8. Kết cấu của luận văn
1.2. Tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo
1.2.2. Nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo
Trên cơ sở quan niệm của mình, Phật giáo cho rằng để được giải thóat, con người khơng chỉ phải tuân theo Bát chính đạo mà cịn phải tn theo một hệ thống Giới luật, phải thực hành Giới luật, luôn giữ được phẩm hạnh, đạo đức của mình.
Ngồi tám con đường chính để diệt khổ, giải thốt trên, đức Phật cịn đề ra một số biện pháp rất cụ thể đó là thực hiện năm điều răn (ngũ giới), mười điều thiện (thập thiện) và bốn đức lớn (tứ ân).
Ngũ giới là năm điều luật Phật chế để khuyên răn và ngăn ngừa những hành động khơng thiện, nói năng khơng lành mạnh, hành động bất chính.
“Năm giới là cấp bậc đầu tiên của con người trong con đường hướng thiện. Muốn bảo tồn nhân cách, duy trì đức hạnh để xứng đáng với danh nghĩa làm người, phải vâng giữ năm giới”[26;179].
Năm điều răn đó là: Khơng được giết hại (không sát sinh); Không được trộm cướp; Không được tà dâm; Khơng được nói dối; Không được uống rượu. Thực hiện năm điều này nhằm mang lại tâm từ bi, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội. Đức Phật không bắt chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta khơng tn theo thì bị trừng phạt. Sự giữ giới hay không giữ giới là hoàn toàn do mỗi cá nhân tự ý thức, tự thực hiện. Nội dung của năm giới đó cụ thể như sau:
Khơng cắt đứt mạng sống của những động vật có trí giác cảm thụ, khác với thực vật và khống vật. Nghĩa là khơng cố ý giết hại sinh vật, dù nhỏ nhen như côn trùng.
- Sát sinh dưới các hình thức sau đều bị coi là phạm giới:
- Tự mình giết: Chủ tâm và tự ý giết hại chứ không phải vô ý giết lầm. - Bảo người giết: Dùng uy lực lời nói sai bảo, khuyến khích người khác giết.
- Thấy giết mà không cản: Thấy người khác giết hại mà tán đồng, không can ngăn.
Sở dĩ Phật giáo đưa ra tư tưởng không sát sinh vì những lý do sau: Tơn trọng sự công bằng, tôn trọng sự sống: “Sinh vật dù hình thể khác nhau, nhưng sự sống chỉ một nên không được sát hại”[26;180]. Con người chúng ta coi sinh mệnh của mình là quý, là một của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, bản thân mỗi người đều phản ứng chống trả quyết liệt để bảo vệ sinh mệnh mình. Mình biết quý trọng thân mình thì tại sao lại muốn chà đạp, cướp đi sinh mạng người khác? Suy rộng ra các loài vật cũng biết quý trọng mạng sống của chúng. “Khi một con bò hay một con heo sắp bị đập đầu, thọc huyết, ta thấy sự phản kháng mãnh liệt, sự đau thương cùng cực của chúng, bằng những tiếng kêu gào, những cái giẫy thoát chết! Theo lẽ công bằng, điều ta không muốn ai làm cho ta thì ta cũng đừng làm cho người khác hay loài khác”[25;84]. Phật dạy: “Ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ sự chết. Vậy nên lấy lịng mình suy lịng người, chớ giết, chớ bảo giết”.
Mặt khác, chúng sinh mỗi loài tuy thân hình khác nhau nhưng đều ham sống, sợ chết, đều chung một bản thể, chung một Phật tính như nhau. Phật tính đã bình đẳng thì khơng một lý do gì để nói rằng giai cấp này, màu da này có giá trị hơn giai cấp khác, màu da khác, loài vật này có giá trị sống hơn lồi vật khác. Vì vậy, sát hại một sinh vật là sát hại phật tính.
