Chương 3 Xương chi và cơ chi
3.4. Cơ chi dưới
Để thích nghi với chức năng giúp cho cơ thể đứng thẳng và di chuyển, các cơ chi dưới phần lớn là cơ to và được chia làm 4 vùng: các cơ đai hông, các cơ đùi, các cơ cẳng chân, các cơ bàn chân.
Các cơ đai hơng:
Hình 3.16
Các cơ trong háng: có cơ thắt lưng chậu gồm 2 phần:
- Phần thắt lưng: phát sinh ở đốt sống lưng thứ 12 và trên 4 đốt sống lưng. - Phần chậu: phát sinh ở mặt trong xương chậu.
Cả 2 phần chạy xuống dưới bám vào mấu chuyển bẽ xương đùi.
Tác dụng của cơ này là gấp cột sống vào chậu hơng và xoay người ra ngồi. Các cơ vùng mông: các cơ vùng mông là cơ dày nhất trong cơ thể gồm 10 cơ nhưng thấy rõ nhất là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng gần đùi.
- Cơ mơng lớn: phát sinh ở khu sau mặt ngồi xương chậu, đi chéo xuống dưới và ra ngoài bám vào mấu chuyển lớn xương đùi. Cơ này biểu hiện rõ rệt trong hình thái mơng của cơ thể. Nó có tác dụng dang đùi, duỗi đùi và quay đùi ra ngoài. Ngoài ra chúng cịn có tác dụng giữ cho cơ thể đứng thẳng và có vai trị quan trọng trong q trình hồn thiện sự đi thẳng của con người.
- Cơ mơng nhỡ: hình tam giác phát sinh ở khu giữa mặt ngoài xương chậu và bám vào mấu chuyển lớn xương đùi.
- Cơ mông bé: phát sinh ở khu giữa mặt ngoài xương chậu bám vào mấu chuyển lớn xương đùi. Cơ mông bé nằm sâu nên khơng nhìn thấy và có tác dụng như cơ mơng nhỡ.
- Cơ căng gân đùi: là 1 cơ dẹt mỏng và dài. Phía trên là thịt, phía dưới là gân, phát sinh từ gai chậu trước và bám bằng 1 dảI gân vào lồi củ ngoài đầu trên xương chày. Cơ căng gân đùi có tác dụng giúp duỗi và quay đùi vào trong góp phần giữ thăng bằng cho cơ thể.
Các cơ đùi
Hình 3.17
Các cơ đùi tập trung xung quanh đùi và được phân bố vào 3 khu: khu trước đùi – khu sau đùi – khu trong đùi.
Khu trước đùi:
- Cơ may: là cơ dài nhất thân thể, mỏng và dẹt nằm vắt chéo phía trước đùi từ ngồi vào trong, phát sinh ở gai chậu trước trên và bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày. Cơ may có tác dụng gấp đùi, gấp cẳng chân và quay đùi ra ngoài tạo nên động tác như của người thợ may đang ngồi điều khiển máy khâu.
- Cơ 4 đầu đùi: là 1 cơ lớn, phủ gần hết mặt trước xương đùi. Cơ gồm 4 bó, mỗi bó là 1 cơ riêng. Bốn bó đó là:
+ Cơ rộng giữa nằm sâu, phát sinh ở mặt trước và mặt ngoài xương đùi. + Cơ thẳng trước hình thoi, phát sinh ở gai chậu trước dưới.
+ Cơ rộng trong bao quanh mặt trong xương đùi phía dưới mấu chuyển bé. + Cơ rộng ngoài nằm ở mặt ngoài xương đùi phía dưới mấu chuyển lớn.
Cả 4 cơ thuộc cơ 4 đầu đùi kết thúc bởi 1 gân chung bám vào lồi củ trước xương chày. Tác dụng của cơ 4 đầu đùi là giúp duỗi cẳng chân, gấp khớp háng.
Khu sau đùi: gồm 3 cơ:
- Cơ 2 đầu đùi: nằm ở mặt sau ngồi đùi, có 2 đầu. Đầu dài phát sinh ở mặt sau ụ ngồi, đầu ngắn phát sinh ở mép đường giữa xương đùi. Hai đầu cơ hướng xuống dưới tụ lại một gân chung bám vào mỏm xương mác. Tác dụng của cơ hai đầu đùi là giùp gấp cẳng chân và quay cẳng chân ra ngoài.
- Cơ bán gân: là 1 cơ phần trên là thịt, phần dưới là gân, nằm ở phía sau trong của đùi, phát sinh ở mặt sau ụ ngồi và đI xuống bám vào lồi củ trong xương chày.
- Cơ bán mạc: là một cơ nằm sâu, phần trên là thịt, phần dưới là gân, nằm ở phía sau trong của đùi, phát sinh ở mặt sau ụ ngồi và đi xuống bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày cùng với các cơ bán gân.
Cơ bán gân và cơ bán mạc có tác dụng gấp cẳng chân và quay cẳng chân vào trong.
