Sự truyền bá của Âm nhạc phương tây vào Việt Nam và phong trào học nhạc Âu

Một phần của tài liệu Giáo trình Âm nhạc Việt Nam (Trang 45)

Bài 1 Âm nhạc Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1945

1. Sự truyền bá của Âm nhạc phương tây vào Việt Nam và phong trào học nhạc Âu

nhạc Âu tây

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, văn hóa nghệ thuật và âm nhạc phương Tây tràn vào Việt Nam ngày càng ồ ạt, mạnh mẽ. Âm nhạc của đạo thiên chúa cũng như âm nhạc của đội kèn đồng, thuộc các đạo quân thuộc địa và những đạo lính khố xanh, khố đỏ dã đến với đông đảo quần chúng ở các thành phố lớn như; Hà Nội, Hải phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn… Họ đã dần dần làm quen một cách tự nhiên, trước hết do tò mị với hơi nhạc và những nhạc khí mới lạ này. Một lớp người Việt Nam cũng được trực tiếp đào tạo trong các trường Nhà Chung, Bà Phước và các trường thày dòng, cũng như trong những đội kèn đồng của quân đội,nhằm phục vụ cho những hoạt động của giáo hội, cũng như của quân đội viến trinh pháp.

Bên cạnh những loại nhạc vừa nói ở trên, một số gánh hát nước ngoài, các đoàn nghệ thuật tạp kỹ, các tốp nhạc cơng phục vụ trong các tiệm nhảy, phịng trà được mở ra ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu giải trí của bọn thực dân lớn nhỏ và các công chức cao cấp ở nước ta. Những chương trình phát thanh âm nhạc thế giới, chủ yếu là nhạc phương Tây, những đĩa hát cùng với máy hát được nhập cảng, đã đem vào Việt Nam đủ loại nhạc phương Tây, nhạc thiên chúa giáo, nhạc cổ điển, lãng mạn phương Tây, nhạc dân gian âu Mỹ, các loại nhạc nhà binh, nhạc nhảy và các loại nhạc kịch nhỏ. Không những thế mà việc mở rộng các trường tiểu học Pháp Việt, sự du nhập và phát triển các hoạt động của tổ chức hướng đạo,còn đưa ca nhạc phương Tây tới thanh thiếu niên Việt Nam một cách sâu rộng, khiến cho những thế hệ mới ngày càng thấm nhuần văn hóa và âm nhạc phương Tây.

Với nhiều phương tiện truyền bá khác nhau như vậy, qua một thời gian, nghệ thuật phương Tây nói chung và âm nhạc phương Tây nói riêng đã thu hút được sự ham mê của một số người, đặc biệt là các tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh mới lớn ở các thành phố và đơ thị. Họ tìm học loại nhạc này bằng mọi cách, khơng ít những nhạc sĩ lớp đầu của chúng ta đã tự mày mị và tìm hiểu để học chơi một cây đàn nào đó của phương Tây. Sách vở học nhạc và nhạc cụ lúc này theo các hãng buôn nhập cảng Việt Nam. Những lớp dạy nhạc tư nhân của một số công chức Pháp hoặc của vợ con họ, sẵn sàng đón nhận những ai muốn đến học. Và chính quyền thực dân cũng đỡ đầu để “Nhạc viện viễn đông” ra đời theo đề nghị của một người Tây chơi đàn Piano.

Mặc dù chỉ được chưa đầy ba năm, nhưng trường này đã tạo được một lực lượng người có học, sau này sẽ đóng góp vào cơng cuộc xây dựng bộ phận nhạc mới cùng với số người đã tiếp thu âm nhạc phương Tây tại các trường thày dòng, các trường tiểu học Pháp Việt, hoặc thông qua những sinh hoạt của tổ chức hướng đạo. Đơn giản và bình dân

hơn là lối học theo các bài hát Xi nê hoặc các đĩa hát do các danh ca thời đó biểu diễn. Từ những năm 20, 30 của thế kỷ này các thanh niên đô thị, đặc biệt là tầng lớp học sinh, bắt đầu bỏ rơi dần những nhạc cụ truyền thống như nguyệt, nhị, tý bà… và những bài dân ca nhạc cổ xưa vẫn được ưa thích để chạy theo học những loại đàn mới như: ghi ta, Măng đơ lin.

Thiếu thầy, thiếu sách, khơng có trường lớp chính quy hoặc khơng đủ tiền để đi học tư, để mua đàn và mua sách… người ta tìm mọi cách khắc phục như dành dụm tiền để cố mua lấy một cây đàn rẻ tiền nhất rồi học hỏi bạn bè, hoặc tự mò mẫm đánh lại những bài hát, bản nhạc đã thuộc lòng. Một số người rất gắn bó với âm nhạc cổ truyền dân tộc, cũng dần tìm thấy ở âm nhạc phương Tây, những lợi thế mà họ dự kiến sử dụng để phục vụ cho việc bảo tồn nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Phong trào học nhạc Âu tây cứ như thế phát triển theo năm tháng.

