Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 81)

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và các căn cứ đề xuất giải pháp được đề cập

ở mục 3.1 trên đây, tác giả đề xuất 6 giải pháp chính nhằm khắc phục những hạn

chế, tồn tại, và củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn Việt Nam như sau:

Giải pháp về nguồn nguyên liệu Giải pháp về sản phẩm

lxiv

Giải pháp về đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ

Giải pháp tăng cường họat động marketing và thương hiệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp về hỗ trợ ngành

3.3.1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

- Do hiện tại nguồn nguyên liệu cho ngành sơn vẫn phải nhập khẩu đến 70% [3], nên trong thời gian tới, cần đầu tư mở rộng công suất các nhà máy sản xuất nhựa Alkyd, nhựa Acrylic. Bên cạnh, cần khuyến khích xây dựng mới các nhà máy này do trong tương lai, ngành hóa dầu đi vào ổn định sẽ là nguồn cung cấp đầu vào cho các nhà máy nhựa.

- Mặt khác, cần khuyến khích, ưu đãi để các nhà đầu tư đầu tư trong và

ngoài nước đầu tư sản xuất các loại bột màu trắng Titan dioxit (chiếm tỉ lệ lớn

trong ngành sơn), bột độn như caolanh, bột nhẹ, bột kẽm với công nghệ sản xuất

hiện đại, chất lượng cao để có khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của ngành sơn trong nước.

- Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích, ưu đãi mở rộng các nhà máy sản

xuất bột màu hiện có và đa dạng hóa sản phẩm cung cấp. Có thể liên doanh liên kết

để xây dựng 1-2 nhà máy bột màu hữu cơ mới nhằm dần tự chủ về nguồn nguyên

liệu chất lượng cao trong ngành sơn.

- Hơn nữa, cần liên kết trước sau giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu để có thể chủ động về nguồn nguyên vật liệu và có được nguồn nguyên

liệu với chi phí thấp.

3.3.2. Giải pháp về sản phẩm

Qua phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sơn Việt Nam ở mục 2.1.3 cho thấy trong những năm gần đây, tuy có sự dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm theo

hướng gia tăng các sản phẩm có giá trị cao, song các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm của ngành sơn Việt Nam.

Trước năm 2005, do nhu cầu tái thiết và đô thị hóa nên sản lượng sơn xây dựng chiếm số lượng lớn. Hơn nữa, việc tổ chức sản xuất sơn xây dựng và trang trí

lxv

tương đối đơn giản, yêu cầu vốn đầu tư không lớn nên rất nhiều nhà sản xuất trong nước tập trung vào lĩnh vực sản phẩm này, dẫn đến việc cạnh tranh hết sức phức tạp. Từ sau năm 2005, dưới tác động tích cực của chủ trương đẩy mạnh cơng

nghiệp hóa và phát triển kinh tế biển của Nhà nước, nhu cầu sơn gỗ, sơn tàu biển và sơn công nghiệp độ bền cao gia tăng mạnh mẽ. Do vậy, có thể nói là sau 10 năm tập trung vào mở rộng, nâng cao công suất và thay thế thiết bị máy móc cũng như

ứng dụng cơng nghệ hiện đại, ngành sơn Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu một số

chủng loại sản phẩm sơn sử dụng trong nước với chất lượng từ thấp đến cao. Tuy nhiên một số loại sơn cao cấp như sơn bột, sơn hấp…

Do vậy, từ đặc điểm, điều kiện và năng lực của ngành sơn Việt Nam, xu

hướng của thị trường trong nước và trên thế giới, tác giả đề xuất định hướng cơ cấu

đối với các sản phẩm chủ yếu của ngành sơn Việt Nam trong thời gian tới là tiếp

tục duy trì các sản phẩm, chủng loại sơn hiện có như sơn trang trí, sơn bảo vệ & tàu biển, sơn phủ gỗ, sơn bột, sơn tấm lợp. Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao và chuyển cơ cấu với các loại sơn có hàm lượng giá trị cao, thân môi trường như sơn bột, sơn tấm lợp, sơn hấp, sơn điện di…Giảm thiểu các loại sơn có hàm lượng các kim loại nặng cao như chì, crom…, có hàm lượng dung mơi hữu cơ cao. Chuyển sang các hệ sơn thân môi trường khơng có hoặc tối thiểu hàm lượng kim loại nặng và hàm lượng dung môi hữu cơ thấp. Đối với sơn phủ gỗ, cần tập trung nghiên cứu phát triển sơn phủ gỗ hệ nước, sơn có gốc UV nhằm giảm hàm lượng dung môi cao trong hệ sơn này (ảnh hưởng tới môi trường).

3.3.3. Giải pháp về đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ

Theo M. Porter [30], nâng cao năng suất ngành bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất là phương cách bắt buộc để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ đối với ngành sơn Việt Nam nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất là một trong những yêu cầu hàng đầu. Thứ nhất, từng bước đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dựa trên cơ sở xác định cơ cấu sản

lxvi

phẩm, nhất là với nhóm sản phẩm chủ lực, các doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng đồng bộ và hiện đại hóa. Chú trọng đầu tư thiết bị, cơng nghệ tự động hóa những khâu sử dụng nhiều lao động vừa làm

tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Dần thay thế các dây chuyền thiết bị cũ bằng các dây chuyền mới, hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi môi trường để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh.