Khơng sát sinh để ni dưỡng lịng từ bi. Đức Phật xem mọi lồi như con, nên Phật phản đối việc sát sinh trong bất cứ trường hợp nào. Bởi “đem tâm giết hại sinh mệnh là lòng độc ác đã cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết, Nhẫn tâm, vô cớ giết một con vật, tính bạo ác không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải giẫy giụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu rất quý báu trong tâm hồn chúng ta”[25;85]. Ngay cả trong Nho giáo Khổng Tử cũng dạy: “Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến ký sinh bất nhẫn kiến kỳ tử”. (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống, khơng đành thấy nó chết). Như vậy, người có tâm từ bi đều không nỡ sát hại người hay vật.
Thực hiện Giới luật không sát sinh sẽ tránh được nghiệp nhân quả, báo ứng, tránh được oán thù. “Khi ta giết một người khác hay một con vật thì sự ốn hận của họ tràn trề, khó dập tắt được. Họ vì cơ thế, sức yếu nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ơm lịng căm hận, chờ dịp báo thù, hay con cái, thân nhân của họ sẽ báo thù lại. Cứ thế, mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ta sẽ bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát sinh, càng lao mình vào vịng đau khổ”.[25;86]. Trong “Kinh Lăng già”, Phật dạy: “Người thường sinh tâm sát hại, càng tăng thêm nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sinh tử, khơng có ngày ra khỏi”.
Hai là, không được trộm cướp.
Tất cả mọi vật trong thế gian này dù quý báu như vàng ngọc, hay nhỏ nhen như cây kim, ngọn cỏ, không được sinh tâm lấy dùng khi chủ nhân chưa bằng lòng hay vắng mặt. “Ai cũng biết trộm cướp là lấy những vật thuộc quyền sở hữu của người, mà khơng có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như
nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà…cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt, ..v.v...người ta khơng cho mà mình cố lấy đều là trộm cướp”[25;88].
Giới luật Phật giáo qui định cụ thể không chấp nhận bất kỳ hành vi trộm cắp nào, nếu phạm phải các hành vi đó đều là vi phạm Giới luật, vi phạm đạo đức. Trộm cắp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng, giật ngang của người là ăn cướp; cậy thế ỷ quyền, làm tiền kẻ yếu là ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán với giá rẻ mạt là ăn cướp; tích trữ, đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn cướp; cân non, đong thiếu, trốn thuế, được của người ta mà khơng tìm cách trả cũng là ăn trộm. Tóm lại, bất cứ hình thức nào do lịng gian tham lấy của người bất chính đều là trộm cướp cả.
Nếu vì nghèo nàn, túng thiếu, vợ ốm, con đau, thiếu gạo, thiếu thuốc, nên buộc lòng phải gian xảo, thì tội cịn được xem xét. Nếu giàu có, sung sướng mà lừa gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách vương giả trên mồ hơi nước mắt của kẻ nghèo đói thì đó là tội ác nặng nề.
Giới luật Phật giáo đưa ra các lý do cấm trộm cướp như sau:
Bản thân mỗi chúng ta, không ai muốn ai lấy của mình, tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của ta, ta biết tôn trọng thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người? Làm như thế sẽ trái với lẽ công bằng. Tham là sợi dây giữ chặt con người trong khổ đau, muốn thoát ly cần phải diệt trừ tham. Của cải tư hữu là vật không nên xâm phạm của người khác, không được tự tiện lấy dùng.
Mặt khác, trong mỗi con người đều có Phật tính như nhau. Tại sao ta lại muốn làm khổ người khác để ta được sung sướng? Tại sao ta lại muốn hưởng những đặc ân bất chính trong khi ta cũng chỉ là một con người như bao nhiêu con người khác? Đức Phật dạy: “Tất cả mọi chúng sinh đều chung một bản thể. Nếu ta đem người vào cảnh lầm than, sầu hận, tức tự gieo mình vào đau khổ, thất vọng”[26;182].
