KẾHOẠCH HỖ TRỢ THỰCHIỆN CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 120 - 121)

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG

Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:

Các vấn đề về chiến lược- tổ chức thực hiện chiến lược thông qua việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch (kế hoạch sản xuất tiêu thụ, kế hoạch khoa học- công nghệ, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch nguồn vốn).

NỘI DUNG CHƯƠNG 7.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH 7.1.1. Khái niệm kế hoạch

Kế hoạch là văn bản (hệ thống văn bản) nhằm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện trong từng thời gian nhất định.Kế hoạch bao gồm nội dung: các nhiệm vụ, chỉ tiêu, bảng biểu tính tốn, cân đối; các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch.

Lập (xây dựng) kế hoạch là việc tính tốn, cụ thể hố (bổ sung, điều chỉnh) chiến lược, xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp hình thành kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Đó là một khâu quan trọng của công tác kế hoạch, bảo đảm cân đối các yếu tố trong hoạt động kinh doanh (vốn, vật tư, thiết bị, lao động…) với nhiệm vụ, yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong thời kỳ kế hoạch và dự trữ cho thời kỳ sau. Lập kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó.

Có thể phân thành 2 loại kế hoạch: kế hoạch chiến lược và kế hoạch hàng năm. Hoạch định chiến lược chính là lập kế hoạch chiến lược.Kế hoạch hóa chiến lược là lập kế hoạch cho thời gian dài, xa hơn 1 năm.

Kế hoạch hàng năm (ngắn hạn) dựa vào chiến lược và giải pháp đã vạch ra để lập ra các chỉ tiêu cụ thể (khơng cịn là mục tiêu nữa) phải đạt được trong năm kế hoạch.Nó cũng đưa ra kế hoạch hành động, tức là các biện pháp phải tổ chức thực hiện để đạt được những chỉ tiêu đó và cũng là để chiến lược kinh doanh được thực hiện. Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch hàng năm về tiêu thụ và sản xuất, doanh nghiệp cần lập các kế hoạch hỗ trợ đó là: kế hoạch về máy móc thiết bị, kế hoạch vật tư, kế hoạch ứng dụng khoa học công nghệ, kế hoạch lao động, kế hoạch chi phí kết quả, kế hoạch vốn.

7.1.2. Căn cứ lập kế hoạch

Pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước. Chiến lược của doanh nghiệp.

Tình hình và kết quả phân tích thực hiện kế hoạch năm báo cáo và những năm trước đó.

Các định mức, chuẩn mức kinh tế- kỹ thuật.

Những nhân tố mới của doanh nghiệp trong năm kế hoạch (dự báo sự tăng giảm quy mơ, năng lực sản xuất, máy móc thiết bị; các nguồn lực: lao động, vật tư, vốn, cơ sở nguyên liệu).

Kết quả marketing, điều tra nghiên cứu sự biến động của thị trường hàng hóa dịch vụ và các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Khả năng mở rộng liên doanh, hợp tác, huy động vốn đầu tư trong nước, nước ngồi…

Tiến bộ khoa học cơng nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ áp dụng cơ giới hóa tự động hóa, tổ chức sản xuất dây chuyền, sử dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp…)

Số hợp đồng, đơn hàng sản xuất tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đã ký hoặc sẽ ký.

Chủ trương phát triển kinh doanh của lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

7.1.3. Phân biệt kế hoạch và chiến lược

Chiến lược Kế hoạch

 Tổng quát  Cụ thể

 Dài hạn hơn  Ít dài hạn hơn

 Ổn định hơn  Ít ổn định hơn

 Mang tính định hướng  Mang tính tổ chức thực hiện

Bảng 7.1. Phân biệt giữa chiến lược và kế hoạch kinh doanh Tuy nhiên chiến lược và kế hoạch có mối quan hệ khăng khít với nhau: Kế hoạch được xây dựng dựa trên chiến lược

Kế hoạch là cụ thể hóa của chiến lược

Trong thời gian thực hiện một chiến lược có thể được thực hiện thơng qua nhiều kế hoạch giống và khác nhau.

7.2. KẾ HOẠCH NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU MÁY MÓC THIẾT BỊ 7.2.1. Xác định năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w