Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 26 - 32)

7. Bố cục đề tài

1.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư

1.6.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở Phnompenh.

Chính quyền Phnompenh thực hiện chính sách thu hút đầu tư khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế quốc gia:

- Thi hành chính sách giao dịch “Một cửa” đối với nhà đầu tư và cam kết là cơ quan có tốc độ xử lý hồ sơ và cấp phép đầu tư nhanh nhất trong khu vực (trong vòng 45 ngày).

- Thành lập Diễn đàn Chính phủ - Khu vực Tư nhân (Government - Private Sector Forum, G-PSF), một cơ chế đối thoại để chính phủ lắng nghe góp ý của khu vực dân doanh về các chính sách mới, và cung cấp một cơ chế để chính phủ biết và giải quyết những khó khăn mà khu vực dân doanh gặp phải trong quá trình hoạt

động.

- Không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp đầu tư, khơng bị quốc hữ hóa, khơng giới hạn vốn đầu tư, không can thiệp vào giá cả, được tư do chuyển tiền về

cáo cho Ngân hàng Trung ương, những khoản dưới 10.000 không cần chứng từ kèm theo), được hưởng nhiều ưu đãi như quy chế thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước đặc biệt là các nước ở khu vực Liên minh Châu Âu.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế: áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%; được phép chuyển lỗ lên tới 5 năm khi tính thuế TNDN; thời gian miễn thuế cho các nhà đầu tư có thể lên đến 8 năm; những dự án được ưu tiên sau

thời gian miễn thuế có thể được hưởng thuế suất ưu đãi 9%; những lĩnh vực đầu tư

được khuyến khích sẽ được miễn thuế nhập khẩu đầu vào; thực thi thuế suất % và bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng thuế TNDN đối với DN sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.

- Cho phép áp dụng phương pháp tính khấu hao nhanh tài sản cố định. - Chính sách cho thuê đất 198 năm.

Nguồn: http://www.baomoi.com.

1.6.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh trong nước.

Cần Thơ

Nhằm kêu gọi đầu tư vào thành phố Cần thơ, Cần Thơ đã quy định và ban

hành một số chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ.

- Cải cách thủ tục hành chính: đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện

cơ chế tiếp nhận một cửa điện tử ở các quận, huyện như máy xếp hàng tự động, máy

tra cứu thủ tục hành chính màn hình cảm ứng, máy qt mã vạch tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ, trang web tra cứu thủ tục hành chính, hệ thống trả lời bằng tin nhắn... đã góp phần vào q trình giải quyết hồ sơ cho người dân và tổ chức được nhanh chóng, cơng khai, minh bạch, công bằng, giảm được thời gian, cơng sức và

chi phí đi lại cho người dân khi đến liên hệ giải quyết thủ tục hành chính. 100% thủ

tục hành chính được cơng khai trên Internet, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; 100% sở, ban, ngành triển khai phần mềm quản lý hồ sơ cơng việc; 100% UBND cấp quận, huyện tích hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2008 - bộ thủ tục hành chính - các phần mềm quản lý chuyên ngành tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Áp dụng cơ chế hỗ trợ đầu tư: lựa chọn các lĩnh vực, các dự án trọng yếu

phát triển kinh tế của thành phố; thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư về: lãi suất

sau đầu tư, quan hệ tín dụng, đền bù giải phóng mặt bằng, về thuê đất, kinh phí

tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại du lịch, thông tin tuyên truyền

và quảng cáo, đào tạo lao động, thủ tục hành chính.

- Tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu cơng nghiệp (KCN) ở các vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, trung tâm của vùng nguyên liệu

nông, thủy, hải sản như: Trà Nóc I và Trà Nóc II, KCN Hưng Phú I, Hưng Phú II A,

Hưng Phú II B và KCN Thốt Nốt xem đây là trọng điểm thu hút vốn đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế.

Nguồn: http://www.baocantho.com.vn

Thành phố Hồ Chí Minh.

Với định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của khu vực nên TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

- Thuế TNDN đối với một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên khuyến khích từ 10%-20%, đối với DN được miễn thuế tối đa đến 4 năm hoặc giảm thuế 50% tối đa

lên đến 9 năm.

- Đối với một số lĩnh vực ưu tiên phát triển được miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay và trích khấu hao TSCĐ,…

- Khơng đầu tư dàn trãi các dự án mà tập trung đầu tư những dự án trọng điểm có tính khả thi cao và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng dân cư và khu vực lân cận trước.

- Thực hiện những buổi tọa đàm chia sẽ những vướng mắc, khó khăn của nhà

đầu tư từ khi bắt đầu cho đến khi triển khai dự án. Giải quyết những khó khăn,

vướng mắc của nhà đầu tư, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, Ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẫm quyền nhằm tạo sự an tâm cho nhà đầu

- Tiếp nhận và trả lời các vấn đề về thủ tục đầu tư, điều kiện đối với các ngành

dịch vụ theo cam kết WTO, thủ tục đăng ký kinh doanh, thơng tin về chính sách thuế, lao động, các quy định về xuất nhập khẩu…thông qua hệ thống Mạng đối thoại Doanh nghiệp của thành phố và website của Sở, Ngành giảm chi phí đi lại và

thời gian của nhà đầu tư.

- Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư bằng việc tiến hành rà soát các điều kiện đầu tư, ban hành nhiều văn bản quy định về đầu tư để hỗ trợ cho các nhà đầu tư.

