Một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội (Trang 71 - 109)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Một số ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục đạo

đức thanh niên Việt Nam hiện nay

2.2.1. Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo tới giáo dục tư tưởng đạo

đức thanh niên

Từ thực trạng của đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay, trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, để hoàn thành được trách nhiệm mà xã hội giao cho và kỳ vọng, thì việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên là một yêu cầu khách quan.

Việc giáo dục đạo đức được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, thông qua giáo dục đạo đức gia đình, nhà trường và xã hội, thơng qua giáo dục đạo đức truyền thống. Một trong những yếu tố tác động đến việc

hình thành đạo đức của thanh niên là thông qua ảnh hưởng của tơn giáo, trong đó có ảnh hưởng của Phật giáo mà cụ thể là Giới luật.

Việc khai thác những giá trị đạo đức trong các giáo lý tôn giáo phối hợp với giáo dục luật pháp cho thanh niên không chỉ tạo ra một xã hội công bằng, tự giác, một xã hội văn hóa và một tầng lớp thanh niên năng động, thực sự là những con người giàu về trí tuệ, tình cảm, sống có lương tâm và trách nhiệm. Điều này được thể hiện rõ nhất trong giáo lý của Phật giáo.

Giáo lý Phật giáo mà tiêu biểu là Giới luật với những quy chuẩn đạo đức tích cực mà có lẽ giá trị phổ qt của nó ảnh hưởng khơng nhỏ trong giáo dục tư tưởng đạo đức thanh niên nước ta hiện nay.

Giới luật Phật giáo với “Ngũ giới” là những quy chuẩn đạo đức hướng thiện cho thanh niên. Định hướng cho thanh niên sống có đạo đức. Với việc quy định “không được sát sinh”, “không trộm cắp”, “không tà dâm”, “khơng nói sai sự thật”, “khơng uống rượu”; “Tứ ân”; “Thập tâm”…đều có ý nghĩa định hướng tư tưởng đạo đức, hướng thanh niên nước ta hiện nay tới chân, thiện, mỹ. Rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho thanh niên như trung thực, thẳng thắn, thật thà, giữ chữ “Tín” với mọi người, luôn hướng thiện, vị tha, giàu lòng bao dung, nhân ái, luôn hướng tới cái đẹp chân chính, biết hưởng thụ cái đẹp và tạo ra cái đẹp.

Giới luật Phật giáo với những nội dung rất cụ thể có ý nghĩa tồn diện đối với rèn luyện, giáo dục tư tưởng đạo đức thanh niên.

Đối với tư tưởng đạo đức kinh tế: với điều răn mọi người khơng được nói sai sự thật, thực chất là không được làm ăn buôn bán gian lận, luôn giữ được chữ “Tín” trong mọi mối quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

Đối với tư tưởng đạo đức chính trị, Giới luật Phật giáo với tứ ân đã đề cao “ơn đất nước”. Điều này cho thấy ý tưởng giáo dục tinh thần tự hào dân tộc, mỗi chúng ta lớn lên đều phải nhớ ơn quê hương đất nước. Đồng thời

với điều răn không nói sai sự thật trong trường hợp này còn nhằm giáo dục cho thanh niên đức tính chân thật gắn giữa hành động, ý nghĩ, lời nói, việc làm. Bởi ý nghĩ đúng tạo ra lời nói đúng và bằng hành động cụ thể kiểm chứng, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm đối với nghĩa vụ đạo đức của thanh niên.

Đối với tư tưởng đạo đức pháp luật, Giới luật Phật giáo có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật, hướng thanh niên phải luôn thực hiện theo phương châm: “Sống, học tập, lao động theo Hiến pháp và Pháp luật”, các quy ước của cộng đồng, quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức mà mình là thành viên.

Đối với tư tưởng đạo đức truyền thống: phải luôn giữ được nề nếp gia phong, các quy tắc đạo đức thông thường trong xã hội: Kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vị tha và bao dung.

