Phương pháp đo lường các chỉ số

Một phần của tài liệu 3. DinhDao_NoiDung (Trang 44 - 52)

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3. Phương pháp đo lường các chỉ số

2.2.3.1. Các chỉ số nghiên cứu

- Các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng trẻ-Mục tiêu 1

Tỷ lệ SDD theo thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm. Mức độ SDD thể nhẹ cân (độ I, II, III) và thể thấp còi (độ I, II).

- Các chỉ số về yếu tố liên quan SDDTE-Mục tiêu 1

+ Đặc điểm chung trẻ em: Giới tính trẻ (nam; nữ). Nhóm tuổi: 0-11; 12-23; 24-35; 36-47 và 48-59 tháng. Dân tộc: Ca Dong; Cor; khác.

+ Đặc điểm chung bà mẹ: Tuổi mẹ (<26; 26-35; >35). Học vấn mẹ: mù chữ; tiểu học; trên tiểu học. Nghề nghiệp mẹ: nông; cán bộ nhân viên; buôn bán và khác. Địa dư: Trà Giáp, Trà Kót, Trà Đốc, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Giác. Kinh tế: khá giả, đủ ăn; cận nghèo, nghèo.

+ Bệnh tật trẻ em (có, khơng): Sơ sinh nhẹ cân; thiếu máu lâm sàng; nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy.

+ Hành vi nuôi con của bà mẹ

* Kiến thức nuôi con của bà mẹ (đúng, sai) về: Bú sữa non; thời gian bú mẹ hoàn toàn; ăn bổ sung; cai sữa; tinh bột; thực phẩm sẵn có giàu đạm; chất béo; rau quả; 4 nhóm dinh dưỡng và kiến thức chung (tốt, chưa tốt). Mỗi câu hỏi được lượng hóa, cho điểm để đánh giá mức độ hiểu biết của bà mẹ (đúng=1 điểm; sai=0 điểm). Xếp loại kiến thức bà mẹ theo phương pháp dựa trên cách tính điểm cắt đoạn 75% của tổng số điểm, phân thành 2 nhóm: kiến thức tốt (≥0,75) và kiến thức chưa tốt (<0,75) [60], [76].

* Thực hành nuôi con của bà mẹ (đúng, sai) về: bú sữa non; bú mẹ hoàn toàn; ăn bổ sung; cai sữa; tinh bột; thực phẩm sẵn có giàu đạm; chất béo; rau quả; 4 nhóm dinh dưỡng; tiêm chủng mở rộng; xử trí tiêu chảy;

tham gia thực hành dinh dưỡng mẫu và thực hành chung (tốt, chưa tốt). Cách tính điểm thực hành chung và xếp loại tương tự như phần kiến thức chung [60], [76].

* Niềm tin bà mẹ với người có uy tín (có, khơng) với: lãnh đạo địa phương; trưởng thơn, già làng; hội phụ nữ; y tế xã; CTVDD; khác và niềm tin chung (niềm tin, thiếu niềm tin với NCUT). Cách tính điểm niềm tin NCUT và xếp loại cũng tương tự như trên [60], [76].

- Các chỉ số về kết quả tăng cường can thiệp-Mục tiêu 2

+ Kết quả các hoạt động can thiệp: Số lần tổ chức từng hoạt động; số lượng NCUT và nhóm đích (bà mẹ, trẻ em) tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trong 2 năm can thiệp.

+ Kết quả can thiệp: So sánh sự thay đổi của mỗi nhóm giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp; sự khác nhau giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng sau can thiệp về các yếu tố:

* Tình trạng SDDTE ở 3 thể nhẹ cân, thấp cịi và gầy còm. * Sự lên kênh suy dinh dưỡng trẻ em.

* Tình trạng thay đổi cân nặng, chiều cao trung bình (TB).

* Bệnh tật trẻ em (có, khơng): Cân nặng sơ sinh thấp, thiếu máu lâm sàng, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy.

* Kiến thức chung, thực hành chung nuôi con của bà mẹ. * Niềm tin của bà mẹ với người có uy tín.

