Đánh giá các mặt hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2013 2015 (Trang 51 - 69)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về Ngân hàng thương mại

2.2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ NHBL tại BIDV

2.2.1. Đánh giá các mặt hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV

2.2.1.1. Thực trạng phát triển nền khách hàng dân cư

Tính đến hết tháng 09/2012, tổng số lượng khách hàng cá nhân của BIDV khoảng 4 triệu khách hàng. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết 30/09/2012, quy mô khách hàng cá nhân tại BIDV tăng dần mạnh qua

các năm (tương đương tăng 65% so với năm 2010). Năm 2012, dự kiến số lượng khách hàng cá nhân tăng thêm sẽ cao hơn khi 9 tháng đầu năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân đã tăng thêm hơn 1.000.000 khách hàng, bình quân 1 tháng tồn hệ thống tăng thêm 100.000 khách hàng, bình qn 1 điểm giao dịch trong 1 tháng của BIDV có 161 khách hàng cá nhân mới mở tài khoản tại BIDV. Đây là nền tảng quan trọng để BIDV triển khai cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ.

Biểu 2.7: Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản tại BIDV giai đoạn 2009 – 30/09/2012

Đvt: Triệu khách hàng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL tại BIDV giai đoạn 2009 – 2011 và sơ kết 9 tháng năm 2012)

2.2.1.2. Công tác phát triển mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới Chi nhánh, PGD, Quỹ tiết kiệm

Trong năm 2011, BIDV đã mở thêm được 49 điểm mạng lưới (gồm 5CN, 25 PGD và 19 QTK), nâng tổng số mạng lưới BIDV lên 641 điểm (118CN, 374PGD, 149QTK) và là NHTM có mạng lưới mở nhiều nhất trong năm 2011 (ACB và BIDV là 02 ngân hàng có số lượng mạng lưới mở thêm nhiều nhất trong khối NHTM. Một số ngân hàng có số lượng mạng lưới tăng

2.16 2.42 2.96 4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2009 2010 2011 30/09/2012

mạnh như: Vietinbank (1CN, 25PGD, 1QTK), VCB (7CN, 12PGD), ACB (11CN, 38PGD), SeABank (2CN, 33PGD, 4QTK), VPBank (1CN, 16PGD, 2QTK). Tính đến hết 30/09/2012, BIDV tiếp tục là ngân hàng có số lượng mạng lưới mở thêm nhiều nhất trong khối NHTM, tăng thêm 22 điểm mạng

lưới (22 PGD), nâng tổng số mạng lưới BIDV lên 650 điểm mạng lưới (118

CN, 399 PGD, 135 QTK). Các NHTM khác: Agribank không mở thêm mạng

lưới, Vietinbank mở thêm 05 PGD, VCB không mở thêm mạng lưới chỉ khai trương 1 CN được chấp thuận trong năm 2011; Techcombank mở 3 PGD, Sacombank mở 1 chi nhánh, ACB mở mới 1 PGD. Xét về tổng số điểm giao dịch, BIDV hiện vẫn là một trong những NHTM có tổng điểm giao dịch lớn nhất trong hệ thống, xếp thứ 03 sau Agribank (2.280 ĐGD) và Vietinbank (1.082).

Mạng lưới kênh phân phối điện tử ( ATM, POS)

- Mạng lưới ATM: Đến 30/09/2012, số lượng máy ATM tăng so với thời điểm cuối năm 2009 là 299 và cuối năm 2010 là 200, nâng tổng số máy ATM toàn hệ thống BIDV là 1.295 máy (đứng thứ 4 về mạng lưới ATM sau VCB, Agribank, VietinBank).

- Số lượng POS lắp đặt mới trong năm đạt 1.555 POS, tổng số POS lũy kế đạt 3.875 POS, góp phần đa dạng hóa kênh phân phối điện tử, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.2.1.3. Công tác quảng bá hoạt động bán lẻ

- Hoạt động Marketing NHBL năm 2012 có bước tiến rõ rệt so với các năm trước với các chương trình, chiến dịch marketing cho các sản phẩm dịch vụ được triển khai kịp thời, từ đó góp phần tích cực cho cơng tác bán sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.

