Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 37)

kiện tự nhiên và sinh thái của Đức Thọ.

Đức Thọ gồm 1 thị trấn và 27 xã với điều kiện tự nhiên và sinh thái khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, trong những năm qua việc phân bố trồng cây gì, nuôi con gì còn chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Vấn đề đặt ra là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái của từng vùng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, tận dụng được diện tích đất bỏ hoang và tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích. Hướng cụ thể là:

- Bố trí cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu lũ lụt, có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với đất đai, khí hậu từng vùng.

- Đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Phát triển mạnh các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế như lạc, đậu, chè, cây gió trầm,… áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Chuyển đổi diện tích lúa có năng suất thấp sang trồng hoa màu có giá trị kinh tế cao như đậu, lạc, rau phục vụ tiêu dùng, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

- Phát triển mạnh mẽ, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả gắn liền với cơ sở chế biến.

- Phát triển hơn nữa tổng đàn gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa giống gia súc, gia cầm có hiệu quả kinh tế cao vào chăn nuôi đặc biệt là bò laishin, lợn siêu nạc và vịt siêu trứng. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại và mô hình chăn nuôi hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện đức thọ (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w