CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 34 - 36)

1.5. Khái quát quá trình nghiên cứu thực trạng

1.5.1 Mục đích nghiên cứu

Phát hiện thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

1.5.2. Nội dung nghiên cứu

a. Khảo sát thực trạng dạy học môn Khoa học ở các trường tiểu học + Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

+ Thực trạng về việc sử dụng trò chơi học tập và những khó khăn khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

b. Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học

+ Nguyên nhân khách quan + Nguyên nhân chủ quan

1.5.3. Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu

- Điều tra anket để thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát - Thống kê toán học.

- Phỏng vấn, đàm thoại.

1.5.4. Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lý trường học và giáo viên dạy lớp 4, 5.

1.5.5. Chọn mẫu khảo sát

Để đảm bảo việc đánh giá khách quan, chính xác thực trạng, chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu một cách ngẫu nhiên mang tính chất điển hình cho các trường tiểu học ở khu vực thành thị và nông thôn thuộc các huyện trong tỉnh Long An.

1.5.6. Thời gian, địa bàn khảo sát

Với đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở các trường trên địa bàn huyện Tân Trụ, Cần Giuộc và thành phố Tân An (tỉnh Long An) vào thời gian cả năm học 2010-2011và học kỳ I năm học 2011-2012. Kết quả khảo sát được chúng tôi phân tích và tổng hợp như sau:

1.6. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

1.6.1. Thực trạng dạy học môn Khoa học ở tiểu học trên địa bànkhảo sát. khảo sát.

1.6.1.1. Vấn đề khai thác nội dung bài học:

Nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Khoa học được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, phần lớn các bài học trong sách giáo khoa kênh hình là chính, thông tin bằng chữ rất tóm tắt, cô đọng. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tìm kiếm và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mới đảm bảo việc chuyển tải tri thức khoa học một cách chính xác và có thể mở rộng khi học sinh có nhu cầu. Đặc biệt là nội dung chủ đề “Vật chất và năng lượng”, đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức nhất định về vật lý, hoá học. Thực tế hiện nay, tài liệu hỗ trợ cho giáo viên rất ít để giúp giáo viên hiểu sâu về nội dung bài dạy, bên cạnh đó việc dạy học 2 buổi/ ngày trong tình trạng 1 giáo viên phải dạy 2 buổi nên giáo viên không đủ thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên là nguồn tài liệu hướng dẫn chính. Một số giáo viên đã cố gắng thay đổi không khí học tập bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi để tổ chức hoạt động nhóm, trò chơi học tập có nội dung liên quan bài học nhưng phần lớn đều mang tính hình thức, chưa khai thác được nội dung bài học một cách đầy đủ và hệ thống.

1.6.1.2.Về sử dụng các phương pháp dạy học

Cũng như các môn học khác, môn Khoa học khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua khảo sát, giáo viên đã có chú ý thực hiện nhưng việc sử dụng linh hoạt phù hợp với nội dung từng bài là vấn đề cần phải quan tâm. Kết quả khảo sát 115 giáo viên về sử dụng phương pháp dạy học trong môn Khoa học được thể hiện qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w