6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14
3.3. Kiến nghị tổ chức thực hiện 75
Để công tác thu hút vốn đầu tư đạt được hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các Sở - Ban Ngành như sau:
- Sở Kế hoạch – Đầu tư xây dựng danh mục ưu đãi đầu tư và hạn chế đầu tư theo ngành; theo vùng cụ thể. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế thuế mang tính hấp dẫn trong thu hút dự án đầu tư vào các ngành phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án đầu tư vào các vùng hiện đang vắng các dự án FDI. Sở Kế hoạch – Đầu tư là nơi đầu mối tổ chức xây dựng chiến lược.
- Sở Công thương: Phải tư vấn cho Sở Kế hoạch - Đầu tư về những ngành nghề, sản phẩm ưu tiên thu hút vốn đầu tư. Ngoài ra, Sở sẽ giúp mở rộng, phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh để thu hút đầu tư.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải hoàn chỉnh chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Trị phù hợp với chiến lược thu hút vốn FDI. Thực tế cho thấy vùng kinh tế nào có cơ sở hạ tầng kém, khơng có sự nối kết các loại phương tiện vận tải và phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu, điện nước khơng đủ để cung cấp... thì nơi đó khó thu hút đầu tư.
- Sở Giao thơng vận tải: Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Cơng thương, Sở Tài chính xem xét để quy hoạch, xây dựng các tuyến đường, nâng cấp chất lượng giao thông, tạo thuận lợi cho vận chuyển, lưu thơng hàng hóa, rà sốt kiến nghị với Sở tài chính giảm/bỏ thu phí đường bộ một số tuyến đường có ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải của nhà đầu tư.
- Sở Khoa học và Công nghệ phải rà sốt lại để hồn thiện cách đánh giá về các dự án cơng nghệ cao, vì hiện nay, đa phần các văn bản mang tính pháp lý gây khó trong việc xác định dự án cơng nghệ cao để được hưởng ưu đãi.
- Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để lên kế hoạch cụ thể nhằm tổ chức đào tạo lao động, đáp ứng được yêu cầu
của các nhà đầu tư; xây dựng và giám sát chương trình nâng cao số lượng, chất lượng lao động, đặc biệt lao động qua đào tạo phục vụ cho thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: chủ trì xây dựng các dự án thành lập các trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm chuyển đổi lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo xây dựng chương trình nâng cao giáo dục, số lượng và chất lượng nguồn lao động.
- Sở Tài ngun – Mơi trường rà sốt lại các danh mục cấm hoặc hạn chế thu hút đầu tư vì ơ nhiễm. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với dự án xanh, sạch, thân thiệt với môi trường.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Thông tin - Truyền thông để quảng bá du lịch của tỉnh. Phối hợp với các Sở chuyên trách của các tỉnh khác để phát triển liên minh dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch biển, và du lịch về nguồn.
- Sở Thông tin - Truyền thông: lên kế hoạch chất cao chất lượng thông tin, truyền thông của tỉnh đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư. Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các Sở khác để thực hiện thông tin xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh.
- Sở Y tế: Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh theo quyết định 321 năm 2011 của Thủ tướng, Sở nhanh chóng phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính để xây dựng mới, nâng cấp các dự án bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe
- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương và các cơ quan liên quan để lên kế hoạch và phân bổ kinh phí xúc tiến đầu tư, thương mại vào tỉnh. Tổ chức kiểm soát giá cả lưu thơng trên thị trường, góp phần bình ổn giá, đặc biệt là chi phí để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, kinh doanh, và các Sở ban ngành khác cũng có thơng tin để điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động tiêu cực đến lợi thế chi phí của nhà đầu tư.
- Cục thống kê: Phối hợp với sở kế hoạch đầu tư, và các sở ban ngành khác để bổ sung và hồn thiện, và minh bạch hóa, cơng khai hóa dữ liệu của tỉnh cho các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng.