- So với năm 2011, số lượng các chương trình marketing được triển khai đã tăng vượt bậc, tăng 200% so với năm 2011 (52 chương trình năm 2012 so với 26 chương trình năm 2011). Đồng thời, tiến độ triển khai các chương trình marketing trong năm 2012 đã được kiểm soát tốt hơn so với năm 2011 và 2010. Bên cạnh đó, các hình thức quảng bá được đa dạng hóa và cập nhật các kênh quảng bá mới (kênh google adwords, quảng bá qua hội thảo, triển lãm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm dịch vụ…) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá sản phẩm dịch vụ NHBL trong năm 2012 so với các năm trước. Đặc biệt, năm 2012, BIDV đã triển khai quảng bá rộng rãi thông qua hệ thống chi nhánh, các khung bảng quảng cáo, truyền hình,… về hình ảnh NHBL của BIDV với thông điệp: BIDV- ngân hàng bán lẻ thân thiện, hiện đại.

- Cùng với việc triển khai các chương trình khuyến mại, các chiến dịch marketing vào các dịp, lễ quan trọng, hệ thống quầy giao dịch của chi nhánh được trang hồng, bố trí gọn gàng, các thơng tin sản phẩm dịch vụ NH được cung cấp đầy đủ hơn, nâng cao hình ảnh NHBL BIDV trong khách hàng.

2.2.1.4. Hoạt động huy động vốn dân cư

Nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động huy động vốn, trong 9 tháng năm 2012, BIDV đã triển khai 12 sản phẩm mới với những tính năng và kỳ hạn đa dạng, phong phú như: Tiền gửi Tài Lộc, Tiết kiệm Năng động, Tiền gửi Tích lũy kiều hối, Tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thương…

Quy mô nguồn vốn huy động từ khách hàng là dân cư

- Tính đến hết 30/9/2012, số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ toàn hệ thống đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 26.795 tỷ đồng so với đầu năm. Năm 2011, tỷ trọng huy động vốn dân cư trong tổng huy động đạt 49.7% năm 2011. Huy động vốn bình quân tăng cao, đạt 113.819 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình

quân 3 năm (2009 – 2011) đạt 29%. So với 3 NHTM lớn trên thị trường, quy mô của BIDV đứng thứ 3 sau Vietinbank, Agribank và cao hơn so với VCB. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư của BIDV năm 2011 đạt 33,76% cao hơn so với Agribank (21,79%), VCB (29,09%) và thấp hơn so với Vietinbank.

Bảng 2.5: Tổng HĐV dân cư tại BIDV và một số NHTM Việt Nam trong năm 2010, 2011

Đvt: Tỷ đồng

Năm BIDV VCB Vietinbank Agribank ACB Techcombank

2010 100,003 98,880 106,890 230,088 89,885 61,806 2011 129,205 121,587 131,303 306,956 97,580 57,635

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL tại BIDV năm 2010, 2011)

- Tổng thị phần của 03 NHTMCP Nhà nước gồm NH Nông nghiệp, Viettinbank, VCB là 39,3% (bình quân thị phần mỗi ngân hàng là 13,1%), cũng trong xu hướng giảm so với 2011 (giảm 1,16%). Trong khi đó, thị phần của khối NHTMCP tăng 1,38%, đạt thị phần 47,76%.

Biểu 2.8: Thị phần HĐV dân cư của BIDV so các NHTM Việt Nam tính đến hết 30/09/2012

Huy động vốn bình quân trên điểm giao dịch

Huy động tiền gửi tiết kiệm bình quân điểm giao dịch của BIDV tiếp tục đứng thứ 2 trong nhóm 4 ngân hàng - đạt 184 tỷ đồng, cao hơn 74 tỷ đồng so với với Viettinbank, hơn 59 tỷ đồng so với Agribank và thấp hơn 85 tỷ đồng so với VCB.

