Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các đối tƣợng liên quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các đối tƣợng liên quan:

Các ý kiến phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý trực tiếp liên quan đến hoạt động của HĐND huyện và điều tra một số ngƣời dân địa phƣơng có bốn hƣớng sau: (1) Chuyên gia cho rằng, vấn đề mấu chốt trong việc đổi mới hệ thống chính quyền địa phƣơng khơng phải là việc “bỏ” HĐND. (2) Những đại biểu dân cử nói chung, kể cả đại diện của UBMTTQVN, có ý kiến nên giữ lại HĐND. (3) Đại diện cơ quan hành chính đề nghị “bỏ”. (4) Ngƣời dân thì khơng có ý kiến rõ ràng,“bỏ” hay khơng cũng đƣợc58.

Theo PGS – TS Trƣơng Đắc Linh: “Bỏ HĐND không phải là điểm mấu chốt của đổi mới bộ máy chính quyền nƣớc ta. Vấn đề là đổi mới triệt để chính quyền địa phƣơng của Việt Nam phù hợp với khu vực và thế giới”.

Nhóm các đại biểu dân cử và Mặt trận cho rằng:

Thứ nhất, HĐND nói chung và HĐND huyện nói riêng hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả là đúng với thực tế. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu không phải từ tự thân thiết chế đó mà đến từ chủ quan của việc thiết kế và tạo lập nên nó.

Thứ hai, việc thiết kế thí điểm chƣa đƣợc thiết kế khoa học, khách quan mà chỉ nhằm mục tiêu định trƣớc là không tổ chức HĐND. Việc đánh giá chƣa thuyết phục, logic.

Thứ ba, có nhiều hệ lụy khi không tổ chức HĐND huyện. Các tổ chức khác thay thế khơng tạo nên lợi ích và sẽ kém hiệu quả so với HĐND hiện hữu.

Thứ tƣ, việc không tổ chức HĐND huyện trong thời điểm hiện nay chƣa phù hợp mà nên có giải pháp đối với những hạn chế, yếu kém do nguyên nhân chủ quan từ việc thiết kế tổ chức và tạo điều kiện cho HĐND hoạt động.

57

Campo, Sundaram (2003, trang 638). 58

Cơ quan hành chính cho rằng, nếu khơng tồn tại HĐND huyện thì khơng ảnh hƣởng gì. Kết quả điều tra59 với mẫu phỏng vấn gồm 10 câu hỏi với 150 cử tri thuộc 3 xã của huyện Núi Thành thuộc 3 khu vực: đồng bằng, miền núi và miền biển, nhƣ sau: số phiếu phát ra: 150, thu về 122. Tỷ lệ ngƣời có ý kiến đề nghị giữ nguyên là: 37% (45/122); nhƣ thí điểm là: 48% (58/122) và khơng có ý kiến là: 16% (19/122). Tuy nhiên, ý kiến trả lời có sự không nhất quán. Không nhất quán giữa việc hình thức lập nên UBND và không tổ chức HĐND. Trong khi số ý kiến cho rằng nên hình thành UBND nhƣ hiện nay chiếm 43% thì ý kiến đề nghị tổ chức HĐND nhƣ cũ là 37%. Hoặc, có một số ý kiến cho rằng hoạt động HĐND huyện có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất hoặc đại diện cho nguyện vọng cá nhân nhƣng lại không thống nhất tổ chức HĐND huyện. Cử tri miền núi có tỷ lệ ý kiến nên tổ chức HĐND huyện cao hơn ở xã đồng bằng và miền biển. Nhìn chung, cử tri thờ ơ đối với hoạt động của HĐND cấp huyện, tỉnh, Quốc hội nhƣng lại quan tâm nhiều hơn đối với HĐND cấp xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)