Ngoài sự phối hợp chặt chẽ của các Sở - Ban Ngành, tăng cường thu hút đầu tư cần hướng đến đối tác đầu tư và ngành nghề đầu tư:
Về đối tác thu hút đầu tư:
Tỉnh Quảng Trị cần chú trọng thu hút các đối tác đầu tư FDI hiện hữu. Trong đó về ngắn hạn ưu tiên thu hút các đối tác có vốn đầu tư lớn vào Quảng trị thời gian qua như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan. Đây cũng là những đối tác có vị trí địa lý gần với tỉnh hơn các đối tác khác. Tuy nhiên, trong dài hạn, Tỉnh cần chú trọng thu hút các đối tác có nền kinh tế phát triển, dịng vốn dồi dào để tận dụng các tác động “tràn” về khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý, lợi thế nhờ sự tích tụ để thu hút các cơng ty đa quốc gia. Cụ thể đó là các đối tác như Mỹ, Úc, Đan Mạch, Nga.
Việc xác định đúng các đối tượng thu hút đầu tư còn phải lưu ý đến việc thu hút ngày càng nhiều các dự án các cơng ty, tập đồn đa quốc gia trên thế giới trước hết là đang đầu tư ở Việt Nam để tạo được hiệu quả đầu tư theo “đám đông”. Các tập đoàn cần thu hút như: Toyota, Sumitomo, Toshiba, Sharp, Itochu (Nhật Bản), Charm & Ci, Sam Sung, LG, Huyndai (Hàn Quốc), China Steel (Đài Loan), Công ty Haiyatt Holdings Pte.,LTD (Singapore), Salamander Energy LTD (Anh), Wind Power (Đức)...
Về ngành nghề ưu tiên thu hút vốn:
Trong ngắn hạn: Thu hút các ngành nghề mà Tỉnh đang có lợi thế và tương
xứng với mơi trường của Tỉnh như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo + xây dựng, nuôi trồng thủy sản nước lợ, ngành nghề khai thác lâm sản, phát triển rừng trồng, khống sản, tận dụng lao động sẵn có ở địa phương.
Trong dài hạn: Tỉnh xây dựng kế hoạch để thu hút những ngành nghề có giá
- Ngành điện tử: thực hiện phương thức kết hợp sự tăng trưởng của nhóm những cơng ty phụ trợ và các tổ chức có mối liên quan với nhóm các cơng ty điện tử và những công ty phụ trợ bổ sung khác như các cơng ty hóa chất, cơ khí và các cơng nghiệp phụ trợ địa phương. Đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Đức, nên phải quan tâm thu hút 2 đối tác này.
- Ngành hóa chất
- Ngành khoa học đời sống: bao gồm những ngành dược phẩm, công nghệ sinh, dụng cụ y khoa, công nghệ sinh dùng trong nơng nghiệp. Trong lĩnh vực này thì Nhật Bản là đối tác cần thu hút đầu tư mạnh hơn.
- Ngành cơ khí: Những đối tác thu hút đầu tư nhất là Đức, Nhật Bản.
- Ngành giáo dục: Anh, Mỹ, Canada là những đối tác quan tâm đặc biệt trong việc thu hút đầu tư.
- Ngành chăm sóc sức khỏe: Đối tác thu hút đầu tư là Pháp, Singapore.
- Ngành Logistics: Ngày nay Logistics và chuỗi cung ứng trở thành mắt xích quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các cơng ty vì dịch vụ cung cấp logistic có thể giúp cho các cơng ty tiết kiệm được chi phí và tập trung vào những lợi thế cạnh tranh chủ chốt của họ.
- Ngành thông tin và truyền thông: Đối tác quan tâm thu hút nhất là Hoa Kỳ - Ngành năng lượng: Đối tác quan tâm thu hút đầu tư là Anh, Đức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hệ thống các giải pháp đã được gói gọn trong chương 3. Có rất nhiều nhiệm vụ đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Quảng Trị nhằm cải thiện mơi trường đầu tư của tỉnh, từ đó tạo lực hút, kêu gọi các nhà đầu tư FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Trị. Do chưa thật sự phát triển và chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến, trong tương lai gần, Quảng Trị cần đẩy mạnh công tác Marketing địa phương và mở rộng liên kết vùng, cũng như thiết kế các dự án hấp dẫn hơn nữa để các nhà đầu tư chủ động tìm đến tỉnh Quảng Trị, tạo đà cho tỉnh phát triển mạnh, nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị; Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh; và Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị, đề tài: “NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ” đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nhận định hiện trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2010 dựa vào phân tích thống kê mơ tả và kết quả khảo sát thực tế.
