Mơ hình nghiên cứu 27 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 27 - 32)

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14 

1.5. Mơ hình nghiên cứu 26 

1.5.2. Mơ hình nghiên cứu 27 

Trên cơ sở phân tích các căn cứ như trên, mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Trị được hình thành và trình bày như sau:

X1. Thị trường tiềm năng

Kinh tế

Bảng 1.2: Dự đoán ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư

KH TÊN NHÂN TỐ DỰ ĐOÁN ẢNH HƯỞNG

X1 Thị trường tiềm năng Càng được đánh giá cao càng tốt X2 Lợi thế về chi phí Chi phí càng thấp càng có lợi thế X3 Nguồn nhân lực Càng hiệu quả càng tốt

X2. Lợi thế về chi phí

X3. Nguồn nhân lực

X4. Tài nguyên thiên nhiên

X7. Những ưu đãi và hỗ trợ X5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật X6. Cơ cở hạ tầng xã hội Tài nguyên Cơ sở hạ tầng Chính sách Quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Trị

X4 Tài nguyên thiên nhiên Càng phong phú càng tốt

X5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Càng đầy đủ, hiện đại và theo hệ thống càng tốt X6 Cơ sở hạ tầng xã hội Càng đầy đủ, hiện đại và theo hệ thống càng tốt X7 Những ưu đãi và hỗ trợ Các chính sách càng ổn định càng tốt

1.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh thành trong nước

1.6.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên-Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp Quảng Trị; Phía Đơng giáp với biển Đơng; Phía Đơng Nam của tỉnh giáp Thành phố Đà Nẵng; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam; Phía Tây giáp với dãy Trường Sơn và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

1.6.1.1. Lý do nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên-Huế

Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế có những điểm tương đồng sau:

- Có tiếp giáp với tỉnh, thành phố rất năng động và phát triển. - Cùng thuộc vùng Bắc Trung Bộ

- Có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao thương. - Có cửa khẩu và cảng biển để phát triển kinh tế.

- Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đơng vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.

1.6.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên-Huế

™ Về định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư:

- Thừa Thiên-Huế xác định rõ các ngành nghề cần quan tâm phát triển, đặc biệt chú trọng khuyến khích thu hút đầu tư FDI vào các ngành: du lịch, xây dựng, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, chế biến nông – lâm – thủy sản và các hoạt động trong lĩnh vực y tế - giáo dục.

- Tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy

lợi thế so sánh; Tập trung thu hút vốn FDI vào Khu cơng nghiệp Phú Bài, khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây và các khu có quy hoạch khác.

- Về đối tượng đầu tư, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư FDI từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ, nhất là những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý. Ln tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt đang định cư ở nước ngoài đầu tư vào tỉnh.

™ Giải pháp thực hiện:

- Xây dựng chiến lược chung về hội nhập quốc tế. Nghiên cứu hướng thâm nhập các thị trường. Sắp xếp lại cơ cấu sản xuất trong tỉnh cho phù hợp.

- Xây dựng chiến lược dài hạn kêu gọi vốn đầu tư FDI mang tính trọng điểm, tập trung. Xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên đầu tư kèm theo các chính sách ưu đãi, hấp dẫn nhất.

- Tiếp tục nghiên cứu và cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh: các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính một cửa…; mở rộng các hình thức thu hút FDI như: BOT, BTO, BT; đầu tư gián tiếp qua mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,.. khuyến khích, tạo cơ hội và có chính sách hỗ trợ thiết thực cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia hợp tác, liên doanh với nước ngồi.

- Cơng bố kịp thời các danh mục dự án khuyến khích đầu tư ưu tiên cho từng giai đoạn cụ thể để các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn.

- Cập nhật các dự án ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư FDI cho từng giai đoạn cụ thể và tăng cường công tác xúc tiến, vận động đầu tư theo một số lĩnh vực trọng điểm.

- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về quản lý hoạt động đầu tư FDI. - Tiếp tục hồn thiện chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI.

- Áp dụng chế độ “một cửa” với cơ quan đầu mối là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại tỉnh để giải quyết nhanh các thủ tục xin giấy phép đầu tư.

- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động.

- Từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư: tăng cường thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngồi thơng qua các Đại sứ quán, các công ty tư vấn đầu tư, các hội Việt kiều…; tăng cường hoạt động truyền thông qua mạng Internet…

- Có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, phục vụ kịp thời cho công cuộc đổi mới và hòa nhập trong những năm tới.

1.6.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đơng Nam Bộ, tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sơng ngịi và tài ngun thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

1.6.2.1. Lý do nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Quảng Trị và Bình Dương có những điểm tương đồng sau:

- Có tiếp giáp với tỉnh, thành phố rất năng động và phát triển.

- Khơng có sân bay – hệ thống giao thơng thuận tiện cho việc giao thương, phát triển kinh tế.

- Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả.

1.6.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dương đã định vị rõ vai trị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tác của mình.

- Sự uyển chuyển, linh động trong cơng tác lãnh đạo của chính quyền địa phương: Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Bình Dương trong việc khuyến

khích, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh là nhân tố quyết định… Ủy ban Nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất quán là ln quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng được triển khai triệt để sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư (có những lợi thế về vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, đất đai có nền móng cứng, ít chịu ảnh hưởng của bão, lụt, … .).

- Cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa.

- Nguồn tài chính: Tỉnh đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư vào tỉnh trong thời gian qua.

1.6.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

1.6.3.1. Lý do nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Quảng Trị và Đồng Nai có những điểm tương đồng sau:

- Đều tiếp giáp với các tỉnh thành đang rất phát triển.

- Có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều đường huyết mạch đi qua. - Khơng có sân bay. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức. - Có các tài nguyên thiên nhiên tương tự nhau.

1.6.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Để có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh hạ tầng công nghiệp ở Đồng Nai đã có nhiều hình thức đầu tư đa dạng như 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước (Biên Hòa 2, Nhơn Trạch 1, 2, 3, Tam Phước, Gò Dầu); vốn liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài (Amata và Loteco); vốn của nhà đầu tư trong nước (Sơng Mây). Chi phí đầu tư cho hạ tầng khu công nghiệp nhờ vậy được

chia sẻ và hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng ở các khu công nghiệp do các công ty liên doanh đầu tư.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Định hướng và thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ.

- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu cơng nghiệp. Khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư vào các cơng trình trọng điểm.

- Mở rộng tự do hóa đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Cho phép các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập cơng ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư.

- Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể. Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Tổ chức các kỳ hội nghị với các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội đầu tư và lắng nghe ý kiến của họ để sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tế.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bình Dương và Đồng Nai. Những kinh nghiệm này có ý nghĩa thực tiễn và đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư của tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)