Bảng 2.6: Huy động vốn bình quân trên điểm giao dịch tại 4 NHTM lớn trong năm 2010, 2011

Đvt: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL tại BIDV năm 2010, 2011)

Cơ cấu huy động vốn dân cư

- Theo kỳ hạn gửi và loại tiền tệ: Huy động vốn dân cư trung dài hạn có xu hướng tăng so với 2011, đến 30/9/2012 đạt 21.840 tỷ đồng, chiếm 14% tổng HĐV dân cư (2011 là 9%). Cơ cấu HĐV trung dài hạn chuyển dịch đáng kể do chính sách giảm lãi suất của NHNN, đồng thời BIDV có sản phẩm tiết kiệm linh hoạt kỳ hạn dài (12 tháng, 24 tháng) là động lực khuyến khích khách hàng gửi tiền. HĐV ngắn hạn là 134.160 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi dưới 3 tháng đạt 107.328 tỷđ chiếm đến 80% HĐV ngắn hạn. Tính đến hết 30/09/2012, tỷ trọng tiền gửi dân cư VND vẫn chiếm ưu thế (90%). Điều này cũng phản ánh đúng thực tế và tâm lý của cá nhân khơng ưa thích các sản phẩm tiền gửi dài hạn và rất nhạy cảm với lãi suất đặc biệt trong năm 2011.

Năm 2010 Năm 2011 NHTM ĐGD HDVDC HĐV/ĐGD ĐGD HĐV DC HĐV/ĐGD BIDV 592 88.200 149 641 117.980 184 VCB 335 78.300 233 376 101.080 269 Vietinbank 1.055 95.000 90 1.082 133.228 123 Agribank 2.279 233.600 102 2.280 284.490 125

Biểu 2.9: Cơ cấu huy động vốn dân cư tại BIDV theo kỳ hạn và loại tiền tính đến hết 30/09/2012

Đvt: %

(Nguồn: Báo cáo sơ kết hoạt động NHBL tại BIDV 9 tháng 2012)

- Theo số dư tiền gửi: Nhóm khách hàng có số dư tiền gửi trên 1 tỷ đồng tuy chỉ chiếm 2,3% trên tổng số lượng KH nhưng chiếm đến 54,5% số dư HĐV tại BIDV. Trong khi đó, nhóm KH có số dư dưới 300 triệu đồng tuy chiếm đến hơn 93% tổng số KH nhưng chỉ chiếm 22,5% tổng số dư HĐV.

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn dân cư theo nhóm khách hàng tại BIDV tính đến hết 30/09/2012 Nhóm khách hàng Số dư 30/09/2012 Tỷ trọng SLKH Số dư 54,5% Trên 1 tỷ đồng Từ 30 tỷ đồng 1,067 17,277 Từ 10-<30 tỷ 3,676 13,356 Từ 5-<10 tỷ 6,994 11,676 Từ 1-<5 tỷ 71,974 42,710 Tổng nhóm 83,711 85,019 Từ 300 tr đ – 1 tỷ đ Từ 500 triệu -<1 tỷ 80,468 21,680 23% Từ 300 triệu -< 500 triệu 83,359 14,200 Tổng nhóm 163,827 35,880

Dưới 300tr Dưới 300 triệu 3,350,142 35,101 22,5%

Tổng 3,597,680 156,000

- Theo phân đoạn khách hàng

+ Đến hết 30/09/2012, số lượng khách hàng quan trọng đạt trên 20.000 khách hàng, chiếm tỷ trọng 25% tổng số khách hàng nhưng chiếm đến 51% tổng quy mơ huy động vốn. Trong nhóm khách hàng quan trọng, nhóm khách hàng có số dư từ 1 - 5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng và quy mô huy động vốn (91% số lượng khách hàng khách hàng quan trọng và 54% số dư huy động ). Nhóm khách hàng có số dư lớn nhất (từ 30 tỷ trở lên) cũng đạt hơn 12.800 tỷ đồng về quy mô (tăng 73% so với năm 2010).

