2.6.1. Bộ hồ sơ vay của khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp một số hồ sơ sau:
2.6.1.1. photo sao y:
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đăng ký kết hôn (của chủ sỡ hữu tài sản thế chấp ).
- Giấy đăng ký kinh doanh. - Đăng ký mã số thuế. - Điều lệ công ty.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc. - Chứng minh nhân dân Giám đốc. - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng. - Chứng minh nhân dân Kế toán trưởng.
2.6.1.2. Bản photo ( đóng dấu treo của công ty).
- Các hóa đơn và hợp đồng đầu ra-đầu vào trong 3 tháng gần nhất.
- Báo cáo tài chính trong năm gần nhất (bàng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh tài chính ).
- Tờ khai thuế GTGT của 6 tháng gần nhất.
2.6.1.3.Bản chính (theo mẫu của ngân hàng ).
- Giấy đề nghị vay vốn. - Phương án vay vốn.
- Biên bản họp Hội đồng Thành viên (02 bản).
2.6.1.4. Bản photo
- Toàn bộ hồ sơ tài sản thếchấp.
2.6.2. Bộ hồ sơ cho vay của ngân hàng
Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ thì NVTD tiến hành đi thẩm định.
Về thẩm định thì có thẩm định tài sản hoặc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh.
Tờ trình định giá tài sản bảo đảm. Biên bản định giá tài sản.
Tờ trình thẩm định cho vay.
Sau khi lãnh đạo duyệt cho vay thì CBTD sẽ lập : Hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng thế chấp. Hồ sơ đăng ký thế chấp.
Sau đó NVTD sẽ mang hồ sơ đi công chứng và đi đăng ký thế chấp và khi đăng ký xong thì sẽ tiến hành giải ngân :
Giấy đề nghị giải ngân.
Tờ trình giải ngân kèm Giấy nhân nợ.
Khi đã giải ngân xong thì xếp hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Khi khách hàng trả hết nợ thì giải trừ tài sản cho khách hàng.
Lệnh giải chấp.
Đơn yêu câu xóa đăng ký giao dịch đảm bảo kèm theo
một công văn gưûi cho Phòng công chứng.
2.7. MỘT VAØI NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HAØNG NGÂN HAØNG
2.7.1. Một sồ nhận xét:
Căn cứ vào Quyết định 1627 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẩn nghiệp vụ cho vay đối với các ngân hàng.
Căn cứ vào Quyết định 130/QĐ-HĐQT về việc Ban hành Quy trình cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương.
Qua quá trình thực tập và khảo sát một vài bộ hồ sơ tại Ngân hàng em có một vài nhận xét sau:
Các nội dung trong quy trình cho vay tại Ngân hàng đều giống với nội dung của quy trình cho vay mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương đã dưïa vào Quy trình cho vay tổâng quát này để soạn riêng cho Ngân hàng mình một Quy trình đặc trưng cho Ngân hàng. Qua khảo sát thì em thấy trong quy trình có thêm rất nhiều chi tiết nhỏ, đầy đủ về nội dung lẫn hình thức, cách trình bày rất rỏ ràng. Trong quá trình thực hiện quy trình hầu hết các NVTD chỉ áp dụng một số nội dung quan trọng của quy trình mà thôi vì nội dung trong quy trình rất dài nên NVTD không thể nào áp dụng hết các nội dung trong quy trình thì phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới hồn thành được một bộ hồ sơ. Trong khi đó nhu cầu vay của khách hàng rất nhiều nên NVTD phải lược bỏ bớt một số bước không cần thiết trong quy trình. Có như vậy thì mới có thể phục vụ các nhu cầu vay của khách hàng.
Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng thì NVTD luôn tạo cho khách hàng mội cảm giác thoải mái khi đến giao dịch tại Ngân hàng, ngoài ra còn giải thích, tư vấn mọi thắc mắt của khách hàng,
các yêu cầu cho vay với khách hàng rất đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Đó cũng là điều hay mà em cần học hỏi tại Ngân hàng .
2.7.2.Một vài nhậân định chung:
Tất cả các quy trình cho vay ở mỗi Ngân hàng điều có chung một nội dung do Ngân hàng Nhà nước quy định. Bên cạnh đó thì mỗi một Ngân hàng soạn thảo cho Ngân hàng mình một quy trình cho vay đặc trưng dựa vào nội dung mà Ngân hàng Nhà nước quy định.
