0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC (Trang 29 -31 )

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở

sáng tạo của từng cá nhân. Đồng thời, qua trò chơi cũng hình thành cho các em các kỹ năng sống cần thiết.

1.3.6. Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểuhọc học

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định nếu được tổ chức một cách hợp lý thì trò chơi sẽ là phương tiện rất tốt để giáo dục toàn diện trẻ em. Trong trò chơi, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em phát triển về trí tuệ, thể chất, hoàn thiện tri giác, rèn luyện được tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và cách hợp tác làm việc. Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động giáo dục chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của học sinh.

Vai trò chính của môn Khoa học là giúp học sinh có hiểu biết về tự nhiên và xã hội gần gũi xung quanh mình và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Bằng trò chơi, học sinh sẽ tự mình phát hiện và chiếm lĩnh những tri thức về tự nhiên-xã hội, đồng thời có kỹ năng tác động để bảo vệ môi trường sống. Trò chơi học tập với tính hấp dẫn tự thân, có một tiềm năng lớn để trở thành một phương thức dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của học sinh. Bên cạnh đó, học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn. Học thông qua chơi học sinh sẽ lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, khơi dậy hứng thú và niềm vui say học, làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi cho học sinh. Bởi vì, trong quá trình tổ chức trò chơi học tập nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi học sinh tham gia phải huy động trí óc

làm việc thực sự nhưng chúng được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích).

Ví dụ: khi dạy các tiết ôn tập về từng chủ đề chúng ta có thể sử dụng trò chơi “ Cái thang và con rắn” hoặc “Bingo” để tiết học sinh động, không bị khô khan và tất cả các em đều được chơi.

Để giải quyết nhiệm vụ chơi, trong quá trình chơi học sinh phải dùng các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hoá, tuỳ theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Qua trò chơi học tập, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh.

Trò chơi học tập giúp học sinh tự lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của mình.

Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học nói chung, nội dung chủ đề “Vật chất và năng lượng” nói riêng đúng cách sẽ giúp hình thành một cách đầy đủ, chính xác, sinh động nội dung kiến thức bài học. Hình thành niềm say mê đối với môn học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống.

1.3.7. Một số thuận lợi và khó khăn khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

1.3.7.1. Thuận lợi

Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi trong và ngoài nước được các cấp quản lý quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên học sinh tiểu học rất thích chơi, qua chơi mà học, học mà như chơi. Từ đó giúp chuyển tải nội dung bài học đến học sinh một cách nhẹ nhàng, học sinh tích cực trong tự tìm tòi khám phá tri thức mới.

Lớp học sẽ sinh động và sôi nổi hơn khi học sinh được chơi, không khí lớp học sẽ vui hơn, giúp học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi và tạo được niềm vui trong học tập.

1.3.7.2. Khó khăn

Để việc tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị và đầu tư nhiều công sức. Điều này, cần phải có thời gian thoả đáng và sự nghiên cứu, sáng tạo của giáo viên. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực, sự nhiệt tình của giáo viên… đã phần nào làm ảnh hưởng đến việc tổ chức trò chơi học tập của giáo viên.

Tổ chức trò chơi dễ làm mất thời gian và trật tự lớp học làm ảnh hưởng đến các lớp khác.

Diện tích phòng học, việc bố trí bàn ghế trong lớp học theo phong cách truyền thống cũng gây khó khăn cho việc tổ chức trò chơi.

Đồ dùng thí nghiệm thực hành không đầy đủ sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm. Việc tự làm đồ dùng thực hành không phải giáo viên nào cũng làm được, do đó giáo viên ngại tổ chức cho học sinh thực hành. Cũng cần phải nói thêm là giáo viên chưa có nhiều tư liệu tham khảo để xác định quy trình và “ngân hàng” trò chơi học tập đối với môn Khoa học ở tiểu học.

1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh cuối tiểu học

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC (Trang 29 -31 )

×