Phân Bình thường Nhẹ cân p
nhóm SL % SL %
NCT 427 71,2 173 28,8 >0,05
NĐC 410 68,3 190 31,7
Sau can thiệp, trẻ nhẹ cân ở NCT (28,8%) thấp hơn chưa có ý nghĩa thống kê so với NĐC (31,7%).
HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 22,6% - 11,5% = 11,1%.
Hiệu quả can thiệp cải thiện SDDTE thể nhẹ cân đạt 11,1%. Bảng 3.39. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp
Phân Nhẹ cân Lên kênh SDD p OR
nhóm 2010 2012 SL %
NCT 223 173 50 22,4 <0,01 2,2
(1,26-3,83)
NĐC 215 190 25 11,6
Sau can thiệp, sự lên kênh suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nhóm can thiệp (22,4%) nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (11,6%), với khả năng lên kênh SDD gấp 2,2 lần (OR=2,2, p<0,01).
Bảng 3.40. Nhóm can thiệp cải thiện trẻ thấp cịi so với trước can thiệp
Thời Bình thường Thấp cịi Ý nghĩa
điểm SL % SL % thống kê
TCT 222 37,0 378 63,0 p*<0,001,
CSHQ=18,3%
SCT 291 48,5 309 51,5
Tỷ lệ SDDTE thể thấp còi so với trước can thiệp đã giảm có ý nghĩa thống kê từ 63,0% xuống 51,5% (p*<0,001, CSHQ=18,3%).
Bảng 3.41. Nhóm đối chứng cải thiện trẻ thấp cịi so với ban đầu
Thời Bình thường Thấp còi Ý nghĩa
điểm SL % SL % thống kê
02/2010 224 37,3 376 62,7 p*<0,01,
CSHQ=13,4%
02/2012 274 45,7 326 54,3
Tỷ lệ trẻ thấp còi ở NĐC 54,3% thấp hơn so với ban đầu (62,7%) có ý nghĩa thống kê (p*<0,01, CSHQ=13,4%).
Bảng 3.42. Cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em sau can thiệp
Phân Bình thường Thấp cịi p
nhóm SL % SL %
NCT 291 48,5 309 51,5 >0,05
NĐC 274 45,7 326 54,3
Tỷ lệ trẻ thấp còi sau can thiệp ở NCT là 51,5% và NĐC là 54,3%, sự khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê.
HQCT = CSHQNCT - CSHQNĐC = 18,3% - 13,4% = 4,9%.
Bảng 3.43. Sự lên kênh suy dinh dưỡng thể thấp còi sau can thiệp
Phân Thấp cịi Lên kênh SDD p
nhóm 2010 2012 SL %
NCT 378 309 69 18,3 >0,05
NĐC 376 326 50 13,3
Sau can thiệp, sự lên kênh suy dinh dưỡng trẻ thấp cịi ở 2 nhóm chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
70 61 63 63 66 62 60 lệ % 50 54 56 57 TCT 40 47 51 T ỷ 30 SCT 20 10 00 0-1112-23 24-3536-47 48-59 Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trẻ thấp cịi theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp
Biểu đồ 3.10 thấy tỷ lệ trẻ thấp cịi có khuynh hướng tăng lên theo nhóm tuổi ở 2 thời điểm, chưa khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.44. Suy dinh dưỡng thể gầy cịm của trẻ ở 2 nhóm
Thời NCT (n = 600) NĐC (n = 600) p
điểm Gầy còm % Gầy còm %
TCT 51 8,5 50 8,3 >0,05
SCT 49 8,2 49 8,2
Suy dinh dưỡng thể gầy cịm tương đương giữa 2 nhóm ở cả 2 thời điểm (p>0,05).
