CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 80 - 83)

3.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Thị trường nông thôn tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các NHTM, trong hoàn cảnh hiện tại, đây là thị trường đầu tư ít rủi ro hơn so với thị trường bất động sản, chứng khoán, phi sản xuất; mặt khác, với sự ra đời của Thông tư 20, các NHTM đang được NHNN khuyến khích mở rộng đầu tư tín dụng cho nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn.

Huyện Long Thành với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vị trí địa lý

nền kinh tế, với nền tảng kinh tế xã hội đã đạt được trong thời gian qua đang trên đà

phát triển đúng theo những chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Trên cơ sở đó, huyện

Long Thành đã mạnh dạn đưa ra một số Chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản của huyện giai đoạn 2010-2015 như sau:

- Giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng bình qn 15- 16%/năm. Trong

đó:

+ Công nghiệp, xây dựng tăng: 16 – 17%/năm + Dịch vụ tăng: 19 – 20%/năm

+ Nông lâm nghiệp tăng trên 3%/năm.

Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp, đến năm 2015 đạt tỷ trọng:

+ Công nghiệp, xây dựng: 58,83%/năm + Dịch vụ: 36,17%/năm

+ Nông lâm nghiệp: 5%/năm.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 50 triệu đồng/người.

Để có thể thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo các chỉ tiêu đã đề ra, cơ

cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo định hướng: công nghiệp, xây dựng – dịch vụ - nơng lâm nghiệp; khơng thể thiếu vai trị của các định chế tài chính trung gian, đó là

- 64 -

các ngân hàng đang đóng trên địa bàn huyện. Việc các NHTM mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng khách hàng trên địa bàn huyện (ngoại

trừ Thị Trấn) để sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi… trên địa bàn sẽ được

khuyến khích theo Thơng tư 20.

Mơi trường kinh doanh của Chi nhánh ngày càng khốc liệt hơn, trên địa bàn huyện Long Thành và khu vực lân cận liên tục xuất hiện chi nhánh của các TCTD trong và ngoài nước, thị phần của Agribank Long thành liên tục bị chia sẻ. Bên cạnh

đó, các NHTMCP trước đây chỉ tập trung vào khai thác dịch vụ chuyển tiền, huy động tiết kiệm, đầu tư tín dụng bất động sản, doanh nghiệp và hộ kinh doanh

lớn…bỏ ngỏ thị trường nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, Các NHTM CP trên địa bàn sẽ chuyển hướng sang thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008 đến nay vẫn cịn dư chấn, tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn chưa thể phục hồi một số khách hàng sau thời gian cố gắng cầm cự bắt đầu tuyên bố phá sản, vỡ nợ, bỏ trốn. Thị trường bất

động sản trầm lắng, giá vàng, giá USD liên tục biến động, đã xuất hiện việc khách

hàng vay vốn trả nợ trước hạn và vay lại để hưởng lãi suất thấp.

3.1.2 Định hướng phát triển của Agribank

3.1.2.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò

ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng

- 65 -

của đơng đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, Agribank

không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh cơng nghệ ngân hàng theo hướng

hiện đại hóa. Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là:

nguồn vốn hàng năm tăng từ 15% - 17%, dư nợ tăng 11% - 12%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn phấn đấu đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 3%; tỷ lệ thu ngồi tín dụng tăng 20%; hệ số an tồn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ; Đẩy mạnh công tác huy

động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp – nông dân- nông

thôn và nền kinh tế; tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản; Tăng cường mở rộng hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn; Xây dựng lộ trình thực hiện Thơng tư 13, 19 của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD; Đề án mở rộng và và nâng cao hiệu quả tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn; Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ; Đề án mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả các dự án nước ngoài giai đoạn 2010 – 2015. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS giai đoạn II để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chú ý phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank và tăng nguồn thu ngồi tín dụng; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Hoàn thiện và triển khai Đề án chiến lược phát triển kinh doanh 2011-2015, tầm nhìn 2020 và Chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu v.v…

3.1.2.2 Định hướng của Agribank Long Thành

Duy trì tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ làm cơ sở để tăng trưởng tín

dụng, đặc biệt là tín dụng nơng nghiệp nơng thôn, tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn

- 66 -

4%/năm; Giữ vững thị phần hoạt động; Đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng

được an toàn và hiệu quả, cụ thể:

- Duy trì tăng nguồn vốn huy động tại chỗ tăng bình quân 10% - 12%/năm, trong

đó mở rộng số dư tiền gửi thanh tốn, duy trì số dư tiền gửi tiết kiệm chiếm từ 75%-

80%/tổng nguồn vốn huy động.

- Dư nợ tín dụng tăng bình qn 12% -15%/năm; trong đó, nợ trung hạn chiếm tỷ

trọng 25%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: Trên 80%/tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/tổng dư nợ

- Tăng thu dịch vụ ngồi lãi tín dụng 20% so với năm trước. Quỹ thu nhập tăng

bình quân 15%/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 80 - 83)