Xây dựng hệ thống chính sách quản trị một cách hiệu quả và thích ứng vớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 81)

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng

3.1.1. Xây dựng hệ thống chính sách quản trị một cách hiệu quả và thích ứng vớ

diễn biến của môi trường kinh doanh

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN) đã

được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của nền

kinh tế. Quản trị DN tốt đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tài chính, đầu tư, nâng cao

giá trị tăng trưởng, cải thiện hiệu quả quản trị thanh khoản... Các NHTM nhỏ với đặc

thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn

đề quản trị lại càng có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt

Nam. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà cịn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại; làm giảm hiệu quả quản trị thanh khoản. Để xây dựng hệ thống

chính sách quản trị một cách hiệu quả và thích ứng với diễn biến mơi trường kinh doanh, chúng ta cần triển khai một số vấn đề sau:

Cần một bộ luật hoàn chỉnh, Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành ngân

hàng trao đổi hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kỹ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song QTNH cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an toàn cho NHTM. Để tạo một sự thay đổi có tính chiến lược về QTNH,

Cơ cấu lại mơ hình tổ chức của ngân hàng, Mơ hình tổ chức của một số NHTM

hiện nay thích hợp trong điều kiện hoạt động với qui mô nhỏ, mức độ tập trung quyền lực cao. Khi một NHTM có qui mơ ngày càng lớn với số lượng chi nhánh ngày càng nhiều, khối lượng và tính chất cơng việc ngày một phức tạp hơn thì mơ hình tổ chức như vậy sẽ bộc lộ những hạn chế, nhất là trong việc tổ chức và bố trí các phịng nghiệp vụ cả ở cấp trung ương và chi nhánh hiện đang phân cấp quản lý theo loại hình nghiệp vụ, chưa chú trọng quản lý theo thị trường và đối tượng phục vụ. Rõ ràng, với áp lực cạnh tranh, yêu cầu chuẩn hoá hoạt động tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả đang là

đòi hỏi đối với cả các ngân hàng lớn cũng như các ngân hàng quy mô nhỏ.

Nâng cao năng lực quản trị nội bộ của các NHTM, Năng lực quản trị, đặc biệt

là năng lực quản trị nội bộ của ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất

bại trong kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, QTNH nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, cần dựa trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc

điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc

phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng…

Để thực hiện tốt những nguyên tắc này, ngoài việc quản lý tốt tài sản nợ - tài sản có

theo nguyên tắc của Uỷ ban Basel, xây dựng văn hố quản trị lành mạnh, tạo mơi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, các NHTM cần chú trọng nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt nội bộ trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có

biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhưng cũng không nên quá nhấn mạnh đến kiểm tra,

kiểm sốt nội bộ dễ đánh mất tính sáng tạo trong công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)