Bảng 3.45. Cải thiện cân nặng trung bình của trẻ ở 2 nhóm
Các chỉ số NCT (n = 600) NĐC (n = 600) p
(kg, TB±SD) (kg, TB±SD)
Cân nặng trước can thiệp 9,9±2,9 10,0±3,0 >0,05
Cân nặng sau can thiệp 10,6±2,8 10,3±2,9 <0,05
p* <0,001 <0,01
Sự cải thiện cân nặng trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp (10,6±2,8) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng (10,3±2,9).
Bảng 3.46. Cải thiện chiều cao trung bình của trẻ của 2 nhóm
Các chỉ số NCT (n = 600) NĐC (n = 600) p
(cm, TB±SD) (cm, TB±SD)
Chiều cao trước can thiệp 80,2±14,1 80,4±14,5 >0,05
Chiều cao sau can thiệp 83,1±13,1 81,8±13,7 <0,05
p* <0,001 <0,05
Sự cải thiện chiều cao trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp (83,1±13,1) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm đối chứng (81,8±13,7).
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊNQUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC TRÀ MY
4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số
4.1.1.1. Dựa vào chỉ số cân nặng theo tuổi
Trọng lượng là hình ảnh về tình trạng dinh dưỡng của đứa trẻ tại thời điểm cân. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.1) thấy, tỷ lệ hiện mắc SDD thể nhẹ cân tháng 1 năm 2010 của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã Chương trình 135 của huyện Bắc Trà My là 36,5% (95% CI: 33,8%- 39,3%). Dựa vào phân loại SDD theo mức độ của WHO 136 thì các xã này có tỷ lệ SDD ở mức rất cao.
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này cao hơn cách biệt tỷ lệ 15,7% trẻ nhẹ cân trên toàn cầu năm 2012 [121], cũng như cao hơn nhiều so với châu lục có trẻ nhẹ cân cao nhất thế giới năm 2011 là châu Á (19,3%)
[130] và cao hơn so với khu vực có tỷ lệ cao nhất hiện nay là Nam Á (33,2%) [130]. Tương tự, trẻ em dân tộc thiểu số nhẹ cân của Bắc Trà My cao hơn so với một số quốc gia có tỷ lệ trẻ nhẹ cân rất cao như Pakistan 31,5% (2011); Chad 30,3% (2010) [130]. Khi so sánh với trẻ nhẹ cân cao nhất nước hiện nay là vùng Tây Nguyên (25,0%) và tỉnh Kon Tum (26,3%)
[69] cũng đều cho thấy ở Bắc Trà My cao hơn. Chương trình quốc gia phịng chống SDDTE đã tác động hiệu quả lên nhiều vùng miền trong cả nước, giảm liên tục trẻ em nhẹ cân từ 51,5% năm 1985 [2] xuống 16,2% năm 2012 [69], nhưng có thể sự tác động đó cịn hạn chế đối với các xã vùng miền núi
cao, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bắc Trà My. Tỷ lệ này (36,5%) là thước đo trung thực mức kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu.
Mặt khác, nhiều quốc gia có tỷ lệ trẻ nhẹ cân tương đương như Niger 38,5% (2011); Bangladesh 36,4% (2011); Madagasca 36,0% (2009) [130]. Nhưng tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tơi vẫn cịn thấp hơn so với một số quốc gia cao nhất thế giới hiện nay là Timor Leste 44,7% (2010) và Ấn Độ 43,5% năm 2009 [130]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Phán khảo sát trẻ em dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa năm 2008 là 57,8% [46] cũng như của Nguyễn Minh Tuấn tại vùng đồng bào dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 41,6% [60] đều cao hơn so với kết quả của chúng tôi. Như vậy càng chứng tỏ rằng tỷ lệ SDD hiện nay ở nước ta khác nhau ở các vùng miền cũng như cần đặc biệt chú ý tới vùng miền núi cao, dân tộc thiểu số và vùng xa.