Ở trường em được thầây cô giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng mà em đã chọn làm đề tài thực tập. Trong quy trình cho vay mà em được học tại trường thì giáo viên chỉ hướng dẩn những nội dung tổng quát của quy trình. Về lý thuyết thì rất dài, mang tính tổng quát nên em rất bối rối khi phải áp dụng nó vào thực tiển như thế nào cho phù hợp. Giữa nội dung lý thuyết đã được học khác rất xa với thực hành. Đương nhiên, lý thuyết là cơ sở nền tảng để áp dụng cho thực hành, bên cạnh đó không phải ở mỗi kiến thức lý thuyết là đủ để áp dụng cho thực hành. Cụ thể như các bước của quy trình cho vay được học ở lý thuyết nhìn vào thấy rất đơn giản nhưng khi đến Ngân hàng thực tập thì có rất nhiều điều mới lạ so với lý thuyết đã được học. Thưc hành thì phải tận mắt chứng kiến, xem xét mọi giấy tờ có liên quan đến việc cho vay mà khách hàng cung cấp, phải trực tiếp đi đên nơi ở của khách hàng thẩm định tài sản đảm bảo. Song song đó, quá trình thẩm định luơn đặt ra cho khách hàng những câu hỏi có liên quan đến tài sản đảo bảo chứ không như ở lý thuyết chỉ là lời nói suông mà không thực hành.
Khi tiếp xúc với các anh chị NVTD thì giúp cho em học hỏi những kỷ năng thực hành như : các anh chị trực tiếp chỉ dẩn và cho thực hành ngay những bước trong quy trình khi khách hàng đến vay vốn. Đối với trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm và đi công chứng thì ở lý thuyêt chỉ nói là đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm
chứng và Phòng đăng ký giao dịch đảm bảo, cho em thấy được những giấy tờ và hồ sơ gì khi đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo, biết được Phòng nào sẽ tiếp nhận những thủ tục và hồ sơ đó.
2.7.3.Những kinh nghiệm học hỏi:
Muốn trở thành một nhân viên tốt của Ngân hàng nói chung và trở thành NVTD nói chung thì điều đâu tiên là phải trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn, phải có đạo đức nghề nghiệp, phải trung thực và phải học cách giao tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó cân phải nâng cao trình độ anh văn, vi tính và luôn học hỏi những kinh nghiệm ở anh chị đi trước mình để vượt qua mọi khó khăn trong công việc sắp tới.
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VAØ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HAØNG SAØI GÒN CÔNG THƯƠNG –CHI NHÁNH BẾN NGHÉ
3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
3. 1.1. Mục tiêu
Với phương châm “Saigonbank cùng khách hàng phát triển” giữa khách hàng và Ngân hàng. Mục tiêu của Saigonbank là tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, tăng năng lực cạnh tranh trên các mặt:
- Mô hình hoạt động: Sắp xếp lại mô hình hoạt động theo chiến lược phát triển kinh doanh, trong đó định hướng phát triển kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung về lĩnh vực chính là hoạt động ngân hàng Thương mại và hoạt động dịch vụ phi ngân hàng. Các đơn vị hoạt động Ngân hàng Thương mại gồm: Ngân hàng, Công ty quản lý khai thác tài sản, Công ty kiều hối, Công ty thẻ. Hoạt động dịch vụ phi ngân hàng là hoạt động kinh doanh sẽ tập trung xây dựng nhiệm kỳ 2010-2011để trở thành hoạt động kinh doanh chính nhằm tăng thu nhập dịch vụ, bù đắp thu nhập từ hạn chế tăng trưởng tín dụng.
- Mạng lưới chi nhánh hoạt động: Củng cố mạng lưới hiện có, phát triển mở rộng hoạt động tại thị trường trong nước và tiến tới mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài dưới hình thức chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
- Về năng lực tài chính: Tăng quy mô vốn tự có theo chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu theo Chính phủ, NHNN và tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực vận hành công nghệ mới và quản trị nân hàng theo chuẩn quốc tế. Hiện đại hóa công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, xây dựng, quảng bá thương hiệu Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng.
Vốn điều lệ tăng tối thiểu là 3000 tỷ đồng vào năm 2011và tiến độ tăng vốn điều lệ sẽ trình Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua hàng năm theo tình hình hoạt động.
Tổng tài sản đến cuối năm 2011tăng lên 2,49 lần so với cuối năm 2010với tăng trưởng bình quân là 35,5%/năm.
Tổng vốn huy động đến cuối năm 2011tăng lên 2,46 lần so với cuối năm 2010với tăng trưởng bình quân là 35%/năm.
Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2011tăng lên 2,20 lần so với cuối năm 2010với tăng trưởng bình quân là 30%/năm.
Nợ xấu là hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, khống chế mức nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.
Hoạt động dịch vụ phất đấu nâng dần tỷ trọng thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập, củng cố phát triển các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu thẻ quốc tế, kiều hối, thẻ đa năng ..., đầu tư xây dựng khách sạn Riverside 18-19-20 Tôn Đức Thắng quận 1 thành cao ốc văn phòng cho thuê - khách sạn. Mở rộng hoạt động đầu tư tài chánh vào các doanh nghiệp bằng hình thức góp vốn mua cổ phần.
Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm và phải nằm trong tầm kiểm soát, an toàn, hiệu quả và một chi nhánh hoạt động trên 5 năm phải có tối thiểu 2 phòng giao dịch.
Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức mới phù hợp xu hướng phát triển trong tương lai, lợi nhuận đạt mức tối thiểu 15%/năm và cổ tức cổ phần tối thiểu bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng.
