Con người là nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển của một quốc gia. Nguồn nhân lực ở nông thôn trình độ học vấn thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo. Trình độ dân trí thấp là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, trước hết là đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn
hiện nay. Do đó, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân bảo đảm số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực của Đức Thọ khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động chưa qua đào tạo. Để phát triển nguồn nhân lực, trong những năm tới huyện Đức Thọ cần:
- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có và có kế hoạch xây dựng và bổ sung cán bộ, có chính sách thu hút tài năng trẻ nhất là con em địa phương vừa tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm.
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, lớp trên địa bàn huyện kết hợp xây dựng cơ sở vật chất trường học, chú trọng phát triển giáo dục một cách toàn diện. Phấn đấu trong những năm tới hoàn thành cơ bản xây dựng cơ sở vật chất cho cả bốn cấp học: mầm non, tiểu học, THCS và THPT, xây dựng nhiều trường chuẩn quốc gia.
- Khuyến khích và hỗ trợ hệ thống dạy nghề tư nhân và bán công, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục gắn với mở rộng quy mô đào tạo nghề. Trong những năm tới, phấn đấu lao động có tay nghề lên 30 - 50%.
- Phát triển giáo dục nông thôn, tăng cường đầu tư xây dựng trường lớp, nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo giáo viên địa phương, cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh
Khoa học công nghệ là yếu tố đầu vào rất quan trọng, quyết định năng suất lao động, chất lượng hàng hóa do đó ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Đức Thọ. Việc đầu tư thích đáng cho công tác thủy
lợi, giống cây trồng, gia súc và cơ sở hạ tầng nông thôn đó giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Biện pháp cụ thể:
- Đẩy nhanh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất. Ứng dụng công nghệ trong thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên cơ sở nâng cao trình độ tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ.
- Tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, có khả năng thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau.
- Tăng cường công tác thông tin để người dân tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ.
- Kêu gọi sự đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ và sản xuất và kinh doanh.
2.2.3. Hoàn thiện chính sách đất đai
Đức Thọ có nguồn tài nguyên đất khá phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, đất ở Đức Thọ chưa được khai thác và sử dụng hợp lý, pháp luật về đất đai còn mang tính hình thức. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm tới huyện cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai, thực hiện luật đất đai đã ban hành. Rà soát quỹ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và quy hoạch các vùng đất tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, khai thác tối đa nguồn lực đất đai kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, tăng nhanh vòng quay của đất. Giải pháp này được thể hiện cụ thể là:
- Hoàn thành dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sử dụng đất lần 2. Hoàn thành thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện, đặc biệt là giao đất cho các doanh nghiệp thuê đầu tư sản xuất
kinh doanh tại cụm thương mại - dịch vụ ga Yên Trung. Xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai.
- Tiếp tục giao đất lâu dài cho hộ nông dân, thời hạn giao các loại đất nông - lâm nghiệp cần thực hiện đúng luật. Đối với đất trống, đồi trọc cần phải khai thác một cách có hiệu quả, phát triển các hình thức nông trại, gia trại.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định số 105/2009 NQ - CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật về đất đai.
- Tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 cho các loại đất theo đúng quy định của Luật đất đai.
2.2.4. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp với phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn giữa công nghiệp với phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn
Phát triển công nghiệp không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn tác động đến các ngành khác. Ở Đức Thọ, sản phẩm nông sản qua chế biến chưa nhiều, số lượng nhà máy chế biến thành lập nhiều nhưng hoạt động không có hiệu quả do thiếu nguyên liệu trong khi đó sản phẩm nông nghiệp bán ra thị trường giá lại thấp. Điều này chứng tỏ công nghiệp ở Đức Thọ chưa phát triển và mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ chưa được xác lập. Trong những năm tới huyện Đức Thọ cần:
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp. Đề xuất với tỉnh củng cố và phát huy hiệu quả tối đa công suất của nhà máy chế biến rau quả hiện có, giúp huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quy hoạch vùng,
cung cấp nguyên liệu thường xuyên nhằm giải quyết thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức chỉ đạo để xây dựng thành công cụm sản xuất làng nghề Mộc Thái Yên, cụm sản xuất làng nghề mộc, đóng thuyền, đan lát ở Trường Sơn, mở rộng sản xuất tập trung gia công cửa sắt, giày da, may mặc ở thị trấn Đức Thọ, Đức Yên, Đức Trung.
- Công nghiệp cần tác động vào đất đai thông qua ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, hóa học, cơ điện… tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cao. Trang bị máy móc, phương tiện sản xuất cho nông nghiệp đồng thời tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách ổn định bằng cách nâng cao năng lực chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời tạo ra sản phẩm đã qua chế biến có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân và liên kết với ngành dịch vụ vận tải để vận chuyển, trao đổi hàng hóa tới các thôn, xã đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa. Để làm được điều này nông nghiệp nông thôn phải đổi mới tạo tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, có chính sách giá cả phù hợp đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ giống cây con… nhằm phục vụ cho công nghiệp và nông nghiệp. Chú trọng dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh vùng nông thôn thông qua hệ thông hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ thị trấn, nâng cấp chợ hiện có trên địa bàn và các cụm thương mại dịch vụ tại các xã.
