Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 44)

Thị trường là nơi tập trung hàng hóa để trao đổi giữa người mua và người bán theo giá cả thỏa thuận. Trong điều kiện hiện nay thì thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, là bà đỡ tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Đức Thọ có mạng hệ thống giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, đến nay thị trường ở Đức Thọ chưa phát triển, còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải mở rộng, tìm kiếm thị trường đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Để tạo thị trường cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác lập mối quan hệ lâu dài giữa người mua và người sản xuất, sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao để cung cấp cho thị trường, chuyển hướng từ tăng năng suất và số lượng sang tăng chất lượng và chủng loại, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Huyện cần có chính sách phối hợp với các huyện khác để tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Gắn kết giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các nhà đầu tư.

- Phát triển hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện giao lưu hàng hóa. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Hôm ở thị trấn, chợ Đồn xã Tùng Ảnh, nâng cấp chợ nông thôn, tụ điểm dân cư ở các xã tạo hệ thống dịch vụ hàng hóa, thương mại phong phú rộng khắp từ thị trấn đến các xã. Xây dựng một hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại thị trường nhất là thị trường vốn và công nghệ.

Đối với thị trường vốn: phải có chính sách huy động và khai thác nguồn vốn Nhà nước và trong nhân dân có hiệu quả. Đẩy mạnh xây dựng mô hình tín dụng nông thôn để hạn chế tình trạng vay nợ lãi trong nhân dân.

Đối với thị trường công nghệ: cần sử dụng triệt để công nghệ trong nước, công nghệ truyền thống đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài.

Đối với thị trường sản phẩm, hàng hóa: nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bằng việc tăng đầu tư, đổi mới công nghệ, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Phát triển mạnh các tụ điểm thương mại, thị trấn và các chợ nông thôn.

Đối với thị trường hàng xuất khẩu: Đức Thọ có nhiều lợi thế về xuất khẩu song khối lượng còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải có kế hoạch đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt quan tâm đến đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước cần đẩy mạnh việc mở rộng thị trường ngoài nước. Trước mắt cần củng cố thị trường đã có, thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới. Tăng cường các hoạt động khuyến mại, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo đồng thời tăng cường tổ chức hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm. Phải có chính sách ưu đãi những công ty đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ có cơ sở làm việc trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 44)