Nguồn: http://www.thoibaonganhang.vn

Đánh giá chính sách thu hút đầu tư của phnompenh và các tỉnh trong nước.

Trong những năm gần đây việc thu hút đầu tư vào các tỉnh diễn ra rất sôi nổi, mỗi tỉnh đều có những chính sách riêng để thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế,

nhưng nhìn chung khơng phải tỉnh nào cũng đạt được những thành công nhờ những

chính sách của mình. Thơng qua việc nghiên cứu một số tỉnh đã thành công trong việc thu hút đầu tư, chúng ta có thể nhận thấy những chính sách này đã tập trung vào giải quyết các vấn đề:

- Thực hiện cơ chế một cửa trong xét cấp phép đầu tư, thực hiện cấp phép nhanh, không gây phiền hà cho nhà đầu tư.

- Có chính sách miễn giảm các loại thuế cho nhập doanh nghiệp. - Chính sách miễn giảm tiền thuê đất.

- Hỗ trợ đào tạo tay nghề cho người lao động.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh An Giang

Từ phân tích trên ta có thể thấy chính sách huy động vốn của mỗi nền kinh tế là khác nhau, tùy theo tình hình kinh tế - xã hội mỗi quốc gia và mỗi vùng mà các nền kinh tế sử dụng các chính sách huy động vốn sao cho có hiệu quả nhất. Tuy vậy, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực trong việc kêu gọi thu hút

đầu tư trên địa bàn Tỉnh An Giang:

- Hiện nay, nhằm cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư các tỉnh đều có những chính sách miễn, giảm thuế và tiền thuê đất hấp dẫn. Điều này gây ra những thiệt hại lẫn nhau cho các tỉnh. Vì vậy, nên ưu tiên tập trung vào việc hoàn thiện

chính sách bằng các quy định rõ ràng hơn; ln sửa đổi về chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với chính sách phát triển kinh tế; nhất là nâng cao khả năng thực hiện

đồng bộ và nhất quán của chính sách hơn là tiếp tục tăng cường các ưu đãi.

- Cải tiến thủ tục: thực hiện cơ chế “ một cửa, tại chỗ ” trong cấp phép

đầu tư, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, giải quyết các thủ tục có

liên quan nhanh chóng kịp thời, không gây phiền hà cho nhà đầu tư, tránh tình trạng lợi dụng và trục lợi riêng đối với các cán bộ. Tăng cường công tác phân cấp ủy

quyền cho ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu một cách đồng bộ để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý của mình. Ngồi ra ban quản lý cần được ủy quyền về quản lý vốn, lao động, môi trường đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn. Như vậy sẽ tạo ra bước ngoặc trong cơng tác cải cách hành chính tạo điều kiện cho ban quản lý giải quyết tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp một cách thuận lợi, nhanh chóng. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và tạo ra môi trường đầu tư thơng thống.

- Tăng cường đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng để tạo ra môi trường thu hút vốn đầu tư, phát triển giao thông mà đặc biệt là giao thông ở các tuyến quan trọng tạo sự kết nối liên thông giữa các vùng lân cận, phát triển nhân lực và khoa học công nghệ, chú trọng sử dụng các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước trong việc tài trợ vốn cho các hoạt động cần ưu tiên phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác có hiệu quả các ngành mũi nhọn của tỉnh tạo lợi thế so sánh cho tỉnh. Cần cụ thể hóa về chính sách giải phóng mặt bằng, vay vốn tín dụng, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để tạo ra uy tín và nâng cao khả năng thu hút vốn ngày càng nhiều hơn. Số vốn vay nước ngoài cần quản lý chặt chẽ và sử dụng vào hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ đảm bảo khả năng trả nợ.

- Ngồi ra, cần có một số ưu đãi khác hỗ trợ các nhà đầu tư như: mạng

lưới truyền tải điện, bưu chính viễn thơng, chi phí hỗ trợ đền bù giải phóng mặt

bằng, hệ thống cấp thoát nước…tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đầu tư là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăng cường cơ

sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn

lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Là hoạt động có vai trị rất quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một Quốc gia hay một khu vực nói chung và nói riêng Tỉnh An Giang. Nhưng để đạt được thành quả tốt đẹp như mong

đợi từ quá trình đầu tư thì người quản lý phải biết lựa chọn đầu tư vào đâu, nguồn

vốn cần cho quá trình đầu tư được huy động như thế nào để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, để có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp và có những biện pháp kiểm sốt

q trình đầu tư cho hợp lý. Trên cơ sở đó trong chương này, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận cơ bản về đầu tư, nguồn vốn đầu tư có thể huy động từ đâu. Muốn huy động được vốn đầu tư từ các nguồn thì địi hỏi phải nhận biết tầm quan trọng của vốn như thế nào đối với q trình đầu tư để có biện pháp đúng đắn khi huy động, đưa ra một chính sách huy động vốn phải dựa trên sự phân tích tác động

của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, những kinh nghiệm thu hút vốn đã

được sử dụng. Vì vậy tác giả cũng phân tích vai trị quan trọng của vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở Phnompenh – nơi nối kết kinh tế với Việt Nam thông qua Tỉnh An Giang - và Thành phố Cần thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh An Giang.

Chương 2:

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

TỪ NĂM 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)