, là địa điểm diễn xướng đã đem lại tên gọi cho hình thức hát thờ thần này. Trong lịch sử nước ta thì ngơi đình là nơi sinh hoạt chính trị, tinh thần và văn hóa của dân chúng trong mỗi làng, theo ý kiến của một số nhà ngiên cứu thì có lẽ xuất hiện sớm nhất vào khoảng cuối thế kỷ XV, thời Lê sơ. Như vậy lối hát này có lẽ cũng chỉ xuất hiện vào thời điểm nói trên, và dần dần định hình cùng với q trình xác lập vị trí ngơi đình trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Tuy nhiên hát của đình vẫn là sản phẩm của sự kế thừa, những vốn ca múa nhạc vốn có của dân tộc từ những thời kỳ trước để lại. Sự tồn tại song song của một số hình thức tín ngưỡng cổ xưa và hình thức hát của đình ở một số vùng, cũng như việc kết hợp giữa việc thờ thành hoàng làng với việc thờ cúng, tưởng niệm các vị anh hùng có cơng với đất

nước. Sự xen kẽ giữa những lời ca chứa đựng một số ngôn ngữ cổ, với những câu ca xuất hiện ở những thời kỳ sau, có thể là biểu hiện của những điều vừa nói trên.

Việc bảo lưu điệu múa bài bơng có từ thời nhà Trần, cũng là một biểu hiện của sự kế thừa những vốn ca múa nhạc cổ xưa, trong hình thức hát của đình.

Hát cửa đình và hát Ảđào

Có thể chúng có chung một nguồn gốc, song có điều hát của đình khơng thể tách rời khỏi môi trường diễn xướng của nó là ngơi đình và việc thờ thần, cịn tên gọi hát Ả đào có lẽ xuất hiện sau khi các ả đào rời khỏi môi trường cũ là ngôi đình, đi sâu vào các tư thất để phục vụ cho các quan viên, nho sĩ.

Khi triều đình phong kiến tự cho mình cái quyền đứng trên cả các thần, để sắc phong cho các thần và thành hoàng làng, lối hát của các đào kép nơi thôn dã, vốn chỉ dành riêng cho các thaanfcungx hoàn toàn nằm dưới quyền sử dụng và thưởng thức của Vua chúa. Tuy nhiên khi vào trong cung nó lại mang tên hát của quyền.

5. Ngh thuật sân khu Cho, Tung bước vào giai đoạn tác giả tác phẩm

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật sân khấu dân gian, lúc này hát Chèo và khấu dân tộc nói chung, bắt đầu bước vào giai đoạn tác giả và tác phẩm. Sự suy thoái của chế độ phong kiến và của Nho giáo khơng làm cho nó bị ngưng trệ, trái lại nó cịn phát triển mạnh mẽ hơn. Sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng góp phần làm cho nghệ thuật sân khấu phát triển hơn. Lúc này sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân khơng có rạp hát, nhưng họ đã có tư thất của các quan và sân khấu của các tư gia thay thế. Trong khi đó ở thơn xóm họ có những nhà cơng cộng, do những người hảo tâm góp cơng xây dựng. Đó là nơi họ mở hội, liên hoan và hát xướng theo lề lối của họ.

Các diễn viên phần lớn mặc những loại trang phục mỏng như xa tanh… họ chỉ có ít loại bài hát và khơng qua năm điệu khác nhau, nhằm ca ngợi vua quan và xen vào các bài hát đó là những bài tỏ tình và những trổthơ tao nhã. Chỉ phụ nữ mới múa và người múa thường hát theo múa, sau mỗi trổ hát, lại có một diễn viên Nam đóng vai hề ra cắt ngang. Vai hề là người có tài trí nhất mà người ta có thể tìm được ở trong vùng, họ có tài làm cho những khán giả xem phải bật cười những sáng tạo và điệu bộ của họ.

Nhạc cụ của họ có Trống, Thanh la, tiêu, đàn và hai hay ba kiểu đàn kéo.

Nhà nước phong kiến đã nhân sự phát triển của nghệ thuật sân khấu và tạp kỹ, để bóc lột bằng các hình thức thuế, đồng thời đề ra nhiều luật lệ cấm đoán với nghệ thuật Chèo. Ở miền trong hát tuồng được Đào Duy Từ đem từ miền Bắc vào, được sự chăm sóc của chúa Nguyễn đã phát triển dần dần, để tiến đến một trình độ tinh vi. Sau đó ảnh hưởng của hát Tuồng từ miền Nam ra miền Bắc lại tạo ra lối hát Bội ở hý trường.

Văn học và văn nghệ dân gian cũng như văn viết phát triển, là những điều kiện giúp cho sân khấu Chèo và Tuồng, bước vào thời kỳ tác giả và tác phẩm với những tác phẩm có đầu có cuối.

Bài 3: Âm nhc thi Nguyễn

Kiến thức: Lịch sử, đặc điểm và tình hình chung của nền Âm nhạc Việt Nam thời Nguyễn.

Kỹ năng: Nắm được lịch sử, đặc điểm và tình hình chung của nền Âm nhạc Việt Nam thời Nguyễn.

1. Bi cnh lch s và tnh chung v âm nhc

Sau nhiều biến cố lớn và đặc biệt là sau cái chết của vua Quang Trung, Nguyễn Ánh chiếm được kinh thành Thăng Long, khôi phục chế độ phong kiến phản động. Họ Nguyễn ra sức lập lại trật tự phong kiến, củng cố địa vị thống trị đang bị lung lay của nho giáo, hy vọng dựa vào đó mà giữ vững được ngai vàng. Chế độ chuyên chế của nhà Mãn Thanh Trung Hoa được triều Nguyễn lấy làm mẫu mực về mọi mặt.

Về âm nhạc ngoài Quân nhạc và nhã nhạc cịn thấy nói đến trong sử sách thời Nguyễn, các tổ chức âm nhạc khác xây dựng vào thời Lê Thánh Tông như (bộ Đồng văn, Ty giáo phường) có lẽ cũng đã bị tan rã hoặc xóa bỏ.

Thay vào Ty giáo phường, nhà Nguyễn lại dựng Viện giáo phường, để lo việc lấy người vào các đội ca nhạc phục vụ cho giai cấp phong kiến. Một loạt các tổ chức dàn nhạc mới phục vụ các lễ nghi trong triều xuất hiện, thay cho bộ đồng văn và Ty giáo phường, ngồi ra cịn có thêm Ty trúc tế nhạc. Trong những dàn nhạc cung đình ở thời kỳ này, nhiều nhạc cụ giường như bị bỏ quên trong những thế kỷ trước, giờ lại thấy xuất hiện trong các Ty chung, Ty khánh và trong dàn nhạc huyền.

Nhiều tiết mục trong chương trình quy định của nhạc lễ cung đình thời nguyễn, có tên gọi giống như những tiết mục trong nhạc lễ Trung Hoa.

Tuy nhiên dẫu có dập khuân theo Trung Hoa, cố sức toovex cho ngai vàng của

Một phần của tài liệu Giáo trình Âm nhạc Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)