tượng khách hàng là Doanh Nghiệp)
Khi tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, chi nhánh cần phải đồng thời xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của các chiến lược huy động
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
vốn, có tác dụng lầu dài đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Dựa trên việc phân nhóm khách hàng, phân tích nhu cầu, đặc điểm khách hàng chi nhánh có thể xây dựng một chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý. Khi tung ra một sản phẩm huy động vốn nào điều quan trọng nhất là phải có một chương trình tuyên truyền, quảng cáo ấn tượng để khách hàng có thể biết và tham gia. Không những chỉ quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng mà cần phải gửi tờ rơi đến tận tay khách hàng, để họ có thể tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm mới của ngân hàng. Bên cạnh đó, tại chi nhánh luôn phải có một bộ phận hỗ trợ nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, truyền đạt sâu hơn những thông tin về sản phẩm để kích thích nhu cầu của khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản phẩm cũng rất quan trọng. Nó sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về sự chu đáo và chuyên nghiệp của chi nhánh, góp phần tạo ra một lượng khách hàng truyền thống đông đảo cho chi nhánh trong tương lai. Tuy nhiên công việc này chưa được chú ý đúng mức không chỉ ở chi nhánh mà còn ở rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Nguyên nhân có thể do họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm này trong hoạt động Marketing Ngân Hàng và một phần do lượng khách hang của ngân hàng quá đông. Tôi xin được nêu vài gợi ý nhỏ cho việc chăm sóc khách hàng đối tượng là Doanh nghiệp cho chi nhánh:
- Cuối mỗi đợt trả lãi và gốc cho mỗi khách hàng, chi nhánh nên có thư cảm ơn tới khách hàng. Vào dịp lễ Tết, chi nhánh nên gửi thiệp chúc mừng tới những khách hàng truyền thống, những khách hàng có lượng tiền gửi lớn…Nhưng việc làm này tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng.
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
- Mỗi khi triển khai đợt huy động vốn mới, sản phẩm mới…chi nhánh nên có sự tuyên truyền rộng rãi không chỉ ở trụ sở, phòng giao dịch mà còn nên đăng báo, hoặc phát tờ rơi tới tay khách hàng. Bên cạnh đó việc điều tra thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mới cũng là điều rất nên làm (có thể phát bảng câu hỏi đến tận tay khách hàng tại quầy giao dịch để khách hàng điền vào).
- Ngoài những đợt triển khai huy động vốn bằng “ Tiết kiệm dự thưởng” chi nhánh vẫn có thể tặng quà khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp tuỳ theo lượng tiền gửi.
Những việc làm này tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng vì nó thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với khách hàng của mình. Để làm được những việc này chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động của bộ phận Marketing hơn nữa.
2.2.2.4. Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu
Để huy động vốn hiệu quả, chi nhánh cũng cần có phương pháp quản lý nguồn vốn hợp lý. Cụ thể là quản lý vốn trên các mặt : Cơ cấu nguồn vốn mỗi thời kỳ và mối quan hệ các thành phần, chi phí huy động vốn, tính thanh khoản của các khoản nợ.
- Quản lý quy mô, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh : bao gồm các nội dung sau:
+ Thống kê đầy đủ, kịp thời những thay đổi về các nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại, so sánh tốc độ tăng trưởng các nguồn qua mỗi năm để thấy được những thay đổi, từ đó tìm ra nguyên nhân để có những điều chỉnh kịp thời.
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
+ Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu và mục tiêu sử dụng nguồn.
- Quản lý chi phí huy động vốn : bao gồm quản lý lãi suất huy động vốn và chi phí huy động vốn phi lãi suất. Quản lý lãi suất huy động vốn là xác định lãi suất chi trả phù hợp cho mỗi loại nguồn, đồng thời xác định khả năng chi trả lãi của chi nhánh cho khách hàng trong mỗi quan hệ với lãi suất thu được từ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cần xác định chi phí lãi suất cần thiết mỗi khi triển khai kế hoạch huy động vốn, làm thế nào để sử dụng chi phí này có hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được cho chi nhánh.