2.2.3.2. Định nghĩa các chỉ số cần thu thập

Trẻ bú sớm sau sinh: Trẻ bú mẹ trong vịng giờ đầu sau sinh [133]. Bú mẹ hồn tồn: Là cách thực hành trong đó trẻ chỉ được bú sữa mẹ

trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa ra), ngồi ra khơng được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đồ uống nào khác. Các thứ ngoại lệ được chấp nhận là các dạng dung dịch có chứa vitamin, khống chất hoặc thuốc chữa bệnh [138].

Ăn bổ sung đúng: Trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi tròn 6 tháng hay 180

ngày tuổi [138].

Thời gian cho con bú mẹ đúng: bà mẹ cho con bú ít nhất từ 12 tháng

trở lên và tốt nhất là duy trì cho trẻ bú mẹ từ 18 đến 24 tháng [4].

Thực phẩm sẵn có giàu đạm: Là các thức ăn thuộc nhóm thực phẩm

giàu đạm mà đa số người dân trong cộng đồng dễ mua với giá chấp nhận được hoặc dễ kiếm được từ các nguồn sẵn có ở địa phương.

Sử dụng thực phẩm sẵn có giàu đạm hàng ngày: Khi bà mẹ sử dụng

đều đặn các thực phẩm sẵn có giàu đạm cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày.

Sử dụng chất béo hàng ngày: Khi bà mẹ sử dụng đều đặn chất béo

(dầu hoặc mỡ) cho con ăn ít nhất một lần hàng ngày.

Cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc

sinh dưới 2500 gram [132].

Thiếu máu lâm sàng: Một đứa trẻ bị thiếu máu lâm sàng khi khám

lòng bàn tay trẻ nhợt nhạt [3], [125].

Tiêu chảy cấp: Một đứa trẻ được xác định bị tiêu chảy cấp khi đi

ngồi phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn 3 lần trong 24 giờ, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Phân lỏng là phân không thành khuôn. Đối với những trẻ bú mẹ đi cầu phân nhão, dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường [3].

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Một đứa trẻ được xác định bị nhiễm khuẩn

hơ hấp cấp có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như ho, khó thở, đau họng, chảy nước mũi, đau tai, chảy mũ tai, sốt. Nếu trẻ chỉ ho, chảy nước mũi, khơng sốt thì khơng phải nhiễm khuẩn hơ hấp cấp [3].

Tiêm chủng mở rộng đúng: Tiêm chủng mở rộng đúng khi trẻ được

tiêm chủng đầy đủ liều theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia tương ứng với tuổi của trẻ [3].

Thu thập thông tin kinh tế gia đình: Dựa vào ý kiến chủ quan của bà

mẹ, đối chiếu với số liệu điều tra của phòng Nội vụ, Lao động, Thương binh xã hội huyện Bắc Trà My hàng năm [47].

2.2.3.3. Phương pháp thu thập các chỉ số

- Xác định tuổi của trẻ

Xác định tuổi trẻ em theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng, dựa trên khuyến cáo của WHO năm 1995 [135].

+ Tính tuổi theo tháng:

Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày hay còn gọi là tháng thứ nhất) được coi là 0 tháng tuổi.

Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (tức 30 ngày đến 59 ngày, tháng thứ 2) được coi là 1 tháng tuổi.

Tương tự, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng (tức là tháng 12) được coi là 11 tháng tuổi.

Trường hợp mẹ khơng nhớ ngày sinh thì việc tính tháng tuổi được tiến hành như trên nhưng bớt đi một tháng. Dùng lịch âm dương để quy đổi nếu người mẹ khơng nhớ ngày sinh dương lịch.

+ Tính tuổi theo năm:

Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) được gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi.

Kể từ ngày tròn 1 năm đến trước 1 năm 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ hai) được gọi là 1 tuổi, hay dưới 2 tuổi.

Như vậy theo quy ước:

0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 0 đến 11. 1 tuổi tức là năm thứ hai, gồm các tháng tuổi từ 12 đến 23. 2 tuổi tức là năm thứ ba, gồm các tháng tuổi từ 24 đến 35. 3 tuổi tức là năm thứ tư, gồm các tháng tuổi từ 36 đến 47.

