Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 58 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở

dịch 2: quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp của Chi nhánh được triển khai thực

hiện theo quy định quản lý rủi ro tác nghiệp của HSC với các nội dung sau:

2.3.2.1 Xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp: nhằm nhận diện những rủi ro tiềm ẩn, những sự cố rủi ro tác nghiệp. Việc xác định rủi ro được thực hiện thơng qua q trình tự đánh giá rủi ro và kiểm sốt tại Chi nhánh. Do đó, HSC đã quy định các đơn vị trong hệ thống thực hiện xác định rủi ro và lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo các nội dung sau: xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp; xác định sự cố rủi ro tác nghiệp; xác định các giao dịch nghi ngờ, bất thường; xác định rủi ro đối với sản phẩm mới.

- Việc xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp được thực hiện gồm các nội

dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro và theo 07 nhóm sau:

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mơ hình tổ chức, cán bộ và an tồn nơi

phạm mơ hình tổ chức, rủi ro từ cán bộ, rủi ro từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ, các chi phí bồi thường liên quan đến người lao động và an toàn nơi làm việc.

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định: cần tiến

hành rà soát cơ chế, chính sách, quy định nhằm phát hiện dấu hiệu rủi ro:

+ Khơng có, thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa

cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

+ Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, hoặc khơng thể thực

hiện, những bất hợp lý, gây khó khăn cho người thực hiện.

+ Những văn bản, quy định có nội dung chưa đúng với cơ chế chính

sách; quy định của pháp luật hiện hành.

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: nhận diện những dấu

hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với khách hàng thực hiện các hoạt động phạm pháp nhằm chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín ngân hàng.

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: nhận diện những dấu

hiệu rủi ro do các hành động có ý định gian lận, biển thủ tài sản, không tuân thủ pháp luật của khách hàng.

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: Theo dõi,

thống kê đầy đủ, thường xuyên các lỗi, sai sót phát sinh trong q trình xử lý cơng việc, xác định các dấu hiệu rủi ro như: Thực hiện nghiệp vụ không được ủy quyền, vượt thẩm quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, không bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho Chi nhánh trong điều kiện có thể thực hiện được; khơng tuân thủ quy định, quy trình;…

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: thực hiện

thống kê, theo dõi đầy đủ các lỗi, sai sót, các sự cố, các dấu hiệu của hệ thống công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến hoạt động.

 Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: xem xét, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản vật chất do yếu tố chủ quan và khách quan.

- Đánh giá công tác xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp: Hội Sở chính đã

xây dựng bộ dấu hiệu nhận diện rủi ro tác nghiệp, các giao dịch nghi ngờ bất thường và xây dựng hệ thống thông tin về rủi ro tác nghiệp áp dụng trong tồn hệ thống BIDV. Do đó, cơng tác nhận diện rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh về cơ bản được thực hiện khá tốt và cũng đạt yêu cầu của Hội Sở chính. Rủi ro được phát hiện khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

 Đối với công tác thực hiện báo cáo: số liệu báo cáo của Chi nhánh

không đầy đủ với số liệu được ghi nhận từ chương trình quản lý lỗi. Bên cạnh đó, việc phân tách các số liệu này từ chương trình quản lý lỗi của chi nhánh đưa vào báo cáo còn theo ý kiến chủ quan của các cán bộ chịu trách nhiệm tổng hợp

báo cáo do có những điểm chưa rõ ràng, tương thích giữa quy chế xử lý trách

nhiệm 272 và hệ thống báo cáo rủi ro tác nghiệp. Những nguyên nhân này dẫn đến công tác nhận diện rủi ro chưa đánh giá và phát hiện đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn tại Chi nhánh.

 Do các quy trình, quy định cịn chồng chéo, tồn tại nhiều kẽ hở nên các

tiêu chí để nhận diện rủi ro chưa sát với thực tế dẫn đến để sót những rủi ro chưa nhận diện được.

 Do nhu cầu phát triển sản phẩm, nghiệp vụ mỗi ngày một phức tạp nên

đối với các rủi ro từ các sản phẩm, nghiệp vụ mới phát sinh thì Hội sở chính vẫn chưa kịp thời đưa ra các tiêu chí nhận diện rủi ro kịp thời nên cịn tồn tại những rủi ro bị bỏ sót này.

