2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
2.2.2.1. Điều tra thực trạng ban đầu
-Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức [30]:
n = Z21-α/2 p(1-p) ∆2 Với xác suất 95% có Z1-α/2 = 1,96;
Chọn khoảng sai lệch mong muốn ∆ = 0,04.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã Chương trình 135 huyện Bắc Trà My, thể nhẹ cân 36,3%, thể thấp còi 63,7% và thể gầy cịm 8,5% [9], ta có:
+ Cỡ mẫu nghiên cứu thể nhẹ cân:
n = [(1,96)2 * 36,3% * 63,7%] / (0,04)2 = 556. + Cỡ mẫu nghiên cứu thể thấp còi:
n = [(1,96)2 * 63,7% * 36,3%] / (0,04)2 = 556. + Cỡ mẫu nghiên cứu thể gầy còm:
n = [(1,96)2 * 8,5% * 91,5%] / (0,04)2 = 187.
Như vậy chọn cỡ mẫu nghiên cứu cao nhất là 556. Chọn hiệu lực thiết kế là 2 để tăng giá trị của nghiên cứu, cỡ mẫu là: 2n = 556 * 2 = 1112. Làm tròn, số mẫu cần thu thập là 1200.
- Kỹ thuật chọn mẫu
+ Tiến hành chọn mẫu 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn 6 xã từ các xã Chương trình 135: Đó là các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà
sơn và Trà Kót.
Giai đoạn 2: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn đủ đối tượng nghiên cứu vào mẫu trên chương trình Epi Info 6.04.
+ Cách lập danh sách mẫu:
Bốc thăm số thứ tự các xã, kết quả như sau:
1. Trà Giáp; 2. Trà Kót; 3. Trà Đốc; 4. Trà Sơn; 5. Trà Tân; 6. Trà Giác. Lập khung mẫu: Bao gồm danh sách toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi dân
tộc thiểu số và mẹ của trẻ theo thứ tự từng xã đã bốc thăm ở trên, dựa trên danh sách trẻ em do trạm y tế xã cung cấp. Đánh số thứ tự bắt đầu từ xã Trà Giáp cho đến hết xã Trà Giác.
Lập bảng số ngẫu nhiên cần thu thập gồm 1200 số trong những số có trong khung mẫu ở trên nhờ vào chương trình Epi Info 6.04.
Lập danh sách mẫu 1200 trẻ và mẹ của trẻ dựa vào khung mẫu theo kết quả của bảng số ngẫu nhiên đã xây dựng ở trên.
2.2.2.2. Can thiệp cộng đồng có đối chứng
- Cỡ mẫu
Dựa vào sự chênh lệch về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm can thiệp (NCT) so với nhóm đối chứng (NĐC) vào cuối thời điểm nghiên cứu, cỡ mẫu can thiệp được tính theo cơng thức sau:
n = ( , ) P1 (1- P1) + P2 (1- P2) [30] (P1 - P2)2
= 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%. = 0,20 tương ứng với hiệu lực mẫu 80%.
( , ) = 7,9, là giá trị tương ứng với các giá trị α và β ở trên.
P1: Tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi của NCT vào cuối thời điểm nghiên cứu. P2: Tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi của NĐC vào cuối thời điểm nghiên cứu. Ước tính sau hai năm nghiên cứu, NCT sẽ giảm tỷ lệ SDDTE dưới 5
Thay các giá trị vào công thức ta được cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp, áp dụng cho quần thể vô hạn với n = 3718.
Do quần thể nghiên cứu là hữu hạn, nên cỡ mẫu sẽ được hiệu chỉnh theo công thức sau:
nf = n * N [25] n + N
Trong đó nf là ước lượng cỡ mẫu của quần thể hữu hạn. n = 3718 là cỡ mẫu tính cho quần thể vơ hạn.
N là kích thước của quần thể hữu hạn của hai nhóm (NNCT = 672 và NNĐC = 671).
Áp dụng cơng thức ta tính được cỡ mẫu của nhóm can thiệp: 569 và cỡ mẫu của nhóm đối chứng: 568.
Thỏa mãn cho cả hai nhóm trên và làm trịn, số mẫu cần thu thập của mỗi nhóm là 600 trẻ và bà mẹ của trẻ.
-Kỹ thuật chọn mẫu
+ Nhóm can thiệp: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn 3 xã từ 6 xã Chương trình 135 đã bốc thăm khi khảo sát ban đầu vào NCT (gồm Trà
Giáp, Trà Tân, Trà Đốc) và cũng bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn trên
chương trình Epi Info 6.04, lựa chọn cho đủ số mẫu cần nghiên cứu từ khung mẫu đã được lập sẵn.
+ Nhóm đối chứng: Gồm 3 xã cịn lại sau khi đã chọn 3 xã can thiệp từ 6 xã ở trên vào NĐC (Trà Giác, Trà Sơn, Trà Kót); sau đó tương tự như trên, lựa chọn cho đủ số mẫu đưa vào nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu
H0: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDDTE thể nhẹ cân giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu.
H1: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về về tỷ lệ SDDTE giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu.