Kinh phí hoạt động của HĐND:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. Hoạt động của HĐND huyện NúiThành nhiệm kỳ 2004 2009:

2.4. Kinh phí hoạt động của HĐND:

2.5. Nguyên nhân làm cho HĐND hoạt động hình thức, kém hiệu lực, hiệu quả:

Từ thực tiễn hoạt động của HĐND huyện Núi Thành, có thể rút ra một số nguyên nhân làm cho hoạt động của HĐND mang tính hình thức, kém hiệu lực, hiệu quả nhƣ sau:

Thứ nhất, đó là sự khơng tƣơng thích giữa địa vị pháp lý của HĐND huyện đƣợc quy định bởi Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND với các luật khác. HĐND là cơ quan quyền lực nhƣng chính quyền địa phƣơng khơng thực hiện phân quyền mà là phân cấp. Sự bất cập này cho thấy có sự khơng thống nhất trong quan điểm về chính quyền địa phƣơng. HĐND huyện chỉ có quyền hạn theo phân cấp, tức là phụ thuộc vào cấp trên chứ không đƣợc phân quyền rõ ràng theo luật định.

Thứ hai là khơng có mối liên kết giữa TTHĐND huyện với cấp tỉnh, cấp xã. Việc tổ chức các hoạt động của HĐND tùy thuộc vào năng lực và trách nhiệm cá nhân của TT HĐND huyện, khơng có sự giám sát, kiểm soát hoạt động. Nơi nào TT HĐND có năng lực, trách nhiệm thì hoạt động hiệu quả, nơi nào yếu kém thì ngƣợc lại.

Thứ ba là bản thân tổ chức, bộ máy của HĐND huyện cũng không đủ năng lực, điều kiện để thực thi nhiệm vụ. HĐND chỉ có 02 đại biểu chuyên trách. Bộ phận giúp việc cho HĐND là Văn phịng HĐND và UBND nhƣng khơng có cán bộ chuyên trách. Mặt khác, cán bộ chuyên trách HĐND hầu nhƣ không đƣợc quy hoạch, đào tạo. Do đó năng lực tổ chức điều hành phối hợp nhiệm vụ của HĐND có nhiều mặt hạn chế.

Thứ tƣ là cơ cấu, chất lƣợng đại biểu HĐND bất cập. Có đến 47% đại biểu thuộc khối chính quyền. Điều này làm cho việc đánh giá, giám sát hạn chế vì đây là hình thức “vừa đá bóng vừa thổi cịi”. 83% đại biểu kiêm nhiệm, 100% các đại biểu thành viên các ban không chuyên trách. “Việc kiêm nhiệm gây ra quá tải, chồng chéo về chức năng đại diện, thậm chí xung đột về lợi ích”50

. Việc thực hiện giám sát, thẩm định, đánh giá việc thực hiện nghị quyết của HĐND, tuân thủ pháp luật của UBND và các cơ quan, tổ chức là nhiệm vụ bất khả thi, làm đến đâu hay đến đó. Quan trọng hơn là đại biểu không tham gia vào HĐND một cách tự nguyện. Sẽ khơng có sự thơi thúc và trách nhiệm đối với các đại biểu. Sức ép từ cử tri đối với đại biểu HĐND do vậy sẽ không mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp huyện và khả năng áp dụng tại huyện núi thành , tỉnh quảng nam (Trang 41 - 42)