Đối với tư tưởng đạo đức trong sinh thái: Giới luật Phật giáo nêu cao tinh thần "không sát sinh", tơn trọng sự bình đẳng trong quyền sống của mn lồi. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phát triển của nhu cầu hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng, sự khai thác tàn phá môi trường, sinh thái, săn bắn động vật đang ở mức độ báo động, nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, thì việc hiểu đúng tinh thần của Giới luật Phật giáo "khơng sát sinh", biết chăm sóc, bảo vệ giữ gìn mơi trường sinh thái xung quanh, chống ô nhiễm môi trường nước, khơng khí, đất, chống hiện tượng gây tiếng ồn, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là cấp thiết.

Tư tưởng đạo đức trong tiêu dùng tức là biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, của cải và sức lực, khơng đua địi, lãng phí.

Tư tưởng đạo đức trong giao tiếp ứng xử một cách văn minh, thanh lịch đối với tất cả các đối tượng mà chúng ta giao tiếp, là cách đối nhân xử thế trọn nghĩa, vẹn tình. Giới luật Phật giáo ln giáo dục con người phải nói với nhau những lời thanh tịnh, tôn trọng nhau, lên án gay gắt những kẻ

ăn nói tục tằn. Trong kinh “Thập Thiện Nghiệp đạo”, Đức Phật chỉ ra rằng người Phật tử phải "nói lời nào cũng khơn khéo đúng lý và có lợi ích; nói điều gì ai nghe cũng theo và tin cậy; nói lời nào cũng khơng ai chỉ trích mà cịn được u mến"[25;320].

Tư tưởng đạo đức trong giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng: biết tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hợp lý làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần của bản thân. Tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng với tinh thần “lục hòa”.

Như vậy, Giới luật Phật giáo cung cấp cho thanh niên những tư tưởng đạo đức hết sức thiết thực, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong Giới luật Phật giáo có những nét tương đồng với quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xã hội, vẫn đang được nhiều người trong xã hội, trong đó có một bộ phận khơng nhỏ thanh niên tin theo và phát huy trong cuộc sống. Đó là những quy tắc sống mà xã hội nào cũng rất cần đến để duy trì một nền đạo đức, một nếp sống lành mạnh và hạnh phúc cho con người. Những giá trị, chuẩn mực đạo đức trong Giới luật Phật giáo góp phần hình thành tư tưởng, ý thức đạo đức hoàn thiện nhân cách cá nhân khơng chỉ riêng cho tín đồ Phật giáo mà còn cho lực lượng thanh niên đơng đảo góp phần bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và phát huy nó trong giai đoạn mới của cách mạng.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay, những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn, khơng chỉ đối với các tín đồ Phật tử nói chung, thanh niên Phật tử nói riêng.

Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, còn sự phân biệt giàu nghèo, đời sống, việc làm của thanh niên nước ta cịn nhiều khó khăn. Hiện tượng thất nghiệp và tệ nạn xã hội trong giới trẻ có xu hướng gia tăng, giá trị đạo đức trong Giới luật Phật giáo rất cần thiết để thức tỉnh lương tâm

của thanh niên. Mặt khác, khi mà cuộc sống hiện thực không phải bao giờ cũng diễn ra như mơ ước của con người, sự thành bại, may rủi đối với thanh niên Việt Nam chưa lường hết được thì những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo, những lời khuyên răn của Đức Phật trong ngũ giới, thập thiện, tứ ân, giới, định, tuệ…có nhiều mặt tích cực có tác dụng cân bằng tâm lý cho thanh niên.

Thông qua sự lĩnh hội những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo, thanh niên Phật tử và một bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam nói chung hình thành những tư tưởng đạo đức và ý thức đạo đức tốt đẹp. Hàng ngũ thanh niên Tăng Ni Phật tử là những người hàng ngày được tiếp xúc với kinh sách, tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo đã thấm vào họ. Họ nhận thức được giá trị của việc thực hành Giới luật để trừ bỏ “tham, sân, si”, hướng thiện để mong tiến đến giải thốt. Vì vậy, hình thành nên một nếp sống lành mạnh trong thanh niên Phật tử là cần thiết. Trong những năm qua nhiều câu lạc bộ thanh niên Phật tử ở các chùa được thành lập, ngày càng nhiều thanh niên thực hành những Giới luật Phật giáo, không chỉ ở nơi cửa chùa mà cả trong cuộc sống hàng ngày.