4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 48 đến 59. -Xác định tình trạng dinh dưỡng trẻ

+ Xác định cân nặng trẻ:

Dụng cụ: cân SECA do Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh

Quảng Nam cấp, có sai số 100gr.

Phịng cân: thống mát về mùa hè, ấm kín gió về mùa đơng và đảm

bảo đủ sáng để xác định cân chính xác.

Vị trí đặt cân: đặt cân nơi bằng phẳng, chắc chắn.

Thao tác: chỉnh cân về vị trí “0”. Trẻ mặc quần áo mỏng. Đặt trẻ

nằm hoặc đứng ở trung tâm của cân, tránh trẻ cựa quậy và tránh nằm hoặc đứng lệch qua một bên, trẻ dễ ngã và làm kết quả cân khơng chính xác. Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi kết quả với đơn vị là kg và một số lẻ, ví dụ 9,6 kg. Ghi vào phiếu theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng (Phụ lục 6).

+ Xác định chiều cao trẻ:

Dụng cụ: Bằng thước đo chiều dài nằm đối với trẻ dưới 2 tuổi và

thước gỗ đứng MICROTOICE của UNICEF để đo trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Vị trí đặt thước: Đặt thước ở mặt phẳng tốt, vững chắc, rộng để tránh

ngã.

Thao tác: Cần phải có 2 người hỗ trợ lẫn nhau. Bỏ mũ, tất chân, giày

dép của trẻ. Đặt trẻ nằm (dưới 2 tuổi) và trẻ đứng (từ 2 tuổi trở lên) trên mặt phẳng nằm ngang của thước. Đối với trẻ nhỏ cho nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt nhìn thẳng lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Một người khác ấn thẳng đầu gối và dùng êke di động áp sát lịng bàn chân trẻ sao cho êke vng góc với trục thước đo, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đối với trẻ đo chiều cao đứng, chú ý gót chân, mơng vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát vào

thước, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thỏng theo hai bên mình. Dùng êke áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Đọc và ghi kết quả với đơn vị là cm và 1 số lẻ, ví dụ 78,2 cm. Ghi vào phiếu theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng (Phụ lục 6).

- Cách thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ

+ Thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng tháng: CTVDD cân đo trẻ khi tổ chức thực hành dinh dưỡng hàng tháng và ghi vào biểu đồ tăng trưởng trẻ em được trạm y tế cấp cho từng trẻ do Viện Dinh dưỡng ban hành theo chuẩn tăng trưởng trẻ em WHO-2006 [137]. CTVDD được cán bộ y tế huyện Bắc Trà My tập huấn 3 ngày về kỹ thuật cân nặng, đo chiều cao trẻ, thực hành cách ghi chép vào sổ theo dõi hàng tháng và cách ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Trước khi tiến hành điều tra, nghiên cứu sinh kiểm tra CTVDD từng xã, hướng dẫn bổ sung những lưu ý khi cân, đo đối với trẻ nhỏ, trẻ lớn và ghi chép theo giới tính khác nhau, yêu cầu CTVDD thực hành cho đến khi làm đúng.

+ Thu thập tình trạng dinh dưỡng trẻ em trước và sau can thiệp: Do cán bộ điều tra thực hiện. Đoàn điều tra do Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (16 người) phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My (8 người) thành lập, gồm các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. Các cán bộ này được mời tập huấn kỹ năng về cách tính tuổi trẻ; cách cân trẻ, đo chiều cao, đọc và ghi kết quả theo giới tính; thống nhất phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn bà mẹ (phụ lục 1); cách phát hiện những bệnh thường gặp; kỹ năng giao tiếp và tư vấn tại chỗ nhằm hỗ trợ kiến thức ni dưỡng, chăm sóc trẻ cho các bà mẹ. Trong q trình phỏng vấn, đồn điều tra phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế và CTVDD từng xã, thông qua kế hoạch tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em

dưới 5 tuổi và mẹ của trẻ đã được gửi và trao đổi thống nhất với lãnh đạo địa phương và các ban ngành trước đó.

- Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Có 3 thể SDD là nhẹ cân (underweight), thấp cịi (stunting) và gầy còm (wasting) [130], [132]. Các thể này được đánh giá thông qua 2 số đo nhân trắc là cân nặng, chiều cao theo giới và độ tuổi của trẻ dưới ngưỡng âm 2 độ lệch chuẩn (<-2 SD: Standard Deviation) so với quần thể tham khảo WHO-2006 do WHO công bố, áp dụng thống nhất toàn cầu [137].

+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) được chia thành 3 mức độ: SDD vừa (độ I): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD, SDD nặng (độ II): khi cân nặng theo tuổi từ dưới -3SD đến -4SD, SDD rất nặng (độ III): khi cân nặng theo tuổi dưới -4SD.

+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi:

SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) được chia thành 2 mức độ: Thấp còi độ I khi chiều cao theo tuổi từ dưới -2SD đến -3SD, Thấp còi độ II khi chiều cao theo tuổi từ dưới -3SD.

+ Suy dinh dưỡng thể gầy còm:

SDD thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao) khi dưới ngưỡng -2SD. - Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng

Bảng 1.1. Phân loại suy dinh dưỡng theo mức độ của WHO-1997

Thể suy dinh dưỡng Mức độ suy dinh dưỡng (%)

Thấp Trung bình Cao Rất cao

Nhẹ cân (underweight) < 10 10- 19 20-29 ≥ 30 Thấp còi (stunting) < 20 20- 29 30-39 ≥ 40

Gầy còm (wasting) < 5 5- 9 10-14 ≥ 15

- Xác định lên kênh suy dinh dưỡng

Xác định lên kênh suy dinh dưỡng khi có sự thay đổi từ độ suy dinh dưỡng cao hơn về độ SDD thấp hơn hoặc về tình trạng dinh dưỡng bình thường ở thời điểm sau can thiệp so với ban đầu của mỗi nhóm.

- Cách xác định các bệnh thường gặp trẻ em

+ Thiếu máu lâm sàng: Khám lòng bàn tay trẻ nhợt nhạt.

+ Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp: Hỏi bà mẹ trong vịng nửa tháng qua kể từ ngày điều tra trẻ có bị ho, sốt và (hoặc) khó thở, họng đỏ, chảy mũ tai; cũng như khám hiện tại có biểu hiện của nhiễm khuẩn hơ hấp cấp.

+ Tiêu chảy cấp: Hỏi bà mẹ trong vòng nửa tháng qua kể từ ngày điều tra trẻ có bị đi ngồi phân lỏng hoặc tóe nước lớn hơn 3 lần trong 24 giờ, kéo dài không quá 14 ngày.

-Thu thập thông tin bà mẹ

+ Phỏng vấn bà mẹ: Bằng phiếu phỏng vấn bà mẹ (phụ lục 1). + Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo ni con khỏe (phụ lục 2) về các thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương (bảng 3.13).

+ Ngồi ra, thơng qua hoạt động giám sát hỗ trợ hàng tháng của nghiên cứu sinh, CTVDD báo cáo về số lượng bà mẹ tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng (phụ lục 13); CTVDD truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số lồng ghép trong các buổi họp thôn do trưởng thôn, già làng tổ chức (phụ lục 12); hội thi bà mẹ nuôi con khỏe (phụ lục 4).

-Thu thập thơng tin người có uy tín về chăm sóc dinh dưỡng

+ Xác định người có uy tín trong cộng đồng: Phỏng vấn bà mẹ (phụ lục 1).

+ Số lượng người có uy tín tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Hội thảo lập kế hoạch can thiệp; dự tập huấn kỹ năng truyền thông,

giáo dục sức khỏe, kỹ năng giám sát, đánh giá; dự hội thi CTVDD giỏi (phụ lục 9) và hội thi bà mẹ nuôi con khỏe (phụ lục 4); dự các buổi đánh giá hàng quý tại trạm y tế từng xã can thiệp; số lượt trưởng thôn, già làng sắp xếp thời gian cho CTVDD truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số tại các buổi họp thôn; số lượt CTVDD tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng (phụ lục 13) và truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số (phụ lục 12), cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng sắt, axit folic, kẽm (phụ lục 7); cấp phát thuốc tẩy giun cho trẻ (phụ lục 8).

Một phần của tài liệu 3. DinhDao_NoiDung (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w