2. Phong trào sáng tác mới ra công khai và sự ra đời của Âm nhạc cải cách

Nhờ có một giọng hát tốt, ông Nguyễn Văn Tuyên bắt đầu nổi tiếng ở Nam kỳ và được người Pháp trợ cấp, để tiến hành một chuyến đi tuyên truyền cho âm nhạc Pháp khắp nước ta. Chương trình của ơng gồm những bài hát cổ điển Pháp và những bài hát nhạc nhẹ của Pháp. Nhân chuyến đi đó ơng kết hợp làm một việc có ý nghĩa, và có lẽ ơng cũng khơng ngờ là sẽ có tác động như một mồi lửa, thúc đẩy cho phong trào sáng tác nhạc mới Việt Nam bùng lên, đánh dấu một mốc mới cho lịch sử âm nhạc Việt Nam. Trình bày trước cơng chúng, thính giả ở những nơi ông dùng lại biểu diễn, ông cho rằng những bài hát lai Tây này, khơng có tính chất dân tộc đối với cả nước Pháp và cả nước chúng ta.

Ông chủ trương lấy nốt nhạc để chép nhạc, đồng thời sáng tạo những bài bản mới thể hiện được tính chất dân tộc, trên cơ sở bám sát tiếng nói Việt Nam, vốn đã phong phú vềâm điệu. Những ý đồđó được ơng thực hiện ngay trong những bản nhạc đàn ông sáng tác, theo luật âm nhạc phương Tây. Theo sự đánh giá của người đương thời, những bài đó đã tránh được những cái buồn, bằng phẳng của đàn xưa, bên cạnh đó vẫn giữ được, diễn đạt được tinh thần và bản lĩnh của đất dước. Suy nghĩ của Nguyễn Văn Tuyên phù hợp đúng lúc với các tâm tư của các nhạc sĩ trẻ Hà Nội,bấy lâu nay vẫn ấp ủ.

Cho nên mới chỉ được thơng báo về sự trình bày, diễn thuyết này người ta đã đón nhận sự thực hiện một điều mà người ta vẫn thiết tha mong mỏi. Tại số nhà 59 Hàng Quạt Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 1938, chương trình diễn thuyết và biểu diễn những bản nhạc cải cách của Nguyễn Văn Tuyên, có lẽ chưa được hồn mỹ như ý của ơng mong muốn, nhưng vẫn được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Sau cuộc diễn thuyết đó, Hà Nội như bừng lên khơng khí âm nhạc mới, trước sự hưởng ứng của giới nhạc Hà Nội, báo ngày nay tự đứng ra nhận lấy cái vinh hạnh đầu tiên, công bố những tác phẩm ban đầu của nền âm nhạc đổi mới, với hy vọng sẽ là một thứ triển lãm cho những bài âm nhạc khác, là nơi để nhạc sĩ các nơi gặp nhau.

Mở đầu cho chùm hoa đầu mùa đó, trên báo ngày nay là bản Bình Minh của Nguyễn Xuân Khốt, tiếp đó là Một kiếp hoa của Nguyễn Văn Cổn…

Như lời của tịa soạn báo ngày nay sau bài Bình Minh,tịa soạn đã nhận được những bài đàn của mấy bạn ở Hà Nội, và sau bài Hoa của Nguyễn Văn Tuyên, những bản đàn của các bạn khắp nơi gửi về một cách cảm động.

Phong trào sáng tác nhạc mới, đương thời gọi là âm nhạc cải cách, từ đây đã chính thức ra đời và được cơng nhận, mặc dù sau này vẫn có những người cịn hồi nghi, thiếu tin tưởng.

Từ Hà Nội phong trào mau chóng lan ra các tỉnh thành ngồi Bắc, rồi được hưởng ứng cảu các bạn trẻ Nam kỳ. Riêng ở miền Trung cũng như đối với việc cải cách sân khấu Tuồng trước kia, âm nhạc cải cách xuất hiện chậm hơn. Phong trào cứ thế lớn mạnh dần, đặt nền móng cho bộ phận nhạc mới, một bộ phận quan trọng bên cạnh nhạc cổ truyền trong nền âm nhạc Việt Nam.