2.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là nơi tập trung hàng hóa để trao đổi giữa người mua và người bán theo giá cả thỏa thuận. Trong điều kiện hiện nay thì thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, là bà đỡ tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Đức Thọ có mạng hệ thống giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, đến nay thị trường ở Đức Thọ chưa phát triển, còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải mở rộng, tìm kiếm thị trường đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Để tạo thị trường cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xác lập mối quan hệ lâu dài giữa người mua và người sản xuất, sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao để cung cấp cho thị trường, chuyển hướng từ tăng năng suất và số lượng sang tăng chất lượng và chủng loại, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Huyện cần có chính sách phối hợp với các huyện khác để tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Gắn kết giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các nhà đầu tư.
- Phát triển hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện giao lưu hàng hóa. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Hôm ở thị trấn, chợ Đồn xã Tùng Ảnh, nâng cấp chợ nông thôn, tụ điểm dân cư ở các xã tạo hệ thống dịch vụ hàng hóa, thương mại phong phú rộng khắp từ thị trấn đến các xã. Xây dựng một hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại thị trường nhất là thị trường vốn và công nghệ.
Đối với thị trường vốn: phải có chính sách huy động và khai thác nguồn vốn Nhà nước và trong nhân dân có hiệu quả. Đẩy mạnh xây dựng mô hình tín dụng nông thôn để hạn chế tình trạng vay nợ lãi trong nhân dân.
Đối với thị trường công nghệ: cần sử dụng triệt để công nghệ trong nước, công nghệ truyền thống đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Đối với thị trường sản phẩm, hàng hóa: nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bằng việc tăng đầu tư, đổi mới công nghệ, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Phát triển mạnh các tụ điểm thương mại, thị trấn và các chợ nông thôn.
Đối với thị trường hàng xuất khẩu: Đức Thọ có nhiều lợi thế về xuất khẩu song khối lượng còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải có kế hoạch đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt quan tâm đến đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước cần đẩy mạnh việc mở rộng thị trường ngoài nước. Trước mắt cần củng cố thị trường đã có, thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới. Tăng cường các hoạt động khuyến mại, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo đồng thời tăng cường tổ chức hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm. Phải có chính sách ưu đãi những công ty đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ có cơ sở làm việc trên địa bàn huyện.
2.2.6. Tập trung đầu tư và xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung và của huyện Đức Thọ nói riêng. Trong những năm qua, mặc dù Đức Thọ nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước, nguồn viện trợ nước ngoài và huy động nhân dân đóng góp nhưng cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và việc sử dụng nguồn vốn chưa có hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm tới huyện cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
- Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, có biện pháp chống xói mòn, nâng cao độ phì của đất, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún trong các hộ dân bằng cách dồn điền đổi thửa để quy tụ các ruộng nhỏ thành các ruộng lớn hơn.
- Quy hoạch và mở rộng thị trấn Đức Thọ đồng thời phát động phong trào làm giao thông nông thôn bằng phương thức huy động vốn đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp đồng thời kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ của nước ngoài. Phấn đấu toàn huyện cơ bản hoàn thành đường cứng giao thông nông thôn và có đê trên 800km. Khuyến
khích nhân dân đóng góp cải tạo và làm thêm đường bêtông liên thôn, liên xóm. Triển khai dự án đường trục chính nối quốc lộ 8A với xã Đức Long để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
- Nâng cấp, tu sửa hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nước cho nông nghiệp. Kiên cố hóa kênh mương bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp và của Nhà nước hỗ trợ .
- Nâng cấp và xây dựng hệ thống điện nông thôn, phục vụ đến tận các hộ dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về giá điện để khuyến khích sản xuất kinh doanh.
- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc. Tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi mới trang thiết bị của các trung tâm bưu điện, nhà văn hóa, đài phát thanh truyền hình, hỗ trợ đầu tư mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc đến cơ sở xã, thôn.
- Nâng cấp trụ sở làm việc từ huyện đến cơ sở, hệ thống siêu thị thương mại - dịch vụ, vùng thương nghiệp hiện nay và vùng ngã tư Yên Trung, hệ thống dây chuyền sản xuất gạch Tuy - nen, làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại xã Trường Sơn, Thái Yên.
- Nâng cấp hệ thống chợ nông thôn hiện có. Xây dựng thêm các trung tâm đầu mối thương mại.
2.2.7. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế gia đình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế – xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, Đức Thọ cần tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đối với hộ kinh tế gia đình ở vùng núi có thể kết hợp trồng lúa, xây dựng vườn đồi để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Mô hình vườn đồi, đồi núi có thể trồng các loại cây cam, bưởi. Mô hình nông – lâm kết
hợp vừa trồng, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả vừa trồng cây lương thực và chăn nuôi.
- Đối với hộ kinh tế ở đồng bằng, thị trấn cần xây dựng mô hình hộ chuyên sản xuất hàng hóa, hộ chuyên thâm canh lương thực đặc biệt là cây lúa, trồng cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp chăn nuôi và phát triển nghề thủ công, dịch vụ. Xây dựng mô hình RVAC (ruộng – vườn – ao – chuồng) ở những nơi có trình độ thâm canh cao.
- Đối với trung du, miền núi khuyến khích phát triển các hình thức trang trại gia đình, nông – lâm trại kinh doanh theo mô hình đồi rừng, vườn rừng. Trang trại có thể trồng các loại cây công nghiệp xuất khẩu như lạc, đậu,