6. Kết cấu của luận văn
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở
2.4.1. Kết quả đạt được
Do đặc điểm của rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro tiềm ẩn, khó có thể xác định được hoặc dự đốn trước, nên cơng tác quản lý rủi ro tác nghiệp là một trong những công tác khó khăn nhất của các ngân hàng. Đặc biệt đối với các NHTM Việt Nam thì cơng tác này lại cịn khó khăn hơn do đây là khái niệm khá mới mẻ và chỉ mới được quan tâm triển khai từ một vài năm trở lại đây.
BIDV là một trong số những NHTM đầu tiên ở Việt Nam thành lập bộ phận Quản lý rủi ro, trong đó có chức năng quản lý rủi ro tác nghiệp. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo của BIDV đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động của mình, và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của công tác quản lỷ rủi ro tại BIDV.
Cũng theo định hướng của HSC trong tồn hệ thống, Chi nhánh cũng đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao công tác quản lý rủi ro tác nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại Chi nhánh và đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, chi nhánh đã tự nghiên cứu để phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh mà cụ thể là triển khai chương trình quản lý lỗi tác nghiệp để ghi nhận, theo dõi, và thống kê các hành vi vi phạm trong toàn chi nhánh
Thứ hai, việc chú trọng trong công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của Chi nhánh đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, người lao động về tác động do rủi ro tác nghiệp gây ra. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong quá trình thao tác nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh dẫn đến tổn thất cho chi nhánh.
Thứ ba, thông qua việc nâng cao công tác quản lý rủi ro tác nghiệp mà việc ban hành các văn bản hướng dẫn tác nghiệp tại chi nhánh đối với các mảng nghiệp vụ, phân hệ được chú trọng và kịp thời. Điều này đã giúp hạn chế những tao tác tác nghiệp sai, chưa phù hợp của các cán bộ so với quy trình, nghiệp vụ
do HSC quy định.
Thứ tư, các sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp từng bước đã được hạn chế qua các năm, các sự cố rủi ro xảy ra không nhiều và tổn thất về rủi ro tác nghiệp mà Chi nhánh phải gánh chịu không lớn, chủ yếu là các tổn thất liên quan đến đạo đức của các bộ - một trong những loại rủi ro khó dự đốn và kiểm soát nhất.
Thứ năm, Chi nhánh đã đưa ra những tiêu chí, chỉ tiêu thích hợp để bước
đầu thực hiện việc giảm trừ lương của các cán bộ có hành vi vi phạm cơng bằng. Do việc giảm trừ lương sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý của cán bộ khi tác
nghiệp, lo sợ phát sinh sự cố, sai sót dẫn đến ngại việc, đùn đẩy cơng việc, chính vì vậy chi nhánh đã triển khai phương pháp xác định tổng số lượng giao dịch của từng cán bộ. Từ đó tính được tỷ lệ sai sót trên tổng giao dịch để có được đánh giá khách quan nhất đối với số lượng vi phạm do cán bộ gây ra sai sót.