+ Số lượng khách hàng thân thiết chiếm 39% tổng số khách hàng nhưng chỉ chiếm 25% tổng số dư và số lượng khách hàng phổ thông chiếm 36% tổng số khách hàng với số dư chiếm 24% tổng HĐV dân cư.

2.2.1.5. Hoạt động tín dụng bán lẻ

 Dư nợ TDBL: Năm 2011 là 38.393 tỷ đồng, trong đó vay cầm cố

GTCG TTK (khoảng 2.000 tỷ đồng) ngắn hạn không ổn định. Do đó, ngay những tháng đầu năm 2012, dư nợ TDBL đã sụt giảm nhanh chóng và có thời điểm giảm xuống 36.354 tỷ đồng. Ngoài ra, cuối tháng 5 và đầu tháng 6 là thời gian NHNN liên tục giảm trần lãi suất tiền gửi xuống tới mức 9%/năm, mặc dù dư nợ bán lẻ có tăng mạnh (có thời điểm tăng gần 5.000 tỷ đồng trong 1 tuần) nhưng sự gia tăng này không bền vững và chỉ duy trì được trong khoảng 1 tháng. Đến hết 30/9/2012, dư nợ TDBL cuối kỳ đạt 46.600 tỷ đồng, tăng 8.207 tỷ đồng, tương đương mức tăng 21% so với 31/12/2011. Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 7.028 tỷ đồng so đầu năm 2012, tương đương mức tăng 21% so với năm 2011.

 Về chất lượng tín dụng:

hệ thống là 2%, tăng 0,3% so với năm 2011 và tỷ lệ nợ xấu 2.29%. Tỷ lệ lãi treo trên dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 là 19%, tương đương tỷ lệ năm 2011.

Bảng 2.8: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tín dụng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2009 – 30/09/2012 Đvt: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 30/09/2012 Dư nợ TDBL cuối kỳ 19,658 29,832 38,393 46,600 Dư nợ TDBL bình quân 17,835 22,035 32,972 40,000 Tỷ trọng TDBL/Tổng DN 10.30% 12.70% 14.24% 14.00% Tỷ lệ TDBL TDH/Tổng DNBL 31% 30% 26% 26% Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng DNBL 1.20% 1.71% 2% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng DNBL 1.80% 1.99% 2.29%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL tại BIDV giai đoạn 2009 – 2011)

- Hiện BIDV đang giữ vị trí thứ 3 trên thị trường tín dụng bán lẻ (sau Vietinbank và ACB). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ qua các năm 2010, 2011 của BIDV cao hơn Vietinbank và ACB, cụ thể: BIDV (51%, 29%), Vietinbank (32%, 16%) và ACB (41%, 18%)

Bảng 2.9: Quy mô TDBL của BIDV so với một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011

Đvt: Tỷ đồng

Năm BIDV VCB Vietinbank ACB Techcombank

2009 19,710 13,879 34,489 23,005 10,471 2010 29,832 19,450 45,672 32,450 18,397 2011 38,393 21,000 52,818 38,291 22,234

Cơ cấu và chất lượng tín dụng bán lẻ theo nhóm sản phẩm

Trong cơ cấu TDBL hiện nay, tính đến hết 30/09/2012, sản phẩm cho vay SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất (44%), tiếp theo là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (30%), sản phẩm cầm cố GTCG chiếm tỷ trọng 15%, và

nhóm sản phẩm cho vay mua ơtơ, tín chấp, thấu chi là 11%. Cụ thể các sản phẩm như sau:

- Cho vay sản xuất kinh doanh: dư nợ đạt 20.504 tỷ đồng, tăng 4.220 tỷ

đồng với mức tăng gần 26% so với 31/12/2011. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm sản phẩm này hiện là 3.3%, tăng 0.7% so với cuối năm 2011.

- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: dư nợ đạt 13.980 tỷ đồng, tăng 3.527 tỷ

đồng với mức tăng tương đương 33.7% so với đầu năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm sản phẩm này là 2.3%, tăng 0.2% so với cuối năm 2011.

