Xương chi dưới

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu tạo hình (Trang 62 - 66)

Chương 3 Xương chi và cơ chi

3.3. Xương chi dưới

Chi dưới gồm có xương chậu hơng và xương chân - Xương chậu hơng

HÌnh 3.12

Xương chậu hơng là xương lớn nhất trong cơ thể được tạo bởi 2 mảnh xương chậu kết hợp với nhau, phía trước là đĩa sụn háng ( ụ mu ), phía sau là xương cùng.

Xương chậu là xương lớn nhất, quan trọng nhất trong cơ thể con người, là nơI chi dưới mắc vào thân. Chậu hông gồm 2 xương hông và xương sống cùng hợp lại, hai xương hông khớp với nhau ở mặt trước bằng 1 sụn dày là khớp mu. Xương chậu cong queo giữa thắt vênh như cái chong chóng. Nhìn trước giống hình cáI bát chiết yêu.

Mặt ngoài là hõm khớp sâu giống như 1 ổ chảo để tiếp khớp với chỏm xương đùi. Nửa trên thuộc về phần hơng, nửa dưới có 1 lỗ rộng gọi là lỗ bịt. Lỗ bịt của xương chậu nam hình bầu dục, của nữ hình tam giác.

Cấu tạo và kích thứơc của chậu hơng biểu hiện sự khác nhau giữa nam và nữ. Chậu hông nữ thường thấp và rộng ngang, hướng chếch nhiều ra phía sau.

- Xương chân được chia làm 3 khối: xương đùi, xương cẳng chân và khối xương bàn chân.

- Xương đùi: là xương dài nhất trong cơ thể con người. Nhìn phía trước thân xương đùi thẳng chếch vào trong, nhìn mặt bên xương đùi gợi hình chữ S cong ra phía trước do đó ta thấy mặt trước của đùi cũng cong theo.

Hình 3.3

Xương đùi gồm 1 thân xương và 2 đầu. Đầu trên có chỏm bán cầu bọc sụn để khớp với ổ chảo của xương chậu. Tiếp đến cổ xương. Chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân xương có mấu chuyển lớn nằm ngoài và mấu chuyển bé nằm trong. Thân xương hơI cong ra phía sau hình lăng trụ 3 mặt, ba bờ ( khơng có mặt sau ). Mặt ngồi và mặt trong lồi tròn. Đầu dưới lớn hình tứ giác, có 2 lồi cầu hợp lại với nhau ở phía trước thành rịng rọc để khớp với xương bánh chè. Mặt sau phân làm 2 tạo thành lồi cầu trong và lồi cầu ngoài ( lồi cầu trong lớn hơn lồi cầu ngoài ) cách nhau bởi hố liên lồi cầu. Hai lồi cầu khớp trực tiếp với xương chày qua 2 đĩa sụn chêm.

Xương cẳng chân: khối xương cẳng chân gồm có 2 xương. Đó là xương chày và xương mác. Ngồi ra cịn có xương bánh chè.

Xương bánh chè: hình tam giác hơI cong. Mặt lõm vào có diện khớp rịng rọc để khớp với đầu xương đùi. Tuy xương bánh chè tiếp xúc với đầu xương đùi nhưng nó được coi thuộc về xương cẳng chân vì nó có tác dụng như mỏm kháng ở khớp gối giữ cho cẳng chân khơng gập về phía trước.

Xương chày: là xương rắn chắc nhất trong cơ thể. Thân xương hình lăng trụ tam giác ( khơng có mặt trước ). Bờ trước nhơ lên thành mào dễ sờ thấy dưới da, bờ ngồi sắc hướng về xương mác, bờ trong hơI trịn. Đầu trên xương chày to giống như một mấu chày mang hai củ lồi 2 bên gọi là củ lồi trong và củ lồi ngồi. Mặt trước có củ lồi trước. Phía trên có 2 hõm khớp để khớp với 2 lồi cầu xương đùi. Đầu dưới có hình tứ giác, mặt dưới có khớp lõm hình thang để khớp với xương sên, phía trong có mỏm trâm để tạo thành mắt cá trong.

Hình 3.14

Xương mác: là 1 xương dài mảnh hình trụ bám vào xương chày. Đầu trên nở, có diện khớp với xương chày. Đầu dưới xương mác phình ra tạo thành mắt cá ngồi nằm thấp hơn và lui về phía sau so với mắt cá trong. Tuy là xương mảnh nhưng xương mác rất chắc. Như vậy đầu dưới cả xương chày và xương mác đều kẹp lấy xương sên của xương cổ chân để tạo thành mắt cá trong và mắt cá ngoài. Do những đặc điểm trên mà mắt cá ngoài bao giờ cũng thấp hơn mắt cá trong.

HÌnh 3.15

Phần xương cổ chân: có 7 xương xếp thành 2 hàng: hàng sau có xương sên và xương gót. Hàng trước có xương thuyền, xương hộp và 3 xương chêm.

- Phần xương đốt bàn chân: gồm 5 xương hình lăng trụ xếp thành hình cánh cung. Mỗi xương có 1 nền khớp để khớp với xương cổ chân và 1 chỏm khớp để khớp với xương đốt ngón chân.

- Phần xương đốt ngón chân: mỗi ngón có 3 đốt, riêng ngón cáI có 2 đốt. Các xương đốt ngón chân đều rất nhỏ trừ ngón cái.

Nhìn chung do cách đứng thẳng của con người nên cấu tạo của xương chi dưới to và khoẻ để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

- Cấu trúc đầu gối

Như chúng ta đã biết phần đầu gối được khớp bởi đầu dưới xưong đùi và đầu trên của xương chày qua 2 đĩa sụn. Nhưng không hẳn chỉ có vậy, nơI đây cịn có xương bánh chè và sự tham gia của đầu trên xương mác. Xét về mặt tạo hình thì khu đầu gối tương đối phức tạp. Đối với dáng người đứng thẳng, các cơ trùng xuống không thấy rõ cấu trúc của xương, nhưng khi ngồi hoặc gập chân thì các xương nổi rất rõ. Nhìn hình 39 chúng ta thấy phần xương bánh chè có hình tương đối trịn nổi rõ bên trên. Tiếp xuống phía dưới là hình tháI của đầu xương chày với củ lồi 2 bên và củ lồi phía trước. Bên cạnh đó, phía ngồi nổi lên 1 mấu nhỏ của đầu xương mác. Trong khi vẽ hình hoạ, nếu phân tích và hiểu cấu trúc đầu gối chính xác, sinh viên có thể diễn tả các dáng người ngồi hoặc đứng 1 cách sinh động.

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu tạo hình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)