Tư thế động tác của cơ thể người khi vận động

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu tạo hình (Trang 74)

Giời thiệu:

Việc học tập chuyên môn của sinh viên mỹ thuật trong nhà trường không dừng lại ở những bài hình hoạ nghiên cứu tại lớp hoặc vẽ kí hoạ phong cảnh, các dáng tĩnh ngồi thực tế. Để có thể ghi chép, ký hoạ, lấy tài liệu xây dựng tranh bố cục, xây dựng tác phẩm, sinh viên cần phải luyện tập cách vẽ bắt dáng nhanh, ký hoạ tốt các dáng hoạt động, sinh hoạt của con người.

Trong chương này ngoài việc nghiên cứu cấu tạo bàn tay và bàn chân, thực hành vẽ nhanh bàn tay, bàn chân trong nhiều tư thế, giáo trình này cịn đề cập và tìm hiểu một số động tác, tư thế hoạt động của con người theo cách vẽ giải phẫu đơn giản, tìm hiểu tư thế, dáng đi, dáng chạy, những biến đổi có tính quy luật của từng động tác nhằm giúp sinh viên xây dựng các phác thảo bố cục về các đề tài lâo động, sản xuất và sinh hoạt trong chuyên môn.

Mục tiêu:

Vẽ được hình thái bề ngồi mối quan hệ qua lại của các hệ thống cơ, xương khi cơ thể chuyển động cũng như sự thay đổi bề mặt.

Các bài thực hành vẽ và tìm hiểu 1 số dáng hoạt động của con người sẽ là những kiến thức bổ trợ cho phần lý thuyết đã học.

Nội dung chính:

4. Vận dụng giải phẫu để vẽ dáng động

4.1. Tư thế động tác cơ thể người trong bước đi và chạy

Khi diễn tả con người, ngoài việc nắm chắc về cấu tạo cơ thể người hoạ sĩ còn phải hiểu thấu đáo sự biến đổi hình dáng của cơ thể con người. Đặc biệt là các bước đI và bước chạy, đó là những động tác khó biểu hiện nhất.

Chúng ta cùng phân tích để tìm hiểu thế nào là 1 bước.

Theo quan niệm thông thường, 1 bước là khoảng cách hai bàn chân trong lúc đi. Phải hiểu cho đúng là 1 bước đi gồm 2 bước nhưng không phải là sự kế tiếp bước nọ bước kia mà là sự tiếp diễn đồng thời của 2 bước lấn sang nhau. Nghĩa là trong bước chân trái đã có 1 nửa bước chân phải

4.2. Tư thế của con người trong bước đi

Khi cả 2 chân đều tiếp xúc với mặt đất cụ thể là chân sau tiếp xúc đất bằng mũi chân cũng là lúc chân trước tiếp xúc đất bằng ngón chân. Đó là “ giai đoạn đơi”

Khi chân sau nhấc gót lên khỏi mặt đất lúc đó chỉ cịn 1 chân đỡ. Đó là “ giai đoạn một” ( giai đoạn này dài hơn giai đoạn trước ).

Trong giai đoạn một khi chân sau nhấc lên khỏi mặt đất gọi là “ giai đoạn chân sau”.

Tiếp tục đưa chân về phía trước cho tới khi gặp chân trước ở phương thẳng đứng ( lúc này khối lượng người dồn cả lên chân trước ) gọi là “ giai đoạn dọc”

Khi chân sau vượt qua phương thẳng đứng với chân trước để chuẩn bị tiếp xúc đất ta gọi là “ giai đoạn chân trước” cho tới lúc chân sau chạm mũi chân tiếp xúc với đất coi như đã thực hiện xong giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn đôi.

Như vậy bước đi gồm kế tục giai đoạn đơi và giai đoạn 1.

Sự phân tích này cịn liên quan chặt chẽ đến thế người. Khi đi, đường ngang vai chuyển hướng ngược chiều với đường ngang hông, vai và hông hai bên tráI và phải cơ thể ln ln tiến ngược chiều nhau, do đó ta có động tác tay nọ chân kia. Nghĩa là chân phảI đưa lên phía trước thì tay phải dừng đưa lại về phía sau. Điều đó giúp cho cơ thể luôn thăng bằng trong cả bước đi và bước chạy.

- Động tác của cơ thể trong bước đi:

+ Thân:trong mỗi bước đi thân lên xuống theo chiều dọc cơ thể độ khoảng 3 – 4 cm. Cụ thể: thân nhô lên ở giai đoạn dọc và xuống ở giai đoạn đôi cũng đồng thời ngả nghiêng theo chiều ngang nhất là ở giai đoạn một.