- Cho vay cầm cố GTCG/TTK: dư nợ hiện nay đạt 6.990 tỷ đồng, tăng

2.277 tỷ đồng với mức tăng tương đương 48.3% so với 31/12/2011.

- Nhóm sản phẩm cho vay mua ơ tơ, tín chấp tiêu dùng, thấu chi…: hiện

dư nợ đạt 5.126 tỷ đồng, chiếm 11% tổng DNBL; tăng 1.014 tỷ đồng so với 31/12/2011. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm sản phẩm này hiện là 1.2%, giảm 0.2% so với cuối năm 2011.

Biểu 2.10: Tỷ trọng dư nợ bán lẻ theo dòng sản phẩm tại BIDV tính đến hết 30/09/2012

Đvt: %

Về chương trình gói tín dụng 4.000 tỷ đồng cho vay mua nhà thuộc dự án do BIDV tài trợ vốn

- Sau hơn 5 tháng triển khai tại 02 địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (từ ngày 24/4/2012), BIDV tiếp tục thực hiện việc mở rộng chương trình tín dụng 4.000 tỷ dành cho KHCN, hộ gia đình vay mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở (Trước đây chỉ bao gồm những dự án mà chủ đầu tư vay vốn tại BIDV mới được áp dụng). Theo đó, đối tượng KH sẽ được áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở tại tất cả các địa bàn có chi nhánh BIDV đang hoạt động. Đồng thời, lãi suất áp dụng 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu đối với các khoản giải ngân trong thời gian có hiệu lực của chương trình và nâng mức cho vay lên 70% giá trị nhà khi bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay…

- Kết quả: Tính đến hết 30/09/2012, BIDV đã thực hiện ký kết Hợp đồng hợp tác với 28 Chủ đầu tư với 40 dự án, có 11 CN trong hệ thống triển khai cho vay đối với 162 khách hàng với tổng dư nợ vay gần 300 tỷ đồng.

2.2.1.6. Hoạt động dịch vụ bán lẻ

Tổng thu dịch vụ ròng bán lẻ 9 tháng đầu năm sụt giảm 53 tỷ đồng so với năm 2011, hoàn thành 80% kế hoạch 2012. Các dòng sản phẩm bán lẻ cũng chỉ đạt kế hoạch ở mức thấp, chỉ có dịch vụ thẻ và BSMS có sự tăng trưởng, các dịch vụ khác đều giảm trong đó dịch vụ thanh tốn giảm mạnh (giảm 52% so năm 2011).

Bảng 2.10: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ theo dòng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại BIDV giai đoạn 2010 - 30/09/2012

Đvt: Tỷ đồng STT Dòng sản phẩm TH 2010 TH 2011 30/09/2012 %Tăng trưởng so 2011 1 Dịch vụ thanh toán 120.5 124.0 60.0 -52% 2 Dịch vụ ngân quỹ 7.8 5.9 4.7 -21% 3 BSMS 26.4 34.1 47.7 40% 4 WU 12.9 18.4 13.1 -29%

5 Hoa hồng Bảo hiểm 3.1 5.1 3.1 -40%

6 Thẻ 43.6 71.0 77.0 8%

Tổng 214.2 258.4 205.4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHBL tại BIDV năm 2010, 2011 và sơ kết 9 tháng 2012)

Dịch vụ thẻ

- Chỉ tiêu thu rịng dịch vụ thẻ tính đến hết Q 3/2012 đạt 77 tỷ đồng, bao gồm 65 tỷ đồng thu phí rịng dịch vụ thẻ và 12 tỷ đồng thu lãi rịng thẻ tín dụng (và phí phạt chậm thanh tốn), tương đương mức hoàn thành 55% kế hoạch năm 2012. Trong đó cơ cấu thu phí và doanh số giao dịch của từng nhóm sản phẩm như sau:

+ Thu phí thẻ ghi nợ tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu trong tổng thu dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2013 2015 (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)