Có thể nói rằng, một số tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo đã đáp ứng được phương diện tâm lý của thanh niên Việt Nam hiện đại. Hiện tượng Phật giáo phục hồi và phát triển, ngày càng cuốn hút được nhiều thanh niên, giới trẻ đến chùa sinh hoạt, lễ Phật, tham gia trong các câu lạc bộ Phật tử, các hoạt động lễ hội Phật giáo như: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Đại lễ Phật giáo 1000 năm Thăng Long Hà Nội, các Hội trại Phật giáo, các Hội thảo Phật giáo là sự minh chứng cho điều đó.(hình 1),…

Tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo đóng góp cho nền đạo đức dân tộc nói chung và đặc biệt định hướng lối sống, hình thành nên trong Thanh niên một lối sống có nền nếp, lành mạnh. Một số quy tắc đạo đức của Giới luật Phật giáo (không trộm cắp, khơng tà dâm, ơn cha mẹ, ơn đất

nước…) có những nét tương đồng với các quy tắc, chuẩn mực của nền đạo đức xã hội Việt Nam, do vậy vẫn đang được nhiều người, trong đó có một bộ phận không nhỏ thanh niên tin theo và khuyến khích phát huy. Đó là những quy tắc sống mà thanh niên, mọi người trong xã hội nào cũng rất cần đến để duy trì một nền đạo đức, một nếp sống lành mạnh và hạnh phúc trong thanh niên.

Thời đại bùng nổ thông tin, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đời sống vật chất của con người được nâng cao, cùng với nó nhu cầu tinh thần của con người cũng có nhiều thay đổi. Điều này tác động khơng nhỏ tới tâm lý, tình cảm và đạo đức thanh niên. Mặt khác, trong cuộc sống hàng ngày, giới trẻ còn gặp nhiều sự cám dỗ vật chất, những điều băn khoăn, lo lắng không được giải đáp, nhiều vấn đề bất cập không thể lí giải được. Cùng với nhịp sống sôi động của kinh tế thị trường đang lôi cuốn thanh niên vào những vịng xốy khó có thể thoát ra được như: khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng trước cuộc sống phức tạp, suy thối đạo đức, lối sống, thì việc giáo dục đạo đức, xây dựng một lối sống lành mạnh trong thanh niên, một lối sống kỷ cương kỷ luật, khẩn trương với một ý thức trách nhiệm cao ln ln có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp là vô cùng cần thiết…

Mục đích cao cả của những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo là khuyên răn con người sống theo một lối sống hướng thiện, nền nếp để được giải thoát khỏi những đau khổ, sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc. Những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo có những đóng góp cho việc duy trì một lối sống đạo đức trong thanh niên, khơi dậy truyền thống yêu nước, thương dân, nhân nghĩa, tương thân, tương ái, sống có trách nhiệm trong thanh niên, củng cố nền đạo đức cho xã hội Việt Nam.

Có thể thấy rằng, ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo đến tư tưởng đạo đức thanh niên trong xã hội Việt Nam ngày nay là rất lớn. Thanh niên