Phân độ SDDTE thể nhẹ cân của Bắc Trà My chủ yếu là độ I (28,3%), độ II (6,8%) và độ III còn 1,4% (bảng 3.2); tương tự với nghiên cứu của Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa năm 2007 với SDD độ I: 28,1%; độ II: 5,5% và độ III là 0,8% [67]; cũng như của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự khảo sát tại Lào Cai với 3 độ tương ứng là 27,8%, 7,2% và 0,7% [1].
4.1.1.2. Dựa vào chỉ số chiều cao theo tuổi
Chiều cao là thước đo về tiền sử phát triển của trẻ; một đứa trẻ bị thiếu chiều cao (so với tuổi) chứng tỏ trước đây trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường xuyên và thường xảy ra ở các quần thể cư dân thiếu ăn kéo dài gây nên SDD mạn tính [22], là chỉ tiêu quan trọng nhất của chất lượng dinh dưỡng và phát triển [31]. Tỷ lệ thấp còi của Bắc Trà My 62,8% là ở mức rất cao theo phân loại của WHO 136 , cao hơn so với các quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp cịi rất cao như Timor Leste 58,1% (2010); Burundi 57,7% (2010);
Ấn Độ 48,0% (2009) [130] cũng như nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa, Trần Xuân Bách, Trần Thị Hoàng Long tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn năm 2006 là 52,2% [17] và của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa năm 2008 là 53,6% [46].
Tuy nhiên, số liệu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả thấp còi của các tộc người Nam Á năm 2012 do Hatlekk M. khảo sát: Tộc người Newar 72,3%; Hồi giáo 72,8%; Yadav 70,7% [92]; cũng như thấp hơn tỷ lệ 67,1% trẻ em thấp còi người dân tộc Pakoh và Vân Kiều trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Linh Chi năm 2011 tại huyện Dakrong, Quảng Trị [5]. Điều đó cho thấy, SDD thể thấp còi cao và rất cao vẫn còn là thực trạng chung của trẻ em ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Nhìn vào bảng 3.3 thấy SDDTE thể thấp cịi độ I của Bắc Trà My 43,0% và độ II là 19,8%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự cũng cho thấy trẻ thấp còi độ I (29,4%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ thấp còi độ II (14,9%) [1]. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thấp cịi ở đây cao ngay từ nhóm tuổi cịn rất nhỏ, từ 0-11 tháng tuổi tỷ lệ đã là 60,6% (biểu đồ 3.4), điều này cần đặc biệt chú ý trong chăm sóc bà mẹ khi mang thai và nuôi con trong năm đầu.
4.1.1.3. Dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao
Chỉ số này chứng tỏ đứa trẻ bị SDD cấp tính 135 ; nhưng một đứa trẻ vừa thiếu cân nặng vừa thiếu chiều cao so với tuổi thì chỉ số này có thể bình thường. Tỷ lệ SDD thể gầy còm tháng 1 năm 2010 của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi tại các xã Chương trình 135 của huyện Bắc Trà My là 8,4% (95%CI: 6,9%-10,0%) (bảng 3.1). Dựa vào bảng phân loại của WHO 136 thì các xã này có tỷ lệ trẻ gầy cịm ở mức trung bình. Tỷ lệ SDD thể gầy cịm trong nghiên cứu của chúng tơi cao hơn tỷ lệ 8,0% trẻ gầy cịm trên toàn cầu năm 2012 [120] và cao hơn so với khu vực Đông và Nam Phi
hiện mắc 6,9% [130]. Tương tự, trẻ em dân tộc thiểu số gầy còm của Bắc Trà My cao hơn so với nhiều quốc gia như Cộng hòa Trung Phi 7,0% (2010); Oman 7,1% (2009), Philippines 6,9% năm 2008 [130] và Việt Nam 6,7% (2012); cũng như so với khu vực Tây Nguyên nước ta (8,1%) và nhiều tỉnh miền núi năm 2012 như Hà Giang 7,9%; Đắk Lắk 7,8%, Bắc Kạn 7,7% [69].