Khu trong đùi ( 5 cơ )
Các cơ khu trong đùi gồm có cơ thẳng trong, cơ khép lớn, cơ khép nhỡ, cơ khép bé và cơ lược. Các cơ này làm nhiệm vụ khép đùi.
- Cơ thẳng trong: phát sinh ở bờ dưới xương háng đI dọc xuống bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày. Tác dụng là gấp cẳng chân và xoay cẳng chân vào trong.
- Cơ khép lớn: là cơ nằm sâu, phát sinh ở cung ngồi háng, to hình nan quạt bám vào suốt dọc mép trong đường giáp xương đùi. Cơ có tác dụng khép đùi.
- Cơ khép nhỡ: là cơ nơng, phát sinh ở góc xương háng và bám 1/3 giữa mép trong đường giáp xương đùi. Cơ này cũng có tác dụng khép đùi.
- Cơ khép bé: phát sinh ở góc xương háng và cũng bám vào mép trong đường giáp xương đùi, có tác dụng gấp và khép đùi.
- Cơ lược: cũng là cơ khép đùì có hình tứ giác phát sinh ở mào lược xương chậu chếch ra sau và bám vào giữa xương đùi, dưới mấu chuyển bé.
Hình 3.18
Các cơ cẳng chân nhằm điều khiển xương bàn chân và xương ngón chân trong q trình vận động của cơ thể con người và bảo đảm chức năng vận chuyển. Các bụng cơ cẳng chân đều tập trung ở phía trên, mỗi cơ phát ra 1 đầu gân dài làm cho cẳng chân thon dần từ trên xuống dưới.
Cơ cẳng chân chia làm 3 khu: khu trước, khu sau và khu ngồi. Khu trước cẳng chân: ( có 4 cơ, cơ mác ba mới xuất hiện ở người )
- Cơ duỗi chung các ngón chân: phát sinh ở mặt trong và mặt trước xương mác dưới lồi củ ngoài xương chày. Thân cơ đi dọc xuống chia thành 4 gân chui qua dây chằng vòng trước cổ chân đến các ngón 2, 3, 4, 5.
Tác dụng của cơ này là duỗi bàn chân và các ngón 2, 3, 4, 5.
- Cơ duỗi riêng ngón cái: là 1 cơ dẹt, phát sinh ở phần giữa mặt trước xương mác bám vào đốt cuối ngón cái. Cơ có tác dụng duỗi ngón cái và ngón bàn chân.
- Cơ cẳng chân trước: là cơ hình thoi nằm phía trước cẳng chân phát sinh ở mặt dưới lồi củ ngoài xương chày, phần trên mặt ngoài xương chày thân cơ đi xuống chuyển thành gân bám vào xương chêm 1 và bám nền đốt bàn 1. Cơ cẳng chân trước có tác dụng giúp duỗi bàn chân và xoay bàn chân vào trong.
- Cơ mác ba: là 1 phần cơ duỗi chung các ngón chân, mới xuất hiện ở người. Khu sau cẳng chân: khu sau cẳng chân có 2 lớp: lớp sâu và lớp nơng.
- Lớp nơng có cơ ba đầu cẳng chân rất quan trọng về hình khối vận động. Đây là 1 khối cơ lớn ở bắp cẳng chân gồm 2 phần. Phần sâu là cơ dép, phần nông là cơ bắp chân ( hay cịn gọi là cơ sinh đơi )
- Cơ dép: phát sinh ở mặt sau chỏm xương mác cơ dép mở rộng thành hình đế giầy nên gọi là cơ dép.
- Cơ bắp chân( cịn gọi là cơ sinh đơI ): gồm 2 bó cơ hình trứng, 1 bó phát sinh ở lồi cầu ngồi xương đùi, 1 bó phát sinh ở lồi cầu trong. Cả 2 bó nhập lại thành 1 gân chung đi xuống bám vào củ gót. Tác dụng của cơ bắp chân là gấp cẳng chân, cơ này giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cơ thể.
Khu ngồi cẳng chân: gồm có 2 cơ đó là cơ mác dài và cơ mác ngắn.
- Cơ mác dài: là 1 cơ gồm gân và thịt phát sinh ở mặt ngoài xương mác có gân đi xuống dưới qua gan bàn chân bám vào xương chêm 1. Cơ này chùm phủ lên cơ mác ngắn có tác dụng là gấp và xoay bàn chân ra ngoài.
- Cơ mác ngắn: nằm dưới cơ mác dài, phát sinh ở mặt ngồi xương mác vịng ra sau mắt cá ngoài bám vào nền xương đốt bàn 5.
Tác dụng: duỗi bàn chân và xoay bàn chân ra ngoài.
Cấu tạo bàn chân
Cấu trúc của bàn chân cũng giống cấu trúc của bàn tay nhưng trong khi bàn tay có vẻ thẳng với cẳng tay thì ở bàn chân, do chức năng hồn tồn khác bàn tay đó là làm chân đế cho sự đứng thẳng của con người nên bàn chân và cẳng chân tạo với nhau 1 góc vng. Một điểm cần chú ý là ở xương bàn chân có ngón chân tương đối nhỏ nhưng xương cổ chân lại to hơn.
