Cơ sở hạ tầng xã hội 44 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 44 - 46)

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 14 

2.1. Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị 34 

2.1.6. Cơ sở hạ tầng xã hội 44 

Về giáo dục, trên địa bàn tỉnh có 01 phân hiệu Đại học (phân hiệu Đại học

Huế), 01 trường Cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị), 05 trường Trung cấp chuyên nghiệp (Trung cấp nghề tổng hợp Quảng Trị, Trung cấp nghề Mai Lĩnh, Trung cấp Nông nghiệp - PTNT, Trung cấp Y tế và Trung cấp giao thông vận tải) với tổng số 3.345 sinh viên (Cao đẳng có 1.171 SV, Trung cấp chuyên nghiệp có 2.174 SV), có 205 giáo viên (101 giáo viên CĐ, 104 giáo viên TCCN). Tỷ lệ giáo viên Cao đẳng và Trung cấp chun nghiệp có trình độ trên Đại học đạt 42,9%, cịn lại có trình độ Đại học. Ngồi ra trên địa bàn cịn có các trường như: trường Chính trị Lê Duẫn, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề...

Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, loại hình trường dân lập, tư thục có xu hướng phát triển; đến năm 2010 tồn tỉnh có 105/157 trường Mẫu giáo, 5/33 trường THPT, 1/4 trường Trung cấp chuyên nghiệp ngồi cơng lập.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều cơng trình, dự án thuộc lĩnh

vực y tế trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như bệnh viện đa khoa Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh và khu vực Triệu Hải; đặc biệt xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 giường, khởi công xây dựng Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Năm 2010 toàn tỉnh có 75% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 60% số trạm y tế xã có bác sĩ; bình qn trên 1 vạn dân có 07 bác sĩ và 32,7 giường bệnh.

Công tác khám chữa bệnh có những bước tiến bộ, nhất là việc triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và đồng bào dân tộc thiểu số. Cơng tác y tế dự phịng được thực hiện khá tốt, nhiều năm liền khơng có bệnh dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh, các dịch bệnh như sốt xuất huyết, dịch tả... được giám sát và khống chế

kịp thời, công tác tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm H5N1, HIV/AIDS được thực hiện thường xuyên.

Về văn hóa - thể dục thể thao, có nhiều đổi mới về chất lượng và phong phú

về hình thức tổ chức, giá trị truyền thống của các dân tộc, các làng bản, vùng miền được chú trọng nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được cải thiện. Đến nay tồn tỉnh có 119.786 gia đình, 1.616 đơn vị, làng bản được cơng nhận văn hóa.

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quan tâm, thường xuyên phát động các cuộc thi thể thao rộng rãi nhân dịp các kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục thể chất học đường, thể thao thành tích cao và đào tạo huấn luyện viên được chú trọng; đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện có trọng điểm các tài năng thể thao trẻ, tập trung vào các mơn thể thao tỉnh có thế mạnh. Đến nay, tồn tỉnh đã có 24% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 15,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.

Các thiết chế văn hóa, thể thao không ngừng được đầu tư tăng cường, các cơng trình tiêu biểu đã và đang được đầu tư xây dựng như: Bảo tàng tỉnh, Sân vận động Đơng Hà, Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Nhà thi đấu đa năng tỉnh, bể bơi tổng hợp, thư viện tỉnh, các cơng trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẫn; các di lích lịch sử cách mạng thường xuyên được bảo tồn, tôn tạo như: Địa đạo Vịnh Mốc, khu di tích đơi bờ Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, sân bay Tà Cơn, khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhà đày Lao Bảo.... Các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện và cấp cơ sở cũng được chú trọng đầu tư xây dựng từng bước như: nhà văn hóa, sân vận động....

Về Khoa học - Cơng nghệ, có những bước phát triển. Nhiều đề tài, dự án

khoa học công nghệ được ứng dụng vào thực tế. Các mơ hình ứng dụng về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bước đầu được khẳng định và phát triển tại nhiều địa phương trong tỉnh. Công nghệ thông tin được ứng dụng ở các cấp, các ngành, phục vụ tốt cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. (Theo Quyết định 321/QĐ-TTg, ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2011).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)