2.3.2.2 Đo lường rủi ro tác nghiệp: Sau khi xác định dấu hiệu rủi ro, Chi

nhánh sẽ đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro. Xác định rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được. Việc đo lường rủi ro được thực hiện bằng 2 phương pháp: định tính và định lượng.

 Phương pháp đo lường định tính: là việc đánh giá, nhận xét về mức độ

rủi ro của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định.

 Phương pháp đo lường định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể

về mức độ rủi ro, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp là công cụ được BIDV sử dụng để đo lường rủi ro tác nghiệp trong hệ thống BIDV. Báo cáo chỉ ra trong mỗi mặt nghiệp vụ của BIDV tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của mỗi loại rủi ro.

- Đánh giá công tác đo lường rủi ro tác nghiệp: việc đo lường rủi ro tác

nghiệp chủ yếu được thực hiện tại Hội Sở chính. Hội Sở chính chủ yếu sử dụng phương pháp đo lường định lượng vì độ chính xác cao hơn và chỉ sử dụng phương pháp định tính đối với những rủi ro không thể sử dụng phương pháp định lượng. Báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp thực hiện đo lường tất cả các loại rủi ro đã được xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro theo ba mức độ: cao, trung bình và thấp. Việc xây dựng và lựa chọn công cụ này để đo lường rủi ro là rất hợp lý và giúp BIDV có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng loại rủi ro. Tuy nhiên báo cáo được thực hiện định kỳ hàng quý dẫn đến chưa kịp thời trong việc đưa ra những nhận định, cảnh báo về rủi ro tác nghiệp.

2.3.2.3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp:

Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro, Chi nhánh tự

rủi ro thị trường và tác nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng phương án cho toàn hệ thống. Các biện pháp để phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro gồm:

- Tuân thủ, thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ và các văn

bản hướng dẫn của Trụ sở chính.

- Tăng cường giáo dục, học tập Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của

BIDV.

- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ.

- Rà soát, đánh giá lại chất lượng cán bộ, thực hiện việc luân chuyển cán

bộ theo đúng quy định.

- Có kế hoạch và thực hiện chỉnh sửa các lỗi, sai sót khi phát hiện.

- Thực hiện hành động phịng tránh rủi ro hoặc dừng hoạt động có thể gây

ra rủi ro.

- Thực hiện chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong hoạt động tác

nghiệp.

- Mua bảo hiểm.

- Các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro.

Trên cơ sở các rủi ro đã được nhận diện và đo lường, Chi nhánh đã xây dựng và thực hiện tương đối tốt kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp. Mặc dù việc tổng hợp số liệu vào báo cáo rủi ro tác nghiệp của Chi nhánh không đầy đủ, nhưng tại Chi nhánh cũng đã phát hiện kịp thời những rủi ro, đồng thời đưa ra những quy định nội bộ như thời gian, quy trình… để sửa chữa, khắc phục những rủi ro này. Bên cạnh đó, định kỳ hàng quý, dựa trên số liệu ghi nhận tại chương trình quản lý lỗi, Ban Giám đốc Chi nhánh sẽ họp cùng các phòng liên quan để đưa ra hướng xử lý, chế tài đối với các Phòng, cá nhân để xảy ra nhiều lỗi rủi ro tác nghiệp trong kỳ.

2.3.2.4 Giám sát rủi ro tác nghiệp: tại chi nhánh , Phòng Quản lý rủi làm

đầu mối để giám sát rủi ro tác nghiệp. Việc giám sát rủi ro tác nghiệp được tiến

hành theo các nội dung sau:

- Theo dõi các hoạt động triển khai công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của

các đơn vị để đảm bảo quá trình QLRRTN phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các phương án phòng ngừa, giảm

nhẹ rủi ro của các đơn vị.

- Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao, đề xuất biện pháp

kịp thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra.

- Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro.

- Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các báo cáo về QLRRTN theo quy định.

2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)