Một khi đã vô ý đánh mất một vật gì hay một số tiền, ta buồn, khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, tại sao ta lại nỡ tâm lấy của người để người phải khóc than, đau khổ vì ta? Người ta thường nói “Tiền tài là huyết mạch”. Như vậy, kẻ cướp đoạt tiền của người tức là cướp đoạt xương máu người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người khơng có lịng thương người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy.
Trong xã hội có tổ chức, tơn trọng lẽ cơng bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị. Trong kinh “Tứ thập nhị chương” Phật dạy: “Người tham luyến sắc tài không chịu rời bỏ, cũng như đứa bé luyến tiếc một chút mật dính trên lưỡi dao”. Chính vì thế, vì tham tiền, lắm người đã tự gieo mình vào trong vịng phạm tội trộm cướp và phải trả giá, gia đình ly tan, vợ chồng chia ly, anh em, bạn bè, xã hội ruồng bỏ, xa lánh, pháp luật trừng trị.
Ba là, không được tà dâm
Tà dâm tức là muốn nói tới sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải chấm dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì khơng được tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chính, ngồi ra lén lút, lang chạ, quan hệ phi pháp gọi là tà. Giới luật Phật giáo còn chỉ rõ ràng, nếu vợ chồng chính thức mà ăn nằm không đúng chỗ, gần gũi nhau khơng chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm. Nói chung, tất cả mọi sự “phóng tâm đắm sắc” suy nghĩ bất chính, chơi bời lẳng lơ cũng đều thuộc về tà dâm. Phật có dạy: “Cội gốc đường sinh, tử, dâm dục là thứ nhất. Vì thế nên kẻ xuất gia nguyện đoạn tận gốc nguồn. Riêng về hàng tại gia vì nghiệp duyên và hồn cảnh nên được tùy dun, nhưng triệt để khơng được hành dâm trái với luân thường đạo lý”[26;183].
Trong Giới luật Phật giáo đưa ra các hình thức tà dâm như: Những hình thức thuộc về thân là những tiếp xúc, ham muốn thân xác. Ví như sống trác táng, ăn chơi, đọc, xem các sách báo, tranh ảnh nói về tà dục; Những hình thức thuộc về miệng tức là nói những lời tà dục bất chính và
những hình thức tà dâm thuộc về Ý; nghĩa là trong ý nghĩ luôn xuất hiện những chuyện tà dục trái với luân thường đạo lý.
Sở dĩ, Giới luật Phật giáo cấm tà dâm là vì muốn mọi người đều tôn trọng nhau, mọi người đều bình đẳng. Bởi mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm, yên vui, vợ con đoan chính, thì sao lại đi phá hoại gia đình người khác, làm nhục nhã tơng môn người khác, đưa vợ, chồng, con cái người khác vào con đường dâm loạn?
Mặt khác, khơng gì đau khổ, đen tối hơn khi một gia đình mà người chồng hoặc người vợ có dạ riêng tư, tà dâm. Hạnh phúc đâu còn khi vợ chồng khơng cịn tin nhau. Khi một gia đình lâm vào cảnh ấy, thì kéo theo bao hệ lụy, hậu quả là con cái sẽ bị ảnh hưởng, sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, gia đình bị mang tiếng, xã hội, cộng đồng chê bai, danh gia hoen ố….Điều kiện thiết yếu nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình chính là lịng chung thủy của hai vợ chồng. Danh ngơn có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đơng cũng cạn”. Vì sự tà dâm của một trong hai người bạn đời mà trong gia đình thường xảy ra sự ghen tng, cãi vã, đánh đập, có khi dẫn đến án mạng. Có khi để trả thù, cuộc sống vợ chồng theo thói “ơng ăn chả, bà ăn nem”. Một người chồng để tâm dịm ngó vợ, con người khác, thì khơng chỉ gây cho gia đình người khác, chồng, con người khác bị tổn thương, đau khổ, tan nát mà chính vợ, con mình cũng bị tổn thương, thiệt thịi, gia đình mình cũng tan nát hạnh phúc. Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Nói về Giới luật này, trong kinh “Tứ thập nhị chương”, đức Phật có dạy: “Người ơm lịng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay”. Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, thì sẽ khơng bao giờ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. Trong một xã hội mà ai cũng giữ được phẩm hạnh của mình thì khơng có chuyện vi phạm
luân thường đạo lý, khơng có những cảnh ghen tng chém giết, tan vỡ gia đình, con cái bơ vơ,….