- Quản lý tính thanh khoản của các khoản nợ (vốn huy động) : Đây là việc xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn sử dụng đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. Chi nhánh nên nghiên cứu phát triển các sản phẩm có kỳ hạn mới, các sản phẩm dễ chuyển đổi kỳ hạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.2.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ
Yếu tố con người là luôn yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh. Bởi tất cả các chiến lược huy động vốn, các biện pháp nâng cao sức huy động vốn đều do lập ra và thực hiện. Sự thành công của của chúng đều phụ thuộc lớn vào khả năng, trình độ của con người. Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ là một công việc nên làm thường xuyên vì có tác dụng vừa phát triển trình độ nghiệp vụ vừa nâng cao khả năng sáng tạo của nhân viên để thích ứng tốt với những điều kiện mới. Trong quá trình đào tạo chi nhánh nên chú ý đến hai vấn đề sau :
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
- Nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho các giao dịch viên: Vai trò của các giao dịch viên là rất quan trọng, là hình ảnh và sự đánh giá của khách hàng về chi nhánh. Do đó cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong nghiệp vụ giao tiếp của đội ngũ giao dịch viên bằng việc đào tạo nghiệp vụ: Thuê các chuyên gia về Marketing, tiếp xúc khách hàng, đào tạo các kĩ năng xử lý tình huống, nhất là đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức doanh nghiệp thường gặp những ông chủ khó tính, khắt khe hoặc nhiều trường hợp khó khă thì lúc đó giao dịch viên phải biết cách xử lý hợp lý. Bên cạnh đó cần có chế độ khen thưởng nhân viên giao dịch hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.
- Cử cán bộ nguồn đi học thêm các khóa ngắn hoặc dài hạn về huy động vốn, marketing….để họ có thêm những kiến thức mới và cập nhật thông tin về các sản phẩm và phương pháp huy động vốn mới của các ngân hàng trên thế giới để từ đó xây dựng được những chính sách huy động vốn hiệu quả hơn.
2.2.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp
2.2.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Đối với Chính phủ:
- Ổn định môi trường pháp lý : Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy Đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thương
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
mại, đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.
- Ổn định môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ổn định, hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi và lợi nhuận mới lớn đem lại thu nhập cao cho doanh nghiệp. Từ đó tiền tích luỹ của doanh nghiệp tăng lên, kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng để tăng thêm thu nhập. Như vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới có điều kiện mở rộng và phát triển. Để ổn định môi trường kinh tế Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN):
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong những năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới, NHNN cần có nhiều điều chỉnh và hỗ trợ các ngân hàng thương mại hơn nữa để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vững mạnh hơn, chẳng hạn như: thực hiện giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn; điều chỉnh lãi suất chiết khấu thích hợp để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại khi họ gặp vấn đề khó khăn về vốn,…
2.2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Để tăng cường huy động vốn,nhất là đối với nguồn vốn huy động từ khách hàng là tổ chức doanh nghiệp, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần xây dựng
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Trong đó, ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp. Về nhân sự, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng nên thường xuyên tô chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
KẾT LUẬN
Thông qua chuyên đề này em đã nhận thức được rõ hơn rằng: Hoạt động huy động vốn nói chung và dành cho đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lưc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống ngân hàng là trung gian chu chuyển vốn lớn nhất trong nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn huy động đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu, tiến bộ mới. Qua phân tích về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An em có nhận xét: Đây là một chi nhánh có uy tín và nhiều nỗ lực trong hoạt động huy động vốn, đóng góp mootj phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế TP Vinh cũng như các huyện lân cận nói riêng và cả tỉnh Nghệ An nói chung trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động, chi nhánh cần tiếp tục giữ vững những lợi thế đã có đồng thời phát triển nhiều cách thức huy động vốn đối với các tổ chức doanh nghiệp hơn để đứng vững trên thị trường.
Dù rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề dựa trên những kiến thức được học tại trường, cũng như những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập, nhưng chuyên đề của em chắc chắn không trảnh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và giúp em hoàn thiện chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo.
SV: Nguyễn Anh Tuấn MSSV: 0854027452
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh VietinBank – Chi nhánh Nghệ An.
2. Báo cáo thường niên kết quả kinh doanh Chi nhánh NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An ba năm 2009, 2010 và 2011. 3. Công văn huy động vốn còn hiệu lực và hết hiệu lực của Chi nhánh
VietinBank – Chi nhánh Nghệ An. 4. Các webside:
www.icb.com.vn
www.bidv.com.vn
www.vpbank.com.vn