Yêu cầu đạo đức đối với thanh niên Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội (Trang 66 - 71)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng và những yêu cầu về đạo đức đối với thanh niên

2.1.2. Yêu cầu đạo đức đối với thanh niên Việt Nam giai đoạn

Thời đại ngày nay, quá trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, kinh tế trí thức và kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu về đạo đức, lối sống, đòi hỏi thanh niên nước ta phải không ngừng học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức thì mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ theo quy luật của thị trường. Nếu doanh nghiệp nào có giá thành sản phẩm thấp hơn giá cả thị trường của hàng hóa đó thì doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại doanh nghiệp nào có giá thành cao hơn giá cả thị trường sẽ bị phá sản.

Như vậy, cơ chế thị trường đã tác động tới đời sống đạo đức xã hội. Cơ chế thị trường làm cho con người có tính năng động. Người sản xuất kinh doanh tìm nơi nào đầu tư có lợi nhất, tìm nơi mua nguyên liệu rẻ nhất, nơi bán sản phẩm có giá cả cao nhất. Người lao động tìm đến làm

việc nơi nào có thu nhập cao, có điều kiện phát triển tài năng, phát huy năng lực của mình.

Cơ chế thị trường góp phần nâng cao trách nhiệm và đòi hỏi nâng cao trách nhiệm trước mỗi công việc của mình. Người quản lý phải nâng cao trách nhiệm để làm sao làm ăn có lãi. Người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong q trình lao động.

Cơ chế thị trường góp phần đánh giá, thẩm định năng lực của người lao động. Những người lao động có năng lực được coi trọng, được trả lương cao. Kinh tế thị trường góp phần khắc phục tính dựa dẫm của con người.

Cơ chế thị trường cũng làm tăng tính tự do của con người. Người thuê mướn lao động có điều kiện tự do lựa chọn những lao động đáp ứng yêu cầu của mình, người lao động tự do lựa chọn nơi làm việc.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những mặt tiêu cực như khơng ít người chạy theo đồng tiền làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo gây thiệt hại cho người lao động. Khơng ít doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí sản xuất đã khơng chú ý tới bảo vệ mơi trường nước, mơi trường khơng khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt tích cực của nó là tạo ra năng suất lao động cao, góp phần nâng cao mức sống nhân dân. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải có một kỷ luật chặt chẽ trong lao động, trong cuộc sống, đòi hỏi một tác phong lao động khẩn trương, chấp hành chặt chẽ giờ giấc, nội quy lao động. Để đáp ứng yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì người lao động phải thường xuyên học tập, cập nhật, bổ sung kiến thức.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng góp phần khắc phục lối sống tùy tiện, loại bỏ những thói quen xấu, lối sống của người sản xuất nhỏ.

Cách mạng khoa học và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng tạo ra những tiêu cực về đạo đức. Ngày nay những thủ thuật trộm cắp dựa vào thành tựu khoa học công nghệ ngày càng tinh vi. Khơng ít người sử dụng những chất bảo quản thực vật, những loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định gây hậu quả xấu cho sức khỏe của người lao động.

Hội nhập kinh tế thế giới và tăng cường giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới đang đặt ra những yêu cầu mới cho đạo đức xã hội. Thông qua quan hệ với các nước, giúp chúng ta nhận ra những ưu điểm về đạo đức để phát huy, những hạn chế để khắc phục. Một lối sống kỷ cương, kỷ luật, khẩn trương, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, thẳng thắn của người phương Tây là cái chúng ta cần học tập. Bên cạnh những mặt tốt thì hội nhập quốc tế đang làm bào mòn giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Lối sống duy lý, trả tiền ngay theo kiểu “bóc bánh trả tiền” đang tác động không nhỏ vào đời sống gia đình, đời sống xã hội Việt Nam. Lối sống phóng khống của một bộ phận thanh niên phương Tây cũng đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Các thế lực phản động quốc tế đang tìm mọi cách thực hiện diễn biến hịa bình, hịng làm cho thanh niên xa rời lý tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Đời sống xã hội hiện đại đòi hỏi thanh niên phải xây dựng cho mình một lối sống, lý tưởng và phẩm chất đạo đức cách mạng, tiếp thu những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức từ các hệ tư tưởng khác như tôn giáo nhằm khơi dậy tinh thần tự ý thức, kết hợp với luật pháp để hoàn thiện nhân cách của mình một cách tồn diện.