3.1.3. Các biện pháp thực hiện nhiệm kỳ 2010 - 2011
* Các biện pháp nghiệp vụ: Phát hàng tăng vốn tự có bằng các hình thức: cổ phần , trái phiếu chuyển đổi với các đối tượng phát hành lá các cổ đông trong và ngoài nước. Tham gia thị trường OTC có tổ chức để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu SGCTNH trước khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Aùp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh, đa dạng kênh phân phối và sản phẩm huy động kèm theo chính sách khuyến mãi để tăng nguồn vốn hoạt
động. Phân loại khách hàng và áp dụng chính sách ưu đãi theo từng đối tượng. Mô hình tổ chức là phải tập trung tái cấu trúc mô hình hoạt động theo mục tiêu đề ra, áp dụng mô hình “một cửa” trong hoạt động ngân hàng để đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và áp dụng công nghệ mới trong quản lý. Nghiên cứu, tham gia góp vốn thành lập các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, bất động sản, tái cấu trúc danh mục vốn đầu tư để đảm bảo khả năng thanh khoản, phòng tránh rủi ro, hiệu quả kinh doanh và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
* Các quy chế hoạt động: Rà soát để ban hành đầy đủ các quy chế nhằm tạo khuôn khổ pháp lý, bảo đảm sự an toànvà tăng trưởng bền vững.
Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trong thời gian tới, trong đó chú trọng đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước đối với cán bộ khung và quy hoạch đội ngũ cán bộ thừa.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay.
Việc đưa ra một định hướng mở rông tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương –Chi nhánh Bến Nghé là rất cân thiết và hợp lý. Tuy nhiên làm thế nào để có thể thực hiên thành công định hướng này trong thực tiển mới là điều quan trọng. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt độâng tín dụng tại Ngân hàng, từ những kiến thức đã học và đứng trên quan điểm của bản thân, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng để góp phầnmở rông tín dụng an tồn và hiệu quả:
Chi nhánh nên ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, giảm bớt công tác phân tích thủ công, vừa tốn kém thời gian, vừa không chính xác.
Tuy nhiên, khi thẩm định dự án phải chú trong vào môi trường kinh tế và cơ sở thực tế của dự án/ phương án xin vay hơn kết quả của viêc tính toán.
Do đó, cần chú trọng phân tích về tài chính của doanh nghiệp hơn là phân tích phi tài chính, phân tích vào các chỉ tiêu tài chính, thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm.
Trong quá trình xét duyệt, CBTD phải có điều kiện sử dụng các dịch vụ tư vấn có liên quan và có thẩm quyền ( về pháp lý, về cônh nghệ, về thẩm định dự án...) để làm giảm rủi ro ngay từ đầu.
Tăng cường năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của NVTD nhằm phân tích, đánh giá chính xác tình hình và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời ra quyết định đầu tư thích hợp, phù hợp với thời cơ và chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
Chú trọng kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn điện thoại thăm hỏi tình hình hoạt động của doanh nghiệp,đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. CBTD thường xuyên khảo sát tốt tình hình thực tế sản xuất của từng đối tượng đi vay để từ đó có nhận định đúng đắn
3.2.2.Chính sách lãi cần linh hoat hơn
Ngân hàng nên dựa vào bảng chấm điểm,xếp hạng khách hàng để thực hiện chính sách lãi, đồng thời căn cứ vào lãi suất huy động và tham khảo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Với mục đích tối ưu hóa việc chung sống trong một thị trường có thông tin không cân xứng thì ngân hàng cần phải áp dụng cơ chế lãi suất không cân bằng. Khách hàng vay cĩ rủi ro vay cao hơn hoặc khách hàng không cung cấp đầây đủ thông tin hay thông tin không đủ chính xác thì phải chịu một lãi suất vay vốn cao hơn so với những trường hợp ngược lại. Điều này, một mặt giúp cho công tác tín dụng có thên nguồn thu để chi phí cho việc bổ sung thông tin bù đắp rủi ro có thể xảy ra. Măt khác, quan trọng hơn là tạo lập ra độâng cơ tích cực và chủ độâng từ phía khách hàng trong việc cung cấp thông tin cho tổ
chức tín dụng nhằm tạo sự cân bằêng về thông tin, thậm chí khách hàng tính toán làm cách nào để cung cấp thông tin đầây đủ hơn, đáng tin cạây hơn như tạo lập dự án có ý kiến thẩm định, tài sản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ có công chứng..., để có được vốn vay với lãi suât có lợi hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần áp dụng nhiều hơn việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Trong quá trình thưc hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cần có biệân pháp cải cách thủ tục đơn giản, tiệân lợi, tiếp cận được nhiều đối tượng vay vốn, có phân biệt lãi suất cho vay đối với từng khách hàng dưa theo mức độ tin cậy trong quan hệ vay trả, tạo sự đồâng tình cao đối với khách hàng có quan hệ nhiều lầân với Ngân hàng, luôn động viên, khuyến khích khách hàng phấn đấu làm ăn có hiệu quả, thực hiệân nghĩa vụ vay trả đúng hạn với Ngân hàng để có được mức lãi suất thấp hơn trên cơ sở cả hai cùng có lợi.