biết khai thác những giá trị tích cực, những giá trị nhân văn, nhân đạo trong Giới luật Phật giáo để bổ sung và hoàn thiện nhân cách của mình. Những tư tưởng từ bi bác ái, tự do, bình đẳng trong Giới luật đã thấm sâu vào nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam. Kết hợp với truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân” và tinh thần yêu nước của dân tộc, tư tưởng giáo dục đạo đức trong Giới luật Phật giáo đã gắn bó với hệ giá trị đạo đức dân tộc, hình thành nhân cách con người Việt Nam chịu thương, chịu khó, yêu nước, thương người. Không chỉ trong thời chiến, những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo cùng với truyền thống đạo đức dân tộc đã kêu gọi được hàng triệu thanh niên hăng hái lên đường tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc không tiếc máu xương. Trong thời bình, những tư tưởng đó có giá trị to lớn trong việc định hướng lối sống đạo đức cho thanh niên, thức tỉnh và khơi dậy một lối sống lành mạnh, có tinh thần tự giác, trách nhiệm cao đối với bản thân mình, gia đình và tồn xã hội. Những tư tưởng đạo đức trong Giới luật Phật giáo hướng đến cuộc sống trong thanh niên có lương tâm và trách nhiệm. Tự mình, thanh niên phải rèn luyện để luôn giữ tâm được trong sạch, thanh tịnh đồng thời phải ra sức rèn luyện, phấn đấu lao động và học tập đóng góp sức lực của mình để xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp.

2.2.2. Ảnh hưởng của Giới luật Phật giáo trong giáo dục niềm tin và lý tưởng đạo đức cho thanh niên

Lý tưởng đạo đức là ước mơ về tương lai đạo đức mà con người mong muốn đạt được với một mức độ hoàn thiện, hoàn mỹ, do vậy nó như một nhu cầu cần thiết và nhất định phải đạt tới. Lý tưởng đạo đức có tính mệnh lệnh cho chủ thể đạo đức suy nghĩ và hành động. Khi đã xác định được lý tưởng đạo đức con người xây dựng kế hoạch và đề ra những biện pháp để đạt được lý tưởng đó. Lý tưởng đạo đức bao gồm những lý tưởng có tính chất khẳng định là những điều mà con người mong muốn đạt được

như độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lý tưởng có tính phủ định là những điều mà con người mong muốn loại bỏ như trộm cắp, giết người và những điều ác.

Lý tưởng đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay là xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, bình đẳng, văn minh hiện đại, con người có cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Niềm tin đạo đức là những mong muốn tốt đẹp về đạo đức mà con người cho là sẽ trở thành hiện thực trên một cơ sở nhất định. Niềm tin đạo đức được hình thành trên cơ sở tri thức đạo đức.

Niềm tin đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay là mục tiêu lý tưởng đạo đức tốt đẹp của nhân dân Việt Nam nhất định sẽ trở thành hiện thực khi tồn Đảng, tồn dân ta đồng lịng, nhất trí và quyết tâm xây dựng.

Các tơn giáo thường cung cấp cho tín đồ của mình niềm tin về sự giải thốt, về một đấng siêu nhiên có quyền năng sáng tạo, thưởng phạt đối với những hành vi tốt xấu của con người. Niềm tin đạo đức có tác dụng giáo dục ý thức, hành vi tín đố, khuyến thiện. Niềm tin đạo đức của tín đồ đạo Phật là tin vào sự giải thốt, tin vào Niết bàn, luật nhân quả, vơ thường, vơ ngã…Những tư tưởng này có ảnh hưởng không chỉ đối với những Phật tử mà cịn có ý nghĩa đối với một bộ phận lớn quần chúng nhân dân trong xã hội, đặc biệt là thanh niên.

Giới luật Phật giáo với những nguyên tắc, quy chuẩn đạo đức, những lời khuyên Ngũ giới, Tứ ân, Thập thiện…đã thực sự phát huy tác dụng giáo dục cho thanh niên nước ta có niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi của công cuộc xây dựng đất nước. Trong hồn cảnh xã hội cịn nghèo nàn, cịn nhiều bất công, nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả, tệ nạn xã hội đã gây ra nhiều oan trái, đau khổ cho nhiều người trong đó có thanh niên, tầng lớp trẻ của xã hội, làm cho tâm lý, tình cảm rất dễ bị lay động, bị tổn thương thì thuyết nhân quả của Phật giáo có tác dụng làm ổn định tâm lý của thanh

niên. Thuyết nhân quả khẳng định người làm việc thiện sẽ được đền đáp quả thiện, kẻ làm điều ác sẽ bị trừng phạt. Trong xã hội tuy cịn nhiều khó

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội (Trang 71 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)