+ Xương chậu: mặt trước của xương chậu chếch về phía chân đưa trong giai đoạn chân sau và dần chuyển sang phía đối lập khi chân đã trở thành chân trước. Đến giai đoạn dọc thì ngang.

+ Vai: động tác của vai là ảnh hưởng tạo nên do 2 cánh tay cử động. Trong động tác đi, hướng vai và xương chậu luôn ngược chiều với nhau nhằm giữ lại thế cân bằng ( hình 64/116 ). Nếu khơng có sự chuyển ngược chiều của vai thì động tác xoay chuyển xương chậu theo trục dọc có thể kéo thân đổ theo hướng xoay của nó.

- Tay: cử động ngược lại với chân ( tay nọ chân kia ). Đến giai đoạn dọc thì gặp nhau trong động tác ngược chiều

4.3. Tư thế người trong bước chạy

Chạy không phải là đi nhanh và ngược lại đi nhanh khơng phải là chạy vì trong bước chạy hai chân thay đổi nhau đỡ lấy thân trong những khoảng thời gian bằng nhau. Bước chạy khác bước đi ở chỗ “ giai đoạn một “ không dài mà trái lại nối tiếp nhau bằng 1 khoảng cách. Khoảng cách đó là lúc tồn thân lơ lửng trên khơng, ( bước chạy khơng có “ giai đoạn đơI”). Trong bước đi, tay luân phiên nhau và ngược hướng với chân nhưng trong bước chạy tay không duỗi thẳng.

Việc phân định động tác cơ thể trong bước đi và bước chạy chỉ mang tính khái quát. Sinh viên cần nghiên cứu lâu, kĩ bằng ký hoạ, ghi chép để rút ra kết luận sát với sự biến đổi uyển chuyển và khéo léo của cơ thể con người.

IV Tìm hiểu một số động tác, tư thế hoạt động của con người theo cách vẽ giảI phẫu đơn giản

Đối với các bài nghiên cứu hình hoạ trên lớp, việc vẽ người mẫu ở các dáng nằm hoặc ngồi thường diễn ra vài buổi. Khi mỗi một dáng của người mẫu được sắp đặt thì

quy luật của xương và cơ thay đổi, sinh viên có thể nhận biết dễ hơn. Nhưng trong thực tế, con người ln có những hoạt động như sinh hoạt, làm việc, đi, chạy… Vậy mỗi dáng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, người vẽ lại không phải là cái máy ảnh, vậy làm thế nào để có thể ghi chép được.

Chúng ta vận dụng các hiểu biết giải phẫu để sơ phác tư thế người chạy bằng để tìm hiểu.

Khi con người đang thực hiện tư thế chạy, toàn thân lao lên, cánh tay phải luôn chuyển động về phía trước cùng với chân trái và ngược lại.

Đối với các động tác mang, vác, uốn cong người và cả động tác đi, chạy như ở trên chúng ta ln chú ý tới sự cân bằng của hình người. Dù hình bất động hay cử động phảI phù hợp với trọng tâm - đó là quy luật.

Để có thể đứng vững ta thấy hướng chân trụ nghiêng về phía ngược chiều với trục cột sống. Động tác tự nhiên đó nhằm cân bằng trọng tâm của tồn bộ vật nặng và cơ thể của người. Nhìn hình sơ phác dưới đây ta thấy rõ những bất cân bằng của những trọng lượng theo 1 hướng thì ln được bù trừ bằng sự chuyển dịch của các phần khác theo hướng ngược lại.

Để tiện quan sát trong khi vẽ người mẫu hoặc ký hoạ nhanh các dáng hoạt động, những hình vẽ dưới đây phần nào giúp sinh viên hình dung các thay đổi có tính quy luật của xương và cơ

Bài tập ứng dụng

Vẽ cấu tạo khái quát xương bàn tay và bàn chân.

Xác định và nhận biết vị trí các xương bàn tay và bàn chân. Vẽ kí hoạ bàn tay và bàn chân.

Thơng qua hình vẽ bàn tay, bàn chân qua các dáng hãy tìm vị trí các xương và cơ chủ yếu.

Vẽ kí hoạ cả người mẫu dáng động và tập tìm xương, cơ như bài mẫu đã cho. Câu hỏi củng cố

Tìm hiểu các dáng ở những hình tham khảo và cho biết các cơ chính nào đã tác động đến dáng và hình thể con người.

Chương 5: Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài Giới thiệu:

Để ghi nhớ theo năng lực đặc biệt của người học mỹ thuật cần yêu cầu ghi nhớ bằng hình ảnh. Việc chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài giúp người học tăng cường khả năng nhớ và vận dụng phù hợp vào các bài vẽ sau này.