Bên cạnh đó, tỷ lệ SDDTE thể gầy còm của Bắc Trà My tương đương với Cộng hịa dân chủ Cơng Gơ 8,5% (2010); Guinea 8,3% (2008) cũng như tỉnh Gia Lai 8,5% (2012) [130].
Nhưng tỷ lệ trẻ gầy còm ở Bắc Trà My thấp hơn so với các vùng Nam Á 16,0%; Tây và Trung Phi 11,5% cũng như so với nhiều quốc gia như Nam Sudan 22,7% (2010); Timor Leste 18,6% (2010); Bangladesh 15,6% (2011) [130] và so với tỉnh Kon Tum nước ta (9,2%) [69]. Hơn nữa, tỷ lệ trẻ gầy còm theo nghiên cứu của một số tác giả khác ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn như của Đinh Thanh Huề tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh năm 2003 là 22,5% [24]; của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa năm 2008 là 19,8% [46] cũng như của Trần Văn Tuyến, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hồng Hà năm 2011 tại huyện Bạch Thơng tỉnh Bắc Kạn là 9,6% [63] đều cao hơn so với kết quả của chúng tơi. Chính vì tỷ lệ SDD thể thấp cịi 62,8% cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 36,5% cho nên tỷ lệ SDD thể gầy còm của Bắc Trà My mới ở mức trung bình như vậy.
4.1.2. Các yếu tố liên quan suy dinh dưỡng trẻ em
4.1.2.1. Liên quan giữa đặc điểm chung với suy dinh dưỡng trẻ
-Tuổi và suy dinh dưỡng trẻ em
+ Nhóm tuổi trẻ em và suy dinh dưỡng
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, diễn biến của tỷ lệ SDD thể thấp còi trẻ em tăng dần từ nhóm tuổi 0-11 tháng (60,6%) đến nhóm 36-47 tháng (65,5%) và tại bảng 3.5, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng nhanh từ nhóm tuổi 0-
11 tháng (25,2%) sang nhóm 12-23 tháng (34,6%) và đạt đỉnh ở nhóm 36- 47 tháng (43,4%). Đây là hậu quả của việc ni dưỡng trẻ cịn nhiều hạn chế của các bà mẹ dân tộc thiểu số Bắc Trà My. Tuổi thứ hai trở đi là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ vì chúng dần thơi bú mẹ, bắt đầu tập ăn các thức ăn của người lớn và bị đe dọa của các yếu tố môi trường bên ngoài, nhất là các vi sinh vật gây bệnh đường hơ hấp, đường tiêu hóa... Tỷ lệ SDD ở các nhóm tuổi nhỏ tăng dần đã cộng dồn lên nhóm tuổi lớn hơn, cho nên nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi có tỷ lệ SDD cao nhất. Sang nhóm tuổi thứ 5 (từ 48-59 tháng), tỷ lệ SDD có giảm xuống 37,5%, một phần nhờ nhóm tuổi này đã lớn hơn, tự phục vụ bản thân tốt hơn; mặt khác có thể đây là kết quả của chương trình quốc gia phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ hỗ trợ cho các huyện nghèo đặc biệt khó khăn trên tồn quốc, trong đó có huyện Bắc Trà My [55]. Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cộng sự tại Thái Nguyên cho thấy kết quả tương tự như chúng tơi, bắt đầu tăng nhanh ở nhóm 12-23 tháng tuổi và duy trì ở mức cao đến khi trẻ được 47 tháng tuổi (33,9%-37,1%) [37]. Kết quả điều tra tại Tam Kỳ, Quảng Nam của Đinh Đạo, Đỗ Thị Hòa năm 2007 đều nhận thấy trẻ em nhóm 0-11 tháng tuổi thấp nhất ở cả nội thị (5,4%), ngoại thị (7,5%) và tăng dần đến nhóm 48-59 tháng tuổi là cao nhất (nội thị 15,0%, ngoại thị 21,8%) [8]. Nguyễn Thị Như Hoa khảo sát tại n Thủy, Hịa Bình năm 2011 thấy tỷ lệ SDD có xu hướng tăng theo độ tuổi, đặc biệt thể nhẹ cân và thể gầy còm [15]. Kết quả điều tra của Trần Văn Hà, Phạm Văn Phú, Phạm Duy Tường tại xã Việt Long và Phù Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội cũng thấy sự khác biệt SDD theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê ở cả 2 thể nhẹ cân và thấp cịi; trong đó trẻ nhẹ cân cao nhất ở nhóm 48-59 tháng; cịn trẻ thấp cịi cao nhất ở nhóm 36-
