Số liệu dư nợ DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh bình dương (Trang 46 - 47)

Đvt: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 30/09/2011

1 Dư nợ cho vay 611.589 766.862 1.087.000 883.000 803.348

Dư nợ ngắn hạn 410.201 511.203 717.420 582.780 516.238 Dư nợ chiết khấu 26.381 29.754 31.632 9.890 14.300 Dư nợ trung, dài hạn 175.007 225.905 337.948 290.330 272.810

2 Doanh số cho vay 1.623.541 2.098.725 2.400.114 2.200.126 2.154.700 3 Doanh số thu nợ 1.508.773 1.943.452 2.079.976 2.404.126 2.234.352 4 Nợ xấu 5.504 11.503 20.653 9.007 10.765 5 Tỷ lệ nợ xấu 0,90% 1,50% 1,90% 1,02% 1,34% 6 Số lượng khách hàng

DNVVN quan hệ tín dụng 43 60 65 71 78

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngọai thương - Chi nhánh Bình Dương)

Dư nợ cho vay DNNVV đến 30/09/2011 đạt 803 tỷ đồng, chiếm 15,96% tổng dư nợ, giảm 79,7 tỷ đồng (tương đương 9,02% so với năm 2010). Nếu như trong năm 2009, Chi nhánh thực hiện các giải pháp kích cầu của Chính phủ thơng qua việc cho vay hỗ trợ lãi suất nên dư nợ cho vay DNNVV tăng trưởng khá cao, khoảng 1.087 tỷ đồng, chiếm 24,74% tổng dư nợ, tăng 320 tỷ đồng (tương ứng với

41,75%) so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010, dưới áp lực phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước, kiểm sốt lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ thì dư nợ cho vay các DNNVV lại dần giảm sút khá đáng kể. Nguyên nhân một phần là do lãi suất tăng cao, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV khơng đủ bù đắp chi phí lãi vay. Mặt khác do VCB Bình Dương chỉ được phép duy trì mức tổng dư nợ cho vay tối đa trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank TW giao. Vì vậy, VCB Bình Dương đã hạn chế cho vay và phát triển thêm khách mới là DNNVV, nguồn tín dụng này chủ yếu được tập trung ưu tiên cho các khách hàng lớn và truyền thống của VCB Bình Dương.

Điều này nĩi lên chính sách cho vay của VCB Bình Dương chủ yếu vẫn chỉ tập trung và dựa vào các khách hàng lớn, cĩ dư nợ và giao dịch nhiều mà chưa chú trọng đến việc phát triển mở rộng các khách hàng là DNNVV, chưa cân đối đồng đều được dư nợ giữa các loại hình và quy mơ doanh nghiệp. Điều này dẫn đến trường hợp chỉ cần tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của một hoặc một vài khách hàng lớn gặp khĩ khăn là đã gây ảnh hưởng nhiều cho Chi nhánh.

2.2.2.1. Dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh bình dương (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)