Mục tiêu:

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cụ thể là bài kiểm tra

Nội dung chính

5. Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài 5.1. Cách vẽ xương đầu

Trước tiên ta xác định 1 hình vng A A1B1B có cạnh trên là AA1. Cạnh đứng là AB và cạnh dưới là BB1. Kéo dài ra phía ngồi thêm 1/3 cạnh hình vng trên ta được hình chữ nhật AA2B2B. (n Phần xương sọ được xác định bằng hình trứng nội tiếp hình chữ nhật trên ). Đường phân đơI các cạnh hình chữ nhật đó là CC2 và A3B3 cắt nhau tại C3. Từ C3 ta kẻ đường thẳng xy hơI chếch lên về phía trước, đó chính là đường trục của sọ. Kéo dài AB xuống dưới và xác định điểm D sao cho CB bằng BD. Nối 3 điểm CDB3 ta được 1 tam giác. Đó chính là mặt, cạnh trên được xác định từ ụ mày đến lỗ tai, cạnh đứng từ ụ mày đến cằm và cạnh dưới từ lỗ tai đến cằm

Cách vẽ xương đầu nhìn chính diện

Xác định một hình trịn có tâm là O. Hình trịn này chính là bề ngang của hộp sọ bằng từ đỉnh đầu đến cạnh dưới lỗ mũi. Từ tâm của hình trịn ta kẻ đường thẳng đứng AB để xác định trục của sọ cắt hình trịn ở A và C. Giữa bán kính OC là điểm D ta kẻ DE vng góc với trục mặt AB. DE chính là đường phân đơI đầu. Ta xác định phần xương mặt bằng cách vẽ một hình trịn tiếp tuyến với DE có tâm K ở trên đường trục mặt và đường kính bằng BD. Diện trước mặt có thể quy vào hình 6 cạnh ( lục lăng ) thon hình trám. Cạnh bên là 2 ụ trán, hai cạnh giữa từ ụ trán đến gò má và từ gò má đến cằm. Cạnh dưới là cằm.

Để dễ ghi nhớ ta có thể quy xương đầu thành những hình đơn giản:

- Nhìn mặt bên: xương đầu được kết hợp bởi 2 hình. Khối sọ là hình trứng, cịn khối mặt là hình tam giác.

- Nhìn thẳng trước: xương đầu được kết hợp bởi 2 hình, hình trịn ở phía trên và hình lục giác ở phía dưới

A- Xương đầu người trưởng thành; B- xương đầu trẻ em; c- xương đầu người già. - Sự khác nhau giữa xương đầu người già và xương đầu trẻ em

+ Xương đầu trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh, phần mặt ngắn, phần sọ lớn hơn, ụ trán và thái dương rất nở. Tỉ lệ giữa mặt và sọ sẽ giảm dần cho tới khi trưởng thành.

ở phần khớp xương sọ có chỗ đè chờm lên nhau và có những khoảng trống mà ta gọi là thóp. Khi trẻ lớn lên những khoảng trống ( thóp ) đó dần thu hẹp và khép lại. Khoảng 2 tuổi thóp mới kín và có trường hợp đến lúc trưởng thành thóp mới kín hẳn. + Xương đầu người già

Hình thái xương đầu người già có những điểm tương tự như xương đầu trẻ em. Chiều dài của mặt ngắn lại do răng rụng, xương hàm dưới bị cơ nhai co lên làm cho cằm nhơ ra phía trước. Mơi khơng cịn chỗ tựa nên có hướng thụt vào trong miệng gây ra ấn tượng như mơi mỏng đi hoặc cịn gọi là móm.

5.2. Vẽ xương và cơ thân, chi trên ,chi dưới

Thực hiện vẽ 1 bài xương tồn thân (Hình 5.2), 1 bài cơ tồn thân (Hình 5.5- 5.6) trên khổ giấy A3 – chất liệu chì.

Hình 5.4

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Minh Đàng – Triệu Khắc Lễ- Giáo trình giải phẫu tạo hình – Trường CĐSP nhạc hoạ TW.

Đỗ Xuân Hợp – Giải phẫu y học.

Trần Tiểu Lâm - Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và giải phẫu tạo hình – Nhà xuất bản giáo dục – 1988

Lương Xuân Nhị – Giải phẫu tạo hình – Nhà xuất bản văn hố thơng tin- 2002 Lê Thiệp – Tài liệu giảng dạy Giải phẫu tạo hình.

Viện hàn lâm khoa học Liên Xơ - Học tập nghệ thuật tạo hình.

Anatomy for the Artirs ( Drawing and text by Jeno Barsay – Corvina Budapest ) – 1986 Phụ lục

Một phần của tài liệu Giáo trình giải phẫu tạo hình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)