+ Tuổi mẹ và suy dinh dưỡng trẻ em
Kết quả nghiên cứu chưa thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi mẹ với tình trạng dinh dưỡng trẻ em (p>0,05). Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cộng sự tại Thái Nguyên cũng cho kết quả tương tự [37]. Khảo sát của Lê Phán tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa [46]; của Trương Đức Tú tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị [59] thấy SDDTE ở nhóm bà mẹ từ 35 tuổi trở lên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với con của nhóm bà mẹ dưới 35 tuổi.
- Giới tính và suy dinh dưỡng trẻ em
Nghiên cứu của chúng tơi thấy chưa có mối liên quan giữa giới tính trẻ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ (p>0,05). Đây cũng là nhận định trong các khảo sát của Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự tại tỉnh Lào Cai [1]; của Lê Thị Hợp cùng Berger J. điều tra trẻ em Việt Nam [95] và của Phạm Huy Khôi nghiên cứu tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa [32]. Điều tra của Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập cho thấy trẻ nam nhẹ cân 35,7% còn trẻ nữ 32,9%; ngược lại với thấp còi nữ 35,2% cao hơn so với trẻ nam là 31,2% [67].
- Đặc điểm dân tộc và suy dinh dưỡng trẻ em
Bắc Trà My là huyện có 50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập trung 90% ở các xã thuộc Chương trình 135 của huyện, gồm 15 dân tộc thiểu số. Trong số đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ca Dong (35,0%), Cor (11,0%), Mơ Nông 2,0% và các dân tộc khác chỉ chiếm 2,0% [47]. SDDTE chưa thấy bị chi phối bởi đặc điểm các dân tộc (p>0,05). Kết quả này khác với một số nghiên cứu của các tác giả khác như Lê Hữu Uyển và cộng sự điều tra tại Thanh Hóa, có sự khác nhau về tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo dân tộc: Mường 76,6%, Thái 20,2% và Thổ 3,1% [67]; cũng như khảo sát của Trương Đức Tú có SDDTE người Kinh 19,9% so với 50,3% người dân tộc
thiểu số [59]. Báo cáo của UNICEF năm 2009 về SDDTE Việt Nam dưới 5 tuổi ở dân tộc Kinh là 22,2% thấp hơn nhiều so với 38,4% ở các dân tộc khác [126]. Sự khác biệt trong khảo sát của chúng tôi so với các nghiên cứu khác là do mẫu điều tra của Bắc Trà My chỉ tiến hành trên đối tượng dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Mặt khác, điều kiện kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí, cũng như một số tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến nuôi dưỡng trẻ ở các dân tộc Ca Dong, Cor và các dân tộc khác cùng chung sống trên địa bàn là khơng có sự khác nhau đáng kể [9], [47].
- Nơi cư trú và suy dinh dưỡng trẻ em
Nơi cư trú trẻ em chưa có mối liên quan có ý nghĩa với tình trạng dinh dưỡng trẻ (p>0,05). Điều này cũng dễ hiểu bởi điều kiện khó khăn của các xã Chương trình 135 của Bắc Trà My khá tương đồng với nhau cả về tỷ