Bốn là, khơng được nói sai sự thật
“Khơng nói dối, nghiã là không phỉnh gạt lừa dối người, trái lại bao giờ cũng nói lời ngay thẳng, thật thà”[26;184].
Theo Giới luật Phật giáo quy định, nói sai sự thật có 4 cách: nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
Nói dối là nói khơng thật, chuyện có nói thành khơng, khơng nói thành có, việc phải nói thành trái, việc trái nói thành phải; điều nghe nói khơng nghe, điều khơng nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen, sau lưng chê bai; hay khi ưa thì dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chat. Nói dối là sự mâu thuẫn trước sau giữa ý nghĩ, lời nói với việc làm, trên dưới khác nhau, trong ngồi trái ngược.
Nói lời thêu dệt, là việc có ít, nói thêm thắt cho nhiều, làm cho người nghe có thể nổi giận; là chau chuốt lời nói, lên hơi, xuống giọng để mê hoặc người nghe, cũng có khi là nói châm biếm, nói sóc, nói chọc làm cho người nghe phải bận tâm suy nghĩ. Nói lời thêu dệt là nói những lời khơng đúng nghĩa chân thật, thêm bớt, cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho người nghe phải loạn tâm, sinh phiền não.
Nói lưỡi hai chiều, nghĩa là đến chỗ này thì về hùa với bên này nói xấu bên kia, đến bên kia thì về hùa với bên ấy nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang chơi thân với nhau trở nên chống lại nhau, kẻ ân, người oán đối thù nhau.
Nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục, cục cằn, chửi rủa làm cho người nghe phải đau khổ, sợ hãi, buồn rầu.
Sở dĩ trong Giới luật đức Phật ngăn cấm điều này bởi vì nhằm tơn trọng sự thật, tránh những lời nói dối, sai trái dẫn đến hành động sai trái, gây hậu họa cho người khác. Xuất phất từ lịng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa mãn dục vọng đen tối của mình mà con người sinh ra nói dối
nhau. Người bị lừa dối, phỉnh gạt phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc oan án. Nói dối là hành vi táng tận lương tâm gây nhiều hậu quả cho bản thân mỗi người và xã hội. Nói dối dẫn đến sự bán tín, bán nghi, con người mất lòng tin lẫn nhau. Trong một xã hội, một gia đình, một đồn thể mà khơng ai tin ai thì mọi cơng việc từ nhỏ đến lớn đều thất bại. Nói dối sẽ làm mất đi sự trung, tín trong xã hội. Nho giáo cũng đưa ra một trong năm đức căn bản là lòng tin. “Nhân vơ tính bất lập”, đó là lời dạy của Khổng Tử. Hạnh phúc gia đình, bình yên xã hội khơng thể có được trong sự dối trá, nghi ngờ, đố kỵ nhau. Mặc dù “lời nói tuy khơng phải là lưỡi kiếm, nhưng nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi nhọn, một mũi đâm vào người khác và một mũi đâm và chính người sử dụng nó”[25;97]. Ai chắc cũng chưa quên câu chuyện thằng bé chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm bằng cách la “Lửa! Lửa”, nhưng nó chỉ phỉnh người được một lần; lần sau, nhà nó cháy thật, mặc dù nó kêu la thảm thiết cũng không ai đến nữa vì nghĩ đó chỉ là lời nói dối. Do đó, đức Phật dạy: “Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn”. Nghĩa là: Phàm là người ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác. Đã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì