Tổng quan về nghiên cứu cải cách bộ máy chính quyền địa phƣơng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan về nghiên cứu cải cách bộ máy chính quyền địa phƣơng:

Nghị quyết Trung ƣơng khóa VII của Đảng đã đƣa ra các quan điểm cơ bản về đổi mới bộ máy nhà nƣớc, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của từng thiết chế quyền lực từ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tƣ pháp đến chính quyền địa phƣơng. Nhiều nhà khoa học đã có các báo cáo, nghiên cứu về cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và chính quyền địa phƣơng nói riêng nhƣ: Đào Trí Úc, Bùi Xuân Đức, Nguyễn Cửu Việt, Nguyên Đăng Dung, Lê Minh Thông, Trƣơng Đắc Linh, Vũ Thƣ, Dƣơng Quang Tung… Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: làm rõ các căn cứ khách quan của nhu cầu cải cách bộ máy nhà nƣớc; phân tích thực trạng của bộ máy nhà nƣớc; xây dựng hệ quan điểm lý luận về mơ hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc; đề xuất các giải pháp đổi mới các thiết chế quyền lực nhà nƣớc. Theo đúc kết của Trƣơng Đắc Linh33, hiện có 4 ý kiến, kiến nghị về mơ hình chính quyền địa phƣơng đối với nƣớc ta: 1/Giữ mơ hình tổ chức HĐND ở 3 cấp nhƣ hiện nay. 2/ Tổ chức HĐND ở hai cấp tỉnh và xã. 3/ Tổ chức HĐND ở tỉnh, huyện và xã; nhƣng bỏ HĐND ở quận, phƣờng ở các thành phố trực thuộc trung ƣơng; bỏ HĐND các phƣờng thuộc thị xã và thành phố thuộc tỉnh. 4/Chỉ tổ chức HĐND ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã, riêng thành phố trực thuộc trung ƣơng chỉ tổ chức HĐND ở một cấp là cấp thành phố.

Các nhà nghiên cứu có xu hƣớng đề xuất đi theo mơ hình chính quyền địa phƣơng kết hợp giữa phân quyền và tự quản hiện nhiều nƣớc đang áp dụng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quốc gia thuộc Cộng đồng Châu Âu. Các nhà nghiên cứu nhƣ Vũ Thƣ, Nguyễn Cửu Việt, Bùi Xuân Đức… đề xuất xây dựng mơ hình chính quyền địa phƣơng nƣớc ta hiện nay nên theo xu hƣớng này.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chính quyền địa phƣơng nƣớc ta hiện nay vẫn còn một số lĩnh vực chƣa đƣợc làm rõ về lý luận và thực tiễn, thể hiện qua các tham luận tại Hội thảo “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nƣớc CHXHCN Việt Nam” do ơng Lê Minh Thơng chủ trì; đặc biệt là ý kiến các đánh giá, nhận định của Bộ trƣởng

33

Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn trong cuốn: Hỏi và đáp về thực hiện thí điểm khơng tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng, NXB Chính trị Quốc gia, 2009. Thứ nhất, về phân tích thực trạng, vẫn cịn đánh giá phiến diện, tập trung vào những hạn chế, nhƣợc điểm của thiết chế HĐND mà chƣa phân tích đánh giá những tác động tích cực của nó. Thứ hai, các đề xuất về cải cách hệ thống chính quyền địa phƣơng chủ yếu dựa vào mơ hình của các nƣớc mà chƣa gắn với đặc điểm, điều kiện của nƣớc ta. Thứ ba, các nghiên cứu mới dừng lại ở góc độ định tính mà chƣa đánh giá mang tính định lƣợng đối với các đề xuất lựa chọn thực hiện một chính sách đối với cải cách bộ máy nhà nƣớc.

Mặc dù đã có chủ trƣơng, nghị quyết từ rất sớm nhƣng kết quả cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc ta chƣa đƣợc nhiều nhƣ kỳ vọng. Việc cải cách nền hành chính mới đạt đƣợc một số kết quả trên lĩnh vực nhƣ: ban hành luật, từng bƣớc phân cấp, cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 3035, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (sau sự kiện Thái Bình năm 1996)36.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 31 - 32)