Thứ hai, để có những sản phẩm có chất lượng, hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao, các doanh nghiệp trong ngành có thể đầu tư phát triển tự thân doanh

nghiệp hoặc tiến hành mua công nghệ từ nước ngồi để nhanh chóng tiếp cận cơng nghệ và trình độ kĩ thuật tiến tiến cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.3.4. Giải pháp tăng cường họat động marketing và thương hiệu

Thứ nhất: cần xác định thị trường trọng điểm và đẩy mạnh xúc tiến phát

triển thị trường của ngành sơn Việt Nam

Trong điều kiện hiện nay của ngành sơn Việt Nam, thị trường chủ yếu là thị

trường nội địa, với thị trường xuất khẩu chỉ có một phần nhỏ chủng loại sơn chất lượng được xuất khẩu như sơn bột….Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét tập trung vào mảng thị trường nội địa trong thứ tự ưu tiên, cũng như đẩy mạnh xúc tiến phát triển thị trường này.

Thứ hai: sử dụng có hiệu quả các hình thức tiếp thị trên cơ sở định hướng thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và tiếp thị thông qua các kênh quảng cáo bao gồm trên radio, tivi, tạp chí chun ngành, tờ rơi…, thơng qua nhân viên bán hàng của doanh nghiệp và phát triển thương mại

điện tử dựa trên các trang web của công ty, các trang web chuyên ngành…

Thứ ba: cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu để giành lấy thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện tại, hoạt động thương hiệu của các cơng ty có vốn đầu tư trong nước chưa mạnh, phần lớn là thương hiệu của các công ty đa quốc gia. Do vậy đây là vấn đề các nhà sản xuất cần quan tâm hơn nữa trong thời

lxvii

gian tới khi thương hiệu có ảnh hưởng nhất định đối với lĩnh vực sơn.

3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển và thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn Việt

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tăng cường đồng thời cả 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, vật lực, tài lực, tức là đội ngũ lao động, hệ thống cơ sở vật chất và nguồn vốn, trong đó nguồn nhân lực có 1 vai trị quyết định.

Ngành sơn Việt Nam là ngành phát triển sớm nên đã hình thành đội ngũ lao

động về sơn, đây là lợi thế, tuy nhiên điều này cũng là một thách thức bởi vì trình độ của lực lượng lao động này chưa cao, cơ cấu lao động chưa phù hợp với yêu

cầu hoạt động trong dây chuyền hiện đại, trình độ chun mơn hóa cao, tác phong công nghiệp trong hoạt động quản lý và lao động chưa phù hợp với đặc điểm của nền sản xuất lớn. Do đó phương hướng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Đầu tư để tạo lập được đội ngũ lao động không chỉ đáp ứng về số lượng

mà cịn phải có cơ cấu lao động hợp lý về chất lượng, trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của ngành sơn phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về số

lượng lao động phải đáp ứng được nhu cầu tăng qui mô sản xuất có tính đến mối

quan hệ với nâng cao năng suất lao động và nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai phát triển ngành sơn. Về cơ cấu lao động cần đảm bảo tính cân đối giữa các loại lao động theo ngành nghề với nhiều trình độ đào tạo khác nhau như cán bộ kỹ

thuật, cán bộ quản lý với công nhân kỹ thuật ở các trình độ kỹ thuật khác nhau. - Kết hợp đầu tư hợp lý giữa phương thức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động hiện có với việc đầu tư đào tạo đội ngũ lao

động mới có trình độ chun mơn cao đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất

lượng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng, trình độ cơng nghệ hiện tại của ngành sơn. - Để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo trong nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo và xã hội hóa trong hoạt động đào tạo

lxviii

Ngoài các biện pháp nêu trên trong việc xây dựng đội ngũ lao động, cần

phải hoàn thiện, đổi mới đồng bộ giữa quản lý ngành và quản trị nhân sự trong

từng doanh nghiệp nhằm thu hút người tài trong và ngoài nước vào làm việc trong các doanh nghiệp ngành sơn, tạo động lực để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ lao động theo hướng nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng tốt máy móc thiết bị, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xem đó là một trong những cơng cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sơn.

3.3.6. Giải pháp về hỗ trợ ngành

Cần có chính sách hỗ trợ cho các DN lớn của Việt Nam trở thành những DN có đủ sức cạnh tranh khơng chỉ trong thị trường trong nước mà còn trên thị trường khu vực và thế giới.

Có chính sách hỗ trợ những sản phẩm có thương hiệu nhất định tại thị

trường trong nước hoặc những sản phẩm đã vươn ra thế giới sớm trưởng thành và có vị trí quốc tế.

Có chính sách hỗ trợ DN về đào tạo kỹ năng quản lý, xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Có chính sách ưu tiên cho các DN ngành sơn của Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước,

nguồn trái phiếu của Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)