3. Ý nghĩa của sự hình thành Âm nhạc Cải cách

Sự ra đời của âm nhạc cải cách là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngặt, bước phát triển mới trong lịch sử âm nhạc nước ta. Cũng như việc canh tân sân khấu cổ truyền, sự ra đời của nhạc mới không phải chỉ do tác động của cuộc xâm lăng văn hóa thực dân Pháp gây ra, mà cịn là một tất yếu lịch sử khi mà quan hệ sản xuất thay đổi, các giai cấp mới hình thành, có sự suy nghĩ và cuộc sống khác hẳn xưa. Để có những phương tiện thể hiện tâm tư, tình cảm, thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ mới, những giai cấp này phải tìm đường xây dựng những hình thức mới, thích hợp với họ và với thời đại mới.

Sự hình thành và ra đừi của âm nhạc cải cách trong giai đoạn này, còn là sự biểu hiện của lòng thiết tha yêu nước và tinh thần tự cường dân tộc, là nguồn sức mạnh đã tiếp cho các nhạc sĩ Việt Nam vượt lên mọi trở ngại, để kiên trì theo đuổi ý nguyện xây dựng một nền nhạc mới, mang linh hồn của dân tộc. Trong những bước đi đầu âm nhạc cải cách đã gặp phải những khó khăn và cả thất bại trên con đường học tập, tiếp thu những cái mới. Vì vậy trong âm nhạc giai đoạn này người ta thấy khơng ít những bài lai căng, chấp vá. Giữa những nhạc sĩ trẻ thuộc phái mới, cũng đã bắt đầu nảy sinh hai khuynh hướng đối lập về quan điểm sáng tác và một cuộc vận động tích cực, cho sự tìm tịi nhằm sây dựng và phát triển một thể loại âm nhạc mới, mang tính dân tộc.

Ở một phía ta thấy những nhạc sĩ bị tiêm nhiễm tư tưởng phục Tây, họ coi văn minh phương Tây là mẫu mực cao siêu cần hải noi theo, cho nên trong sáng tác họ chủ trương soạn bài hát mới theo điệu tây. Họ cố ý tạo cho tác phẩm của mình một dáng vẻ Tây, từ cách đặt tên bài cho đến kết câu, âm điệu… Trái lại nhiều nhạc sĩ khác ở phía đối lập, lại chủ trương cho tác phẩm phải đậm màu sắc dân tộc và mang được cảm hứng và hồn dân tộc. Cho nên họ đã để tâm biên soạn ra những bài mới không khô khan, không ủy mị, mà những bài mới ấy sẽ du dương hay nhannh nhẹn, nhưng cốt nhất phải có tính cách Việt Nam. Trong hồn cảnh lan tràn của phong trào lai hóa, biết nhắc nhau giữ được lòng quý trọng đối với những tinh hoa dân tộc, dù chỉ về hình thức, khơng mê muội là một điều đáng khâm phục.

Một trong những người tận tụy với phương hướng thứ hai vừa nói và có nhiều cơng trong việc tìm phương thức dân tộc hóa âm nhạc cải cách, là nhạc sĩ Nguyễn Xn Khốt,

ơng là nhạc cơng, nhạc sĩ sáng tác và là một người rất ít ỏi của nước ta đi vào nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến âm nhạc dân gian cổ truyền dân tộc trong giới trí thức mới. Nhận thấy sự quan trọng của âm nhạc cổ truyền, ơng đã lao vào tìm hiểu và học tập âm nhạc cổ truyền, ơng kiên trì theo đuổi việc nghiên cứu chỉnh lý và ghi chép âm nhạc cổ truyền, nhằm giữ lại gia sản âm nhạc của ông cha trong phạm vi năng lực của mình. Việc làm của ơng ít nhiều đã có tác dụng tốt đối với các nhạc sĩ trẻ đương thời.

Thái Thị Lang người phụ nữ Việt Nam đầu tiên theo học lối sáng tác phương Tây tại nhạc viện Pari, cũng đã tun bố nguồn dân ca vơ tận đó là một kho báu với người sáng tác. Và cũng như bao nhạc sĩ khác ở thời tiền khởi nghĩa, đã đưa âm điệu dân tộc vào sáng tác ca khúc mới. Thái Thị Lang lấy nguồn cảm hứng từ những bài dân ca nhạc cổ, để viết nhiều tác phẩm cho Piano một nhạc cụ mới du nhập vào nước ta ở cuối thế kỷ XIX. Trong số các tác phẩm của bà có thể kể tới; Lý ngựa ơ, Bình bán đã được trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn năm 1943.

Bài 4. Một số khuynh hướng mới của Âm nhạc cải cách và những bước chuyển biến của chúng

Kiến thức: Những đặc điểm và ý nghĩa của một số khuynh hướng mới trong Âm nhạc cải cách và những bước chuyển biến của chúng.

