2.1 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu
2.1.1 Mơ hình nghiên cứu
Để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tác giả sử dụng mơ hình tương tự như Ghosh và Rajan (2007a). Đầu tiên, Ghosh và Rajan (2007a) xét mơ hình luật một giá, nếu quốc gia B có một hàng hóa Y xuất khẩu sang quốc gia A thì giá của hàng hóa Y tính theo đồng tiền của quốc gia A là:
= . (3)
Trong đó:
- : giá của hàng hóa Y được tính theo đồng tiền của quốc gia A
- : tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia A so với đồng tiền của quốc gia B
- : giá của hàng hóa Y được tính theo đồng tiền của quốc gia B
Tiếp theo, lấy Logarit phương trình (1) ta được:
Ln( ) = Ln( ) + Ln( ) (4)
Như đã trình bày ở phần trên, theo Luật một giá LOP, giá cả hàng hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả của hàng hóa đó ở quốc gia sản xuất, khi tỷ tỷ giá của đồng tiền của quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu thay đổi thì giá nhập khẩu ở quốc gia A cũng thay đổi một khoảng tương ứng và gần như ngay lập tức.
Kế thừa nghiên cứu của Goldberg (1997), Ghosh và Rajan (2007a) cũng cho rằng giá của hàng hóa nhập khẩu khơng chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả của hàng hóa đó ở quốc gia xuất khẩu mà cịn phụ thuộc vào yếu tố khác. Trong nghiên cứu của mình, Ghosh và Rajan (2007a) đã đưa thêm yếu tố sản lượng công nghiệp (IP) của Ấn Độ vào mơ hình (4) để nghiên cứu về sự truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng ở Ấn Độ.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả kế thừa mơ hình nghiên cứu của Ghosh và Rajan (2007a) để nghiên cứu về sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011. Vì trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ln chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, vì vậy, tác giả sử dụng tỷ giá song phương giữa đồng tiền của Việt Nam và Trung Quốc (VND/CNY), bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam được thể hiện qua mơ hình cụ thể như sau:
- Tỷ giá song phương:
Ln(CPIVN)t = + Ln( )t + βLn( )t + λLn(IPVN)t + εt (5)
- Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực:
Ln(CPIVN)t = + Ln(NEER)t + Ln(CPIA)t + Ln(IPVN)t + εt (6)
Trong đó:
- : đại diện tỷ giá song phương giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu, trường hợp này là VNĐ của Việt Nam và CNY của Trung Quốc
- NEER: tỷ giá danh nghĩa hiệu lực của Việt Nam
- PCNY: đại diện cho chi phí sản xuất của quốc gia xuất khẩu: chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc
- CPIA: chỉ số giá tiêu dùng của các nước Đông Á, đại diện cho chi phí sản
xuất của các quốc gia có giao thương với Việt Nam trong rổ tính chỉ số NEER
- IPVN: sản lượng công nghiệp của Việt Nam
, đại diện cho mức độ truyền dẫn (ERPT) của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng
(CPI). Nếu , = 0 thì khơng xảy ra sự truyền dẫn của tỷ giá vào CPI. Nếu ,
= 1 thì sự truyền dẫn là hồn toàn nghĩa là 1% thay đổi đổi của tỷ giá sẽ làm
CPI cũng thay đổi 1%. Nếu , giữa 0 và 1 thì sự truyền dẫn là khơng hồn
toàn.
Các biến Ln(PCNY) và Ln(CPIA) đại diện cho chi phí sản xuất ở các quốc gia xuất
khẩu vào Việt Nam. Vì vậy khi các đại lượng này tăng lên có thể làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng vì thế làm tăng chỉ số tiêu dùng và ngược lại. Do đó, các hệ số β và β’ được kỳ vọng mang dấu dương. Tương tự, biến Ln(IPVN) đại diện cho thu nhập của Việt Nam, khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa tăng do đó làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên nên làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và ngược lại. Vì vậy, các hệ số λ và λ’ cũng được kỳ vọng mang dấu dương.