Để phù hợp với những yêu cầu hiện nay của đất nước đạo đức thanh niên Việt Nam cần đáp ứng những phẩm chất sau:

Một là, thanh niên phải sống có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ln phấn đấu vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh,

một xã hội mà cuộc sống vật chất ngày đầy đủ, cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú

Hai là, thanh niên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định phấn đấu theo lý tưởng của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, có ý thức và năng lực đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái đang tìm cách phủ nhận con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có năng lực đấu tranh bảo vệ những quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ba là, thanh niên phải là người lao động mới, lao động có khoa học kỹ thuật, lao động với năng suất cao, chất lượng tốt, lao động có kỷ luật, lao động sáng tạo.

Bốn là, thanh niên phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong lao động. Ngày nay xã hội phát triển đời sống vật chất được nâng lên, điều kiện học tập của thanh niên cũng được nâng lên, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Bên cạnh những điều thuận lợi thì thanh niên đang gặp những khó khăn lớn: sức hấp dẫn của đồng tiền, sự thu hút của những trò chơi điện tử, tranh ảnh, sách báo, phim khiêu dâm, kích động. Điều này đòi hỏi thanh niên phải có bản lĩnh và nghị lực vượt qua.

u cầu lao động địi hỏi thanh niên phải có trình độ tri thức, trình độ tay nghề. Điều đó địi hỏi thanh niên phải có quyết tâm, nghị lực trong học tập, lao động.

Thanh niên trong một số lĩnh vực hoạt động trực tiếp đối diện với sự cuốn hút của đồng tiền và hiểm nguy như hải quan, thuế, biên phịng, cơng an phải có ý chí và quyết tâm, phấn đấu xây dựng đạo đức nghề nghiệp, tránh sa ngã trước sự quyến rũ của đồng tiền. Trong những công việc này con người chân chính, trung thực và con người tội lỗi có giới hạn rất mong manh. Bên này là trung thực, thẳng thắn, là khó khăn, gian khổ để bảo vệ nhân phẩm, danh dự, lương tâm. Bên kia là tiền bạc, là giàu sang phú quý,

là bán rẻ lương tâm, làm mất uy tín của cán bộ, công chức nhà nước. Trong những trường hợp như vậy, nếu thanh niên khơng có nghị lực, ý chí vươn lên sẽ khơng thể vượt qua những cám dỗ đó.

Năm là, thanh niên phải thường xuyên học tập, phấn đấu vươn lên. Thời đại ngày nay là thời đại khoa học công nghệ, thông tin, khoa học kỹ thuật thường xuyên đổi mới và khơng ngừng tăng lên. Nếu khơng chịu khó học tập, không thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Sáu là, thanh niên phải có tấm lịng nhân ái, bao dung đối với mọi người, phải thực hiện một lối sống "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", có cách ứng xử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

"Đối với tự mình phải nghiêm khắc Đối với người phải khoan dung Đối với công việc phải tận tụy, chu đáo Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép "

Đối với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp phải chân thành, cởi mở giúp đỡ lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy những người Cộng sản, dù có thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng đối xử với nhau không tử tế thì cũng khơng phải là những người Cộng sản chân chính.

Bảy là, thanh niên phải sống trung thực, thẳng thắn, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sống trung thực là một yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với thanh niên Việt Nam. Trung thực trong lao động, trong cuộc sống. Trong lao động sản xuất phải làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thực hiện nguyên tắc của kinh tế thị trường "tiền nào của ấy", chống lại thái độ làm ẩu, làm dối, hàng nhái, hàng giả. Phải thực hiện cạnh tranh công bằng.

Trung thực trong cuộc sống, tình bạn, tình yêu. Sống chân thành, cởi mở với mọi người.

Tám là, thanh niên phải sẵn sàng đi đến những nơi gian khổ, khó khăn. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. Thanh niên là những người có sức khỏe, có trí tuệ, nhiệt huyết. Thanh niên phải xung phong tới những nơi khó khăn như biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để lao động sản xuất và chiến đấu. Những bản làng xa xơi cịn nghèo đói, trẻ em những vùng này cịn thất học, đang cần tới sức trẻ đóng góp để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí. Những vùng biên giới, hải đảo đang cần thanh niên tới để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Chín là, thanh niên cần khắc phục những hạn chế như tính nóng nảy, dễ nản, dễ chán. Thanh niên nhiệt tình trong mọi công việc nhưng thường lại hay nơng nổi, vì vậy thanh niên cần phải rèn luyện tính kiên trì, bình tĩnh, và tình u lao động, u cơng việc.

Như vậy, trong bối cảnh xã hội mới, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra yêu cầu đối với thanh niên Việt Nam phải ln năng động, có phẩm chất đạo đức toàn diện, năng lực chun mơn, trình độ học vấn. Đặc biệt, Thanh niên Việt Nam phải ln có ý thức dân tộc, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)