- Nhận định những tiềm năng của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh.
- Kinh nghiệm của các địa phương khác trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị.
Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định: Thời gian nghiên cứu hạn chế, dẫn đến số doanh nghiệp được phỏng vấn, khảo sát và trả lời bị giới hạn, chưa bao quát được hết mọi thành phần, mọi ngành nghề, lãnh vực kinh doanh, cũng như hình thức kinh doanh; Việc nghiên cứu chưa đưa ra được một mơ hình hồi quy hồn chỉnh về tác động đa chiều của các nhân tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị.
Từ những hạn chế của đề tài này, tác giả có những đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo:
- Hướng phát triển của ngành Thương mại – Dịch vụ tại tỉnh Quảng Trị đến năm 2025.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2004-2005), Marketing Places
(marketing địa phương).
2. Hà Nam Khánh Giao (2012), “Khảo sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào
tỉnh Quảng Trị”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Tỉnh, trường Đại học Tài
chính – Marketing.
3. Hồ Đức Hùng, Marketing địa phương của TP.Hồ Chí Minh, NXB Văn Hố Sài Gịn.
4. Lai Xuân Đạt (2005), “Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
của tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
TP.HCM.
5. Lê Xuân Bình (2000), “Hiện trạng và một số giải pháp tăng cường thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
6. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2010.
7. Ngô Thị Hải Xuân (2011), “Những giải pháp chiến lược khắc phục tình
trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
8. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, NXB Lao động – Xã hội.
9. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học Quốc Gia Tp.HCM.
10. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí khoa
học và cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010.
11. Nguyễn Thế Trung, Thu hút tài năng trẻ: những vấn đề và vấn đề cần quan
12. Quyết định 61/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Miền Trung Việt Nam đến năm 2020”, ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2008
13. Quyết định 108/QĐ-SKH-ISO của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị về “ban hành quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước và nước ngoài thuộc Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN, ISO 9001:2008 vào hoạt động của Sở kế hoạch và đầu tư”, ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2011.
14. Quyết định số 256/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị về “Hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học và thu hút cán bộ theo Quyết định số 1114/ QĐ-UBND của UBND Tỉnh”, ngày 15 tháng 11 năm 2010.
15. Quyết định 321/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng trị đến năm 2020”, ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2011 16. Quyết định 332/QĐ-TTg về “Phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản
đến năm 2020”, ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2011
17. Quyết định 1099/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị về “Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, ban hành ngày 8 tháng 6 năm 2009.
18. Thơng tư 74/2005/TTBTC của Bộ Tài chính về “hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng tại Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo”, ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2005.
19. Triệu Hồng Cẩm (2005), “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những giải
pháp phát triển”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
20. Võ Thanh Thu – Ngô Thị Ngọc Huyền (2008), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp
nước ngoài, NXB Thống Kê.
21. Võ Văn Cần (2006), “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hoà
đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
23. Agnieszka Chidlow and Stephen Young (2008), Regional Determinants of FDI Distribution in Poland, William Davidson Institute, The University Of Michigan.
24. Imad A.Moosa (2002), Foreign Direct Investment, Theory – Evident and
practice, Palgrave.
25. Joseph F.Hair & etc (2009), Multivariate Data analysis, Pearson
26. Louis T. Wells, Jr.Alvin G. Wint (2000), Marketing a country – Promotion
as a tool for attracting foreign investment, International Finance
Corporation, World Bank
27. PirceWaterHouseCoopers, A guide for business and investment (2008). 28. The World Bank, Doing business 2010
Website tham khảo:
29. Báo Kinh tế Việt Nam http://ven.vn/de-fdi-dong-gop-nhieu-hon-vao-nen-
kinh-te_t77c542n27662tn.aspx
30. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: http://www.chinhphu.vn/
31. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư: http://fia.mpi.gov.vn/
32. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm
2009 http://ngtk2009.quangtri.gov.vn/
33. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/
34. Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị: http://dpiquangtri.gov.vn/
35. Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị: http://www.quangtri.gov.vn/
36. Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Quảng
Trị: http://thuvienquangtri.gov.vn/ 37. http://www.doingbusiness.org/ 38. www.pcivietnam.org
39. http://saga.vn/Marketing/Phantichvadubao/2926.saga 40. http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn