ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 76 - 80)

NHÁNH AGRIBANK LONG THÀNH

2. 6.1 Thành tựu đạt được

- Agribank Long Thành là ngân hàng số 1 tại địa phương về huy động vốn,

với sự tăng trưởng nguồn vốn trung bình trên 14%/năm, cùng với cơ cấu nguồn vốn

ổn định, nguồn tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên trong điều kiện hiện nay

trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng ra đời với cơ sở vật chất được trang bị

hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình kết hợp với hình thức huy động vốn hấp dẫn, vừa có lãi suất cao vừa kết hợp quà tặng. Nhưng Chi nhánh vẫn duy trì

được nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, nguồn vốn huy động

luôn thừa để chuyển cho ngân hàng cấp trên điều hòa cho các chi nhánh thiếu vốn

trong hệ thống. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng

tín dụng.

- Với gần 24 năm có mặt tại địa phương, Agribank Long Thành là ngân hàng có thế mạnh tuyệt đối tại địa bàn về đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn; với đội ngũ cán bộ tín dụng khơng những có bề dày kinh nghiệm về cho vay hộ sản xuất mà cịn huy động vốn do có mối quan hệ thân thiết lâu năm với khách hàng. Thị phần cho vay đứng thứ 2 về thị phần.

- Số lượng khách hàng rất đông đảo, chủ yếu là: hộ nông dân, hộ sản xuất

kinh doanh, công nhân, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.

- Tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong các

- 60 -

những khách hàng q hạn, cố tình dây dưa khơng chịu trả nợ khi đến hạn…; trong

hoạt động huy động vốn, thông qua Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Kho Bạc Nhà

Nước huyện, Ủy ban các xã nắm được các dự án quy hoạch, với lợi thế là đại lý thu hộ ngân sách của Kho Bạc, Agribank Long thành làm trung gian trong việc chi trả tiền đền bù để thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư.

2. 6.2 Các mặt hạn chế và phân tích ngun nhân

- Tài khoản thanh tốn ngày càng giảm dần cả về số lượng khách hàng và số

dư tài khoản đã ảnh hưởng đến thị phần của chi nhánh cũng như việc cải thiện thu

ngoài lãi của Chi nhánh, nguyên nhân là do:

+ Lãnh đạo chi nhánh chưa quán triệt đến từng cán bộ ngân hàng tầm quan

trọng của sản phẩm này.

+ Phí chuyển tiền trong cùng hệ thống Agribank thấp, nhưng phí chuyển tiền khác hệ thống Agribank cao hơn các NHTM; mặt khác, khách hàng cũng không thể thương lượng mức phí này được, trừ phi đây là khách hàng có số dư lớn và thường xuyên chuyển tiền, chi nhánh sẽ có tờ trình ngân hàng cấp trên giảm phí, tuy nhiên rất hạn chế.

+ Giao dịch viên chưa niềm nở và tận tình phục vụ khách hàng, mặt khác

cũng không chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ nên chưa tạo được sự tin

tưởng cho khách hàng khó tính, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

+ Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, dù hiện nay, Agribank có trên 190 sản phẩm dịch vụ, nhưng số lượng dịch vụ được áp dụng tại chi nhánh Long Thành rất

hạn chế. Các dịch vụ như đầu tư tự động; thanh toán quốc tế; huy động tiết kiệm

bằng vàng; chiết khấu, tái chiết khấu; dịch vụ thanh toán bằng thẻ; E_banking…chưa được triển khai hoặc triển khai không đến nơi đến chốn, cán bộ chi nhánh thường tránh né thực hiện các giao dịch này. Các dịch vụ của Chi nhánh chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, khách hàng tìm đến ngân hàng giao dịch theo

sản phẩm đơn lẻ, chưa được tư vấn cụ thể cách sử dụng gói sản phẩm về sự thuận

tiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho khách hàng. Hệ quả kéo theo là dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh còn rất hạn chế, chỉ chiếm tỷ trọng chưa

- 61 -

- Thị phần thanh toán quốc tế hồn tồn bằng khơng, do chi nhánh chưa có

phịng kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế. Cán bộ khơng có điều kiện làm thực tế về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nên kiến thức, kinh nghiệm cịn hạn chế.

Khách hàng sau vài lần tìm đến với Chi nhánh, nhưng không được đáp ứng đã

chuyển đến ngân hàng khác.

- Nguồn nhân lực chi nhánh thừa về nhân sự, nhưng thiếu người làm được việc. Do trình độ chun mơn hạn chế và lớn tuổi nên khó thay đổi tư duy đội ngũ

nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của ngân hàng; việc ứng dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại cũng rất khó khăn.

- Hoạt động khơng hồn tồn vì lợi nhuận, đã làm cho lợi nhuận chi nhánh

đạt thấp, mục tiêu cuối cùng của người lao động là tiền lương đã không đạt được

như kỳ vọng; điều này đã ảnh hưởng đến đời sống cán bộ, một số nhân viên trẻ có

năng lực do lương quá thấp đã chuyển sang các NHTMCP do cách trả lương của

Agribank là theo thâm niên cơng tác, gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch cán bộ trẻ có năng lực cũng như trẻ hoá nhân sự của chi nhánh.

- Công tác marketing chưa tương xứng với vai trò ngân hàng hàng đầu tại

điạ phương trong việc đa số người dân khi được hỏi về Agribank đều cho rằng đây

là ngân hàng chuyên về “tam nông” chứ không phải là một ngân hàng với hệ thống

công nghệ tiên tiến hiện đại với đầy đủ các sản phẩm dịch vụ đa dạng; cũng như

chưa tranh thủ những lợi thế về mạng lưới, thương hiệu và sự ủng hộ của chính

quyền địa phương để triển khai các sản phẩm hiện đại của Agribank.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được khai thác hiệu quả, tình trạng

mạng bị treo, quá tải làm khách hàng phải chờ lâu vào những ngày cuối tháng đã

ảnh hưởng đến uy tín của Agribank với khách hàng. Do hệ thống máy móc được

trang bị đã lạc hậu, qua nhiều thời kỳ mua sắm, sửa chửa, khơng cịn tương thích nhau để triển khai các chương trình hiện đại.

- 62 -

Kết luận Chương 2

Chương 2 đã khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Long Thành, lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN cũng như của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Long Thành. Điểm qua một số hoạt động chính của

Chi nhánh trong 05 năm gần đây; cũng như tình hình huy động vốn, cho vay của các TCTD hiện đang có mặt trên địa bàn; đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Long Thành so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn bằng mơ hình SWOT. Phân tích năng lực tài chính, thị phần hoạt động, tính đa

dạng của sản phẩm, năng lực cơng nghệ thông tin, chất lượng nhân sự, chất lượng

đầu tư tín dụng và một số yếu tố khác. Từ đó tạo tiền đề để đưa ra giải pháp nâng

- 63 -

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM (AGRIBANK) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG THÀNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 76 - 80)