Kỹ năng: Nắm được những đặc điểm và ý nghĩa của một số khuynh hướng mới trong Âm nhạc cải cách và những bước chuyển biến của chúng.

1. Khuynh hướng lãng mạn (1938)

Chiếm tỉ lệ lớn tác phẩm nó là tiếng nói của những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản thoát li đấu tranh chính trị quay lưng lại với thực tế đen tối của xã hội đương thời có liên quan mật thiết đến phong trào thơ mới và văn chương lãng mạn

Chủ đề phong phú với nhiều tình cảm khác nhau ,lãn mạn,viển vơng, trốn tránh thực tại.

Có loại ca khúc nhạc nhẹ mang tính chất giải trí. Cũng có loại lãng mạn mang tính chất sâu sắc hơn, qua đó tác giả gửi gấm tình u q hương đất nước.

Lại có những ca khúc mang tính chất lãng mạn đồi trụy, kêu gọi thanh niên đắm chìm trong lối sống gấp. Bên cạnh đó cũng có nhiều ca khúc bộc lộ tâm trạng chán chường, bế tắc của những thanh niên chưa tìm ra lối thốt trong xã hội.

Đặc điểm

Sự hình thành và phát triển của khuynh hứơng lãng mạn dựa trên cơ sở là nền nhạc hát trong đó nổi bật là ca khúc,ca khúc trữ tình đặc biệt là tình ca trở thành thể loại bao trùm

Giai điệu thường dùng điệu thức thứ trong tư duy điệu tính,nhiều ca khúc mang màu sắc vui vẻ trẻ trung có dáng dấp của vũ điệu vall,swing;tanggo...

Cấu trúc sử dụng thường là hai đoạn đơn, ba đoạn đơn ngồi ra về điệu thức cịn sử dụng một phần điệu thức năm âm dân tộc.

2. Khuynh hướng hùng ca yêunước

Hình thành khoảng những năm 1939-1940 dịng ca khúc này là tiếng nói đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong tầng lớp thanh niên trí thức thành thị,khuynh hướng này thể hiện được tình cảm dân tộc lòng yêu nước và ý tưởng dấn thân vì nghĩa cả

Thời kì đầu là những bài ca mang nội dung khoẻ khoắn trong sáng viết cho phong trào hướng đạo của phạm văn xung;hồng q…sau này có thêm một vài bài viết về cuộc đấu tranh dân tộc như của nhạc sĩ lưu hữu phước.

Năm 1940 xuất hiện thêm các ca khúc của một số nhạc sĩ được tiếp xúc với cách mạng tham gia hoạt động trong tổ chức của đảng với mục tiêu yêu nước.từ năm 1943 khuynh hướng này gần như nở rộ át hẳn dòng nhạc lãng mạn

Đề tài: phổ biến là đề tài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm phương bắc bên cạnh đó có những đề tài về thời cuộc trong đó chủ nghĩa yêu nước là cảm hứng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm

Thể loại chủ yếu là thể loại hành khúc ngơn ngữ âm nhạc có nguồn gốc châu âu với thang âm bảy âm với cấu trúc khá cân phương

Các tác giả tiêu biểu như: Lưu Hữu Phước với lên đàng, tiếng gọi thanh niên, người xưa đâu tá. Hồng Q với vui ca lên, trên sơng bach đằng, Văn Cao với thăng long hành khúc, Đỗ Nhuận với trưng vương, lời cha già...

3. khuynh hướng cách mạng

Là khuynh hướng nghệ thuật được soi sáng bởi tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân trong đảng cộng sản đông dương. ngay từ những năm 1930 đã xuất hiện những bài ca cách mạng với chủ đề đoàn kết những ca khúc trong thời kì này khơng những chứa đựng lòng yêu nước mà còn ca ngợi phong trào cách mạng thế giới hướng về nhà nước xhcn đầu tiên của thế giới

Tác giả, tác phẩm thời kì đầu ca khúc cách mạng do các chiến sĩ cộng sản sáng tác đó là những bài ca được sáng tác tập thể mang tính khuyết danh,ca khúc mở đầu cho khuynh hướng này là: Cùng nhau đi hồng binh của “Đinh Nhu” sáng tác năm 1930

Từ những năm 1940 ca khúc cách mạng phát triển mạnh mẽ với các tác phẩm như: Tam bình của Trần Văn Thục; Cờ việt minh của Vương Gia Khương; Tiến quân ca của Văn Cao; Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi. Trong thời kì này nhiều nhạc sĩ đã trở thành chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hoá nghệ thuật như: Đỗ Nhuận, Văn Cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Âm nhạc Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)