Do chức năng làm chân đế nên lịng bàn chân có cấu tạo bằng 1 lớp mơ bì và mơ mỡ khá dày và 1 nhóm cơ gấp nên tạo thành 1 mặt có giãn. Tính đàn hồi càng được tăng cao do cấu tạo hình vịm làm cho bàn chân 1 mặt nghiêng hình vịng cung ở phần dưới và phẳng về phía ngồi. Các cử động được bảo đảm do 1 khớp hoạt động như ở bàn tay cho phép bàn chân quay nhờ sự liên kết với các cơ của xương chày và xương mác. Chúng ta cùng xét phần cấu tạo của bàn chân.
Xương bàn chân chia làm 3 khối:
- Khối cổ chân gồm 7 xương. - Khối đốt bàn chân có 5 xương. - Khối đốt ngón chân gồm 14 xương.
Xương cổ chân: gồm 7 xương chia thành 2 hàng: - Hàng sau có xương sên, xương gót và xương thuyền. - Hàng trước có xương hộp và 3 xương chêm.
Xương sên: giống hình ốc sên và là xương duy nhất lắp vào cẳng chân. Mặt trên thân xương khớp với xương chày, hai bên khớp với mắt cá trong và mắt cá ngoài. Trọng lượng cơ thể con người dồn toàn bộ nên 2 xương sên. Mặt dưới lắp với xương gót.
Xương gót: nằm dưới xương sên, là xương lớn nhất trong các xương cổ chân. Phía lồi ra gọi là củ gót, mặt trước lắp với xương hộp.
Xương thuyền: dẹt trước sau giống hình thuyền, phía trước lắp với 3 xương chêm. Mặt ngoài tiếp giáp với xương hộp.
Xương hộp: có hình khối vng khơng đều nằm trước xương gót. Mặt trước khớp đốt bàn 4 và 5. Mặt trong khớp xương thuyền và xương chêm thứ 3.
Ba xương chêm: nằm giữa xương thuyền, xương đốt bàn chân và xương hộp. Từ trong ra ngồi có: xương chêm 1 to nhất, xương chêm 2 to vừa và xương chêm 3 nhỏ nhất. Ba xương này tạo nên vịm bàn chân.
Xương đốt bàn chân
Gồm có 5 xương hình cánh cung. Xương đốt bàn chân ngón cái là xương dài nhất, xương đốt bàn thứ 5 là xương ngắn nhất. Mỗi xương có 1 nền khớp với xương cổ chân và 1 chỏm để khớp với xương đốt ngón chân. Thân xương hình trụ tam giác. Riêng xương đốt bàn ngón út kéo dài về phía sau thành 1 mỏm trâm.
Xương đốt ngón chân
Như những ngón tay, mỗi ngón chân có 3 đốt, riêng ngón cái có 2 đốt, mỗi đốt ngón chân có 1 nền và 1 chỏm. Các đốt xương ngón chân đều nhỏ trừ ngón cái
Các cơ bàn chân
Bàn chân bao gồm có mu chân và gan chân. Gan chân dài hơn mu chân vì có thêm gót chân. Các cơ bàn chân được phân bố làm 2 vùng. Đó là vùng mu chân và cùng gan chân.
- Mu bàn chân: có 1 cơ- là cơ ngắn và dẹt, phát sinh ở mặt ngồi xương gót, thân cơ bắt chéo trên mu chân đI qua dưới gân của cơ duỗi chung, chia thành 4 bó biến thành gân bám vào 4 ngón chân ( từ ngón 1 đến ngón 4). Tác dụng của nó là giúp duỗi các ngón chân.
- Gan bàn chân: có 19 cơ chia làm 3 lớp. Đó là lớp sâu, lớp giữa và lớp nơng. Nhìn chung những cơ gan bàn chân khơng ảnh hưởng đến hình thái bên ngồi.
Lớp nơng có các cơ sau đây:
- Cơ gấp ngắn các ngón chân: phát sinh ở xương gót, chia thành 4 bó và trở thành gân bám vào đốt nhì. Cơ có tác dụng gấp 4 ngón chân.
- Cơ dang ngón cái: phát sinh ở mặt trong xương gót và bám vào đốt nhất ngón cái. Cơ có tác dụng dang ngón cái.
- Cơ dang ngón út: phát sinh ở mặt ngồi xương gót bám vào đốt nhất ngón út. Cơ có tác dụng dang ngón út.
Bài tập ứng dụng:
Vẽ cấu tạo khái quát bộ xương người.
Xác định và nhận biết vị trí các xương trong cấu trúc người. Vẽ xương lột da và xác định các cơ chính trên thân thể người. Vẽ kí hoạ dáng người thật và xác định vị trí các xương, cơ lớn. Câu hỏi củng cố
1) Để xác định bộ xương của nam và nữ cần chú ý những đặc điểm gì?
2) Nhận xét hình dạng bên ngồi của người trưởng thành và người già. Qua đó phân tích sự khác nhau về hình